Đình chỉ giáo viên mầm non dùng gai bưởi châm vào học sinh
Nhiều phụ huynh có con học Trường Mầm non chất lượng cao Fairy Dream 2,Thái Bình phản ánh con mình bị cô giáo dùng vật nhọn nghi là kim, gai đâm vào tay.
Theo thông tin ban đầu, sau hoạt động ngoại khóa buổi sáng giữa tuần trước tại sân trường Mầm non chất lượng cao Fairy Dream 2, cô giáo Tr. đi vào lớp 4 tuổi (lớp Sunny 1 có 25 cháu học sinh) và cầm theo cành bưởi có gai. Thấy một số cháu mất trật tự, nữ giáo viên này liền cầm gai bưởi đâm vào tay, lưng học sinh.
Sau khi biết vụ việc bà Nguyễn Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường Mầm non CLC Kỳ Bá – Fairy Dream 2, Tp.Thái Bình cho biết đã đình chỉ nữ giáo viên liên quan đến việc dùng vật nhọn đâm vào trẻ.
Cô giáo này tạm thời dừng đứng lớp cho đến khi có kết quả điều tra từ cơ quan chức năng.
Phía nhà trường đã cung cấp toàn bộ hình ảnh camera của lớp học cùng tài liệu liên quan cho cơ quan công an để điều tra, làm rõ vụ việc.
Như đã đưa tin, tối 20/9, trên một số diễn đàn trên mạng xã hội Facebook xôn xao vụ việc một số cháu đang học tại Trường Mầm non CLC Kỳ Bá – Fairy Dream 2 nghi bị giáo viên dùng vật nhọn đâm vào người. Mặt khác, một số phụ huynh có con đang học tại trường đã trình báo cơ quan công an sau khi họ phát hiện trên người các cháu có những vết đâm nhỏ giống như bị kim, gai đâm.
Hiện cơ quan Công an TP.Thái Bình đã vào cuộc điều tra vụ việc.
Còn theo thông tin từ cuộc họp phụ huynh, sự việc xảy ra ở lớp Sunny 1 có 25 cháu học sinh.
Lớp này có 3 cô giáo mầm non được giao phụ trách, gồm: Phạm Thị Thu Tr. (sinh năm 1996, trú thôn Kìm, xã Vũ Lạc, TP.Thái Bình), Nguyễn Thị H. (sinh năm 1986, trú thôn Lang Trung, xã Trung An, huyện Vũ Thư) và Nguyễn Thị Huyền Tr. (sinh năm 1995, trú xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư).
Video đang HOT
Trong đó, bước đầu, cô Phạm Thị Thu Tr. thừa nhận có dùng gai bưởi bẻ từ cây bưởi trồng trong khuôn viên trường châm vào tay một số bé.
Phụ huynh của một học sinh bị cô giáo dùng gai bưởi châm vào người đã thông cảm sau khi được xin lỗi, yêu cầu đổi giáo viên khác. Một phụ huynh khác thì không chấp nhận xin lỗi và gửi đơn đến cơ quan chức năng.
Được biết, Trường mầm non chất lượng cao Kỳ Bá – Fairy Dream 2 là cơ sở 2 của Trường mầm non Fairy Dream có địa chỉ tại Tp.Thái Bình. Trường này chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2022 với gần 180 trẻ. Trong đó, lớp Sunny 1 (nơi xảy ra vụ việc nghi bạo hành trẻ em) có 25 trẻ và 3 giáo viên phụ trách lớp.
Giáo viên mầm non nghỉ việc vì lương không đủ sống
Gắn bó với môi trường giáo dục được vài năm, trải qua sóng gió của dịch Covid-19, cô giáo mầm non không còn trụ được với nghề, nên phải tìm kiếm một công việc mới.
Đi làm mấy năm, không phụ giúp được gì cho gia đình
Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Huyền (26 tuổi), từng là giáo viên mầm non tại một trường tư thục trên địa bàn Hà Nội.
Huyền nhớ lại: "Sau khi tốt nghiệp, tôi tham gia thi tuyển vào một trường mầm non công lập nhưng không đỗ, nên đã nộp hồ sơ vào một trường tư thục. Lúc ấy, trong bụng vẫn còn thầm nghĩ, âu cũng là một cái duyên, và hài lòng vì cho rằng, lương của giáo viên trường tư thục sẽ "nhỉnh" hơn, sẽ dễ sống hơn.
Thế nhưng, thực tế, lương cũng chẳng khá hơn nhiều, mỗi tháng tôi chỉ nhận về trên dưới 5 triệu đồng. Tháng nào chẳng may bị ốm thì tiền lương còn thấp nữa.
Số tiền đó có thể là tạm đủ với mức sống ở quê, còn giữa đất Thủ đô biết bao chi phí đắt đỏ, từ tiền nhà trọ, tiền ăn uống, tiền xăng xe đi lại, tiền điện thoại... tất cả trông vào thì đồng lương ấy trở nên eo hẹp vô cùng".
Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Huyền khi còn đứng lớp, tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: NVCC).
Mặc dù thuê được căn phòng trọ giá rẻ, lại gặp chủ nhà tốt bụng, suốt gần chục năm qua (gồm cả thời gian học cao đẳng lẫn khi đi làm) không tăng tiền nhà, song, tháng nào làm được đến đâu, cô giáo trẻ cũng tiêu hết đến đó. Thậm chí, có những tháng, chưa đến ngày lĩnh lương, tiền tháng trước đã cạn, mà lại được mời dự một vài đám cưới, Huyền lại phải tính đến phương án tạm ứng lương để trang trải. Rồi thậm chí, có nhiều khi "bí" quá, Huyền phải vay thêm từ bạn bè, đồng nghiệp.
Cứ như vậy, có khi, đến ngày lĩnh lương, cô chỉ nhận được khoảng 2/3 số lương và thậm chí, tiền chưa cầm ấm tay, đã phải mang trả nợ.
Ra trường và đi làm đã mấy năm, nhưng cô gái quê Nam Định dường như chưa thể gửi tiền về phụ giúp bố mẹ. Một số tài sản giá trị nhất của cô, như xe máy, điện thoại, máy tính xách tay,... tất cả đều là sự hỗ trợ từ gia đình.
Vì đồng lương không dư dả, Huyền cũng ít khi về thăm quê. Mặc dù chỉ cách Hà Nội hơn trăm cây số, tiền vé xe cũng chỉ hơn 100.000 đồng/lượt, nhưng phải mấy tháng, cô mới về quê một lần.
"Dịp Tết đến, giáo viên thường được thưởng khoảng 4 triệu đồng, còn tôi là giáo viên trẻ, chỉ được hưởng 75%, nên cũng chẳng được bao nhiêu. Xoay xở trong khoản lương thưởng nho nhỏ ấy, tôi cũng không biết phải sắm sửa gì nên chỉ trích ra một chút để biếu bố mẹ, còn lại để dành mừng tuổi cho các cháu và lo cuộc sống sau khi trở lại Hà Nội", cô giáo trẻ trải lòng.
Huyền tâm sự: "Đã có lúc, mẹ tôi thủ thỉ, ở Hà Nội khó khăn quá, thì về quê, xin vào một trường học gần nhà... Nhưng tôi trộm nghĩ, để thi được vào một trường ở quê cũng không phải dễ dàng gì, mà lương cũng chỉ quanh quẩn 2-3 triệu đồng, thì cũng chẳng có tích lũy được cho tương lai, nhất là sau này khi có gia đình riêng, lại càng khó cân đối được tài chính. Thế là, tôi lại quyết định ở lại...".
Không trụ được qua làn sóng dịch Covid-19
Năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của các cô giáo mầm non, như Huyền.
Huyền kể: "Trước khi có dịch Covid-19, cuộc sống cũng đã khó khăn, nhưng vì công việc được gắn bó với trẻ mầm non là một công việc rất ý nghĩa, tôi cảm thấy mình rất vui vẻ mỗi khi được dạy các con, nên tôi vẫn luôn tự nhủ, mình sẽ vượt qua được. Mỗi ngày đến trường, gặp các con khiến tôi như được tiếp thêm một nguồn năng lượng đầy tích cực.
Thế nhưng, khi dịch bùng phát, diễn biến phức tạp, trẻ em phải tạm dừng đến trường, giáo viên chúng tôi rơi vào trạng thái thất nghiệp. Nghỉ ở nhà vừa buồn vì không được đến trường vừa khó khăn về kinh tế.
Huyền phải lựa chọn một nghề khác sau Covid-19. (Ảnh: NVCC).
Những ngày đầu, phía trường học còn ít nhiều có khoản hỗ trợ đối với giáo viên, nhân viên. Sau đó, do dịch kéo dài, nhà trường cũng không đủ sức "gồng gánh" nữa, khoản hỗ trợ không còn, chúng tôi thậm chí không biết bấu víu vào đâu. Trong khi, trước đó, lương không dư dả nên tôi cũng không có tích lũy. Vậy nên, khi phải nghỉ dịch thì cũng là lúc tôi kiệt quệ...".
"Lúc này, tôi được người quen giới thiệu cho công việc khác, tôi thấy thu nhập khá hơn, mà lại có thể chủ động thời gian, vì chủ yếu làm online, nên đã quyết định xin nghỉ việc ở trường để tìm kiếm cơ hội mới.
Trước đây, khi còn là giáo viên, tôi dường như không có thời gian rảnh. Sáng 7 giờ kém đã có mặt ở trường, chiều có nhiều hôm phụ huynh đón con muộn là ở lại đến tận 7 giờ, 8 giờ tối. Trong khi đó, ngày nghỉ cũng được tận dụng để làm công tác chuẩn bị cho nhiều cuộc thi ở trường, ở quận, ở thành phố... Chưa kể, mỗi tháng, mỗi tuần đều có những sự kiện do nhà trường tổ chức, giáo viên lại lo từ khâu trang trí đến chuẩn bị... Có nhiều lúc, không phải soạn giáo án, mà các cô cũng gần như ăn, ngủ lại trường. Vất vả là thế, mà đồng lương đổi lại cũng không dư dả gì...
Vậy nên, tôi đành phải dừng bước, tìm đến một nghề khác để lo được cuộc sống cho bản thân, phụ giúp được gia đình", Huyền bộc bạch.
Bổ nhiệm hạng cũ sang hạng mới 'hên xui', thầy cô lấy đâu ra động lực phấn đấu Người viết đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thi/xét thăng hạng mỗi năm một lần để giáo viên có đủ điều kiện được dự thi và thăng hạng lên hạng cao hơn. Ngày 20/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo lần 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung chùm Thông tư 01-04/2021 về bổ nhiệm,...