Điều ước của nhà giáo giữa đại ngàn Trường Sơn

Theo dõi VGT trên

Bản Đoòng heo hút lọt trong thung lũng, chỉ cách cửa hang Én (hệ thống Sơn Đoòng) một quãng lội suối, nơi có 25 đứa trẻ đang khát khao con chữ.

Sân điểm trường bản Đoòng hiện vẫn hằn dấu vết thịnh nộ của thuỷ thần, sau ba tháng xảy ra trận lụt lịch sử miền Trung. Gian lớp chính xiêu vẹo vì bị nước lũ kéo, cuốn trôi vách gỗ, sách vở và đồ dùng học tập.

Bản Đoòng cách trung tâm xã Tân Trạch ( huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) gần 50 km, cách đường Hồ Chí Minh nhánh Tây 3 tiếng đi bộ vượt suối, băng rừng Trường Sơn. Bản nằm trong lõi Vườn quốc gia – Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, nơi đang được duy trì nghiêm ngặt về bảo tồn tự nhiên nên không có đường sá, tất cả chỉ là dốc núi và men theo đá dưới khe.

Cả bản có nhõn 12 hộ gia đình đồng bào Bru – Vân Kiều. Họ sống nhờ bắt cá suối, hái lượm và làm rẫy nhỏ. 25 học sinh trong bản được chia thành 3 cấp học: mầm non, tiểu học (khuyết lớp 4) và THCS (khuyết lớp 7). Trong đó, cấp tiểu học là lớp ghép 1-2 và 3-5.

Điều ước của nhà giáo giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 1

Phụ nữ bản Đoòng băng rừng gùi hàng cứu trợ sau trận lũ tháng 10/2020. Ảnh: Việt Anh.

Đêm giữa tháng 10/2020, nước lũ dâng cao bất thình lình, vây nhốt cả bản. Nước từ hang sâu đổ ra, từ trên đại ngàn ập xuống, lớp học và nhà cửa tan tành.

Nhiều nhà bị sức nước bật tung cọc gỗ, trôi mất dạng. 12 con bò trong bản chết sạch vì chúng cứ ngơ ngơ đứng im, không biết chạy như bọn chó, gà. Giữa bản có hộ may hơn vì thuỷ thần chừa lại cho cột bếp, trên còn toòng teng cái giá inox đựng bát. Cứ hai ngày mỗi lần, đàn chó trơ xương mới được cho ăn vì gạo còn phải để cứu chủ.

Thương dân bản bị chia cắt, thương gia đình học trò, 4 thầy giáo Hoàng Văn Sáu, 53 tuổi; Trương Nhâm Thân, 29 tuổi; Trương Thanh Hiền, 32 tuổi và Cao Xuân Đồng, 32 tuổi ra đường Hồ Chí Minh đứng vẫy các đoàn xe cứu trợ. Xe nào “thấy tin được” thì họ dỡ xuống cho ít đồ tiếp tế. Về sau, các thầy chủ động kết nối hiệu quả hơn với các đoàn thông qua mạng xã hội. Nhiều đoàn từ thiện đã thả hàng cứu trợ ven đường Hồ Chí Minh Tây, được các thầy chia đều 12 suất, tập kết sát vệ đường đợi dân bản trèo lên gùi về.

“Có cậu nhóc 11 tuổi thay bố mẹ vượt rừng ra gùi được 30 cân hàng. Nhìn học trò nhỏ thó thương lắm”, thầy Hiền nói, giọng xúc động.

Sau lũ, nhà trường có lệnh gọi 4 thầy ra để bảo đảm an toàn. Hơn 10 ngày bản làng không còn cảnh người thầy lọ mọ mỗi chiều tan lớp đến từng nhà nhắc các em học bài, mai đến lớp cùng thầy và các bạn. Khi nghe tiếng các thầy trở lại, lũ trò nhỏ tíu tít như chim rừng: “ Sao thầy về nhà lâu thế. Hay thầy không thích dạy ở bản?”. Đứa thì báo: “Mấy nhà trong bản trôi hết rồi, lớp cũng hỏng làm sao mình học”.

Video đang HOT

Để không làm gián đoạn việc giảng dạy, các thầy mượn tạm hai sân dưới nhà sàn của dân để kê bàn ghế cho học sinh ngồi.

Điều ước của nhà giáo giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 2

Thầy Cao Xuân Đồng dọn đống đổ nát trong lớp học sau trận lũ tháng 10/2020. Ảnh: Việt Anh.

11 năm trước, thầy Hoàng Văn Sáu xung phong lội bộ vào bản nhận nhiệm vụ gieo con chữ. Nơi đây không lớp, không bàn, không ghế, không cả nhà vệ sinh. “Tôi có lúc dao động, chỉ muốn xin về lại cơ quan đóng trên xã (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Tân Trạch). Nhưng nhìn ánh mắt khao khát chữ của bà con dân bản, tôi xốc lại quyết tâm”, thầy Sáu nói, giọng bồi hồi.

Từ năm 2015 đến 2019, Ban giám hiệu lần lượt cử thêm nhiều giáo viên về cắm bản cùng thầy Sáu. Nhưng trụ lại đến nay chỉ có 4 người. Cứ đầu giờ chiều chủ nhật, chú cháu anh em lại hẹn nhau xuyên rừng xuống bản, chiều thứ sáu quay lên.

“Gia đình chúng tôi đều ở quanh thị trấn Phong Nha, cách điểm bắt đầu lối mòn vào bản ngót 30 km đi bằng xe máy. Xe cứ khoá ở bìa rừng, cuối tuần quay ra vẫn còn nguyên”, thầy giáo Trương Nhâm Thân cho biết.

Mùa mưa đến, lối vào bản bùn lút bàn chân, vắt khát máu lúc lỉu đu đưa. Các thầy nhẩm đếm số dép rọ nhựa bị đứt quai ước phải hàng trăm đôi. Từng có mấy năm trong quân đội trước khi làm nhà giáo, thầy Cao Xuân Đồng cứ ngỡ võng, balô cùng dép rọ sẽ là kỷ vật đời lính. Nhưng giờ chúng lại thành bạn đồng hành của thầy trên hành trình 6 năm gieo chữ nơi bản nhỏ thung sâu.

Các thầy ở đây không dám ốm, bởi mỗi lần như thế, dân bản phải nửa ngày ngược dốc khiêng vác bệnh nhân mới đưa lên được mặt đường Hồ Chí Minh.

Vài năm trước, nhờ tấm lòng của nhiều nhà hảo tâm mà cơ sở vật chất điểm trường được hình thành. Một nhà gỗ rộng chừng 10 m2 ngăn vách thành 2 phòng. Mỗi đầu là một cấp học khác nhau. Cạnh lớp học là một gian gỗ nhỏ 7 m2 cũng được chia làm hai nửa. Một bên các thầy dùng làm nơi đun nấu bằng củi. Bên còn lại có cái giường sắt 2 tầng và một chiếc kệ nhỏ. Không còn bất kỳ đồ nội thất nào khác. Chuột rừng chui khe cửa vào rồi lại chạy ra, vì trong hay ngoài thì vẫn là giá rét căm căm.

Cứ mỗi tuần, luân phiên các thầy sẽ bỏ tiền túi “cõng” một can xăng đầy 5 lít. Nhiên liệu được dùng rất tiết kiệm để chạy máy phát điện hai tiếng buổi tối, lấy ánh sáng cho ăn cơm, sạc đèn, chấm bài và chuẩn bị giáo án. Mùa hè, khí hậu Trường Sơn oi bức, thầy và trò không dám dùng quạt dù nhễ nhại mồ hôi.

Mới đây, nhà hảo tâm tặng điểm trường hai tủ sắt đựng tài liệu và mấy bộ bàn ghế học sinh. Bốn thầy cùng bà con xoay vần hơn 5 tiếng mới khiêng được xuống bản. Đây là lần đầu mọi người được tận tay sờ tủ, chạm ghế dưới xuôi, kể từ khi thầy Sáu về cắm trường. Sau khi mỗi nhà nhận được nhiều mì tôm cứu trợ, đám trẻ bản Đoòng mới biết… ăn sáng.

Điều ước của nhà giáo giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 3

Học sinh lớp ghép bản Đoòng ôn bài bên ánh đèn sạc. Ảnh: Việt Anh.

Những ngày đầu năm mới, điều ước lớn nhất của 4 nhà giáo giữa rừng sâu hun hút là nhận được sự chung tay ủng hộ để dựng lại điểm trường ở một vị trí mới, trên cao hơn và cách không xa nơi cũ. Các thầy nói rằng, họ ở bản không có niềm vui nào bằng thấy các học trò khôn lớn trưởng thành. Biết con chữ lễ nghĩa, tương lai những đứa trẻ sẽ đỡ vất vả hơn. “Với chúng tôi, học trò Bru – Vân Kiều không được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng các em được chọn ước mơ để thực hiện. Và chúng tôi sẽ là người truyền cảm hứng, chắp cánh cho ước mơ các em bay cao hơn bầu trời cuối bản”, thầy Sáu chia sẻ.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, cho biết công tác “trồng người” tại bản Đoòng còn gặp nhiều khó khăn. Dù huyện đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục, song địa bàn rộng và ngân sách hạn hẹp, bản Đoòng lại cách quá xa trung tâm xã nên chính quyền các cấp khó triển khai xây dựng điểm trường. Bản cũng nằm trong lõi Vườn Quốc gia – Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, nơi đang được duy trì nghiêm ngặt về bảo tồn tự nhiên, hạn chế xây dựng, nên ngay cả nhà của đồng bào cũng chủ yếu là vách tạp đơn sơ, trên lợp lá cây rừng. Nhà nào khá hơn chút thì làm được nhà sàn bằng gỗ.

Trong đợt thi sáng tạo khoa học dành cho lứa tuổi THCS cấp huyện, bản Đoòng có 2 học sinh đoạt giải nhì. Hiện, thầy Cao Xuân Đồng và Trương Thanh Hiền ôn luyện 2 em lớp 6 tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện.

Lứa học sinh đầu tiên của bản hiện có 2 em theo học lớp 10 và 11 tại Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Bình.

Ước mong của người thầy nghèo cho học sinh dân tộc thiểu số

27 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thầy A Phiên chỉ mong học trò của mình được ăn no, mặc ấm khi đến trường.

Ước mong của người thầy nghèo cho học sinh dân tộc thiểu số - Hình 1


Thầy A Phiên chăm lo cho từng bữa cơm của học trò.

Tuổi thơ của thầy A Phiên - giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) gắn liền với núi đồi và con đường đất đỏ. Những ngày còn nhỏ, quãng đường đến trường của thầy A Phiên chưa bao giờ là thuận lợi. Khi đó, đường đi lại đất đỏ bụi mù mịt, ngày mưa thì trơn như đổ mỡ.

Để đến trường học con chữ, mỗi ngày cậu học trò A Phiên phải leo vài quả đồi. Cuộc sống khó khăn, sáng lên lớp đến chiều A Phiên lại theo bố mẹ lên nương rẫy. Hành trình tìm con chữ của cậu học trò A Phiên khi đó vô cùng khó khăn, gian khổ. Thương bản thân mình cũng như thương các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa A Phiên quyết tâm lớn lên trở thành thầy giáo.

Ước mong đứng trên bục giảng của A Phiên dần trở thành hiện thực qua năm tháng. Khi về giảng dạy tại điểm trường cụm Đăk Ka, thầy A Phiên như thấy được bản thân mình dưới bóng dáng của học trò. Bởi các em đều là đồng bào dân tộc thiểu số, bố mẹ quanh năm bận làm nương rẫy nên không có thời gian quan tâm con em mình. Do đó, thầy A Phiên luôn giành hết tình yêu thương của mình cho học trò. Bởi thầy thấu hiểu được nỗi khó khăn, vất vả trên hành trình tìm con chữ của các em.

"Các em học sinh nơi đây đều là đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, nhà lại đông anh em. Để lo cho cuộc sống, bố mẹ các em quanh năm quần quật với nương rẫy. Các em chỉ mới 7-8 tuổi đã biết tự lập, nấu cơm, có khi phải ở nhà trông em. Có những em đến lớp với chiếc bụng rỗng tuếch, lả đi vì đói.

Trước kia mình đi học đã thiếu thốn trăm bề rồi, giờ nhìn học trò khổ mình thương lắm. Nhà mình chẳng khá giả gì, nhưng trước kia khi chưa có bếp ăn của trường gia đình nấu thêm cơm cho học trò lót bụng. Vợ mình cũng phụ một tay giúp bữa cơm của các em ấm cúng hơn. Các em có no cái bụng mới sáng được cái mắt mà tiếp thu con chữ.", thầy A Phiên tâm sự.

Ước mong của người thầy nghèo cho học sinh dân tộc thiểu số - Hình 2


Buổi chiều thầy A Phiên lên lớp giảng dạy cho các em học sinh.

Khi bếp ăn của trường đỏ lửa, thầy A Phiên vừa đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy, lại làm đầu bếp chính. Cứ 6 giờ sáng, thầy A Phiên chạy từ điểm trường ra trường chính lấy thức ăn rồi về nấu cho học trò. 11 giờ trưa, khi chiếc bụng của lũ trẻ đói meo, mâm cơm ấm cúng của thầy A Phiên sẵn sàng cho học trò. Khi lũ trẻ ăn uống xong xuôi, thầy A Phiên dọn dẹp rồi về nhà ăn cơm cùng gia đình để chuẩn bị cho tiết dạy buổi chiều trên lớp.

"Tuy mình không phải là đầu bếp chuyên nghiệp nhưng những vị khách nhí vẫn luôn ủng hộ mỗi ngày. Mình thấy hạnh phúc khi trò ăn hết cơm và thức ăn do chính tay mình chế biến.", thầy A Phiên nghẹn ngào.

Vừa qua, nhờ được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trung ương, địa phương nên bếp ăn của học trò đủ đầy hơn. Vất vả của thầy A Phiên dường như cũng vơi bớt.

"Chỉ cần thấy các em no bụng, học tập thật tốt là mình thấy vui lòng rồi. Mình mong bản thân có sức khoẻ, được đi học tập, trau dồi thật nhiều để về truyền dạy lại cho học trò.

Các em học sinh nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên mình mong các cấp, chính quyền quan tâm tạo điều kiện cho các em vững bước đến trường. Các em học tập có tốt, tương lai sau này mới sáng lạn, góp phần trong công cuộc phát triển quê hương, đất nước.", thầy A Phiên chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Diễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vongDiễn biến vụ nghi phạm đốt quán 'Hát cho nhau nghe' làm 11 người tử vong
09:08:17 19/12/2024
Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếcMàn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc
10:55:47 19/12/2024
Nữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợnNữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợn
10:47:57 19/12/2024
Chú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hônChú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hôn
10:32:44 19/12/2024
Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con traiHyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai
10:58:58 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?

Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?

Sao châu á

14:58:46 19/12/2024
Ngày 19/12, theo tờ 163, nguồn tin trong giới cho biết Ngô Kỳ Long và Lưu Thi Thi đã chiến tranh lạnh, ly thân suốt 3 năm qua. Mối quan hệ vợ chồng của họ đổ vỡ vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Nhạc việt

14:54:02 19/12/2024
Ca sĩ Đinh Xuân Đạt cho biết, MV này là lời tri ân gửi đến Hà Nội, nơi anh trưởng thành và gặt hái thành công đầu tiên.
Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Hậu trường phim

14:51:02 19/12/2024
Khi làm việc với cả B Trần và Huỳnh Anh, Quỳnh Kool cho biết cả 3 người rất hiểu ý nhau. Nhờ vậy, quá trình phối hợp diễn xuất diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Sao Việt 19/12: Diễn viên Hoàng Yến tiết lộ về chồng thứ 5

Sao Việt 19/12: Diễn viên Hoàng Yến tiết lộ về chồng thứ 5

Sao việt

14:48:06 19/12/2024
Sao Việt 19/12: Diễn viên Hoàng Yến sắp lên xe hoa, sau 4 lần đổ vỡ hôn nhân. Cô tiết lộ chồng thứ 5, theo đuổi từ 20 năm trước.
7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

Pháp luật

14:17:37 19/12/2024
Thời điểm kiểm tra, tại phòng 301 cơ sở Ruby có 7 khách (3 nữ, 4 nam) đang thuê phòng hát karaoke. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên bàn có một tờ tiền polyme cuộn tròn dạng ống hút.
Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng

Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng

Sức khỏe

14:11:50 19/12/2024
Trước đó, bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng mạn tính nên đã tự mua thuốc về điều trị, trong số thuốc đó có thành phần giảm đau dẫn đến tác dụng phụ lên dạ dày tá tràng và gây loét thủng.
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản

Netizen

14:01:41 19/12/2024
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.