“Điều ước cho em” lan tỏa yêu thương
Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chương trình “Điều ước cho em” đã nhận được sự đồng hành của các nhà trường, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao quà cho HS Trường Mầm non Cẩm thạch, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Ông Ngô Minh Hải – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH cho biết, Tập đoàn đã phối hợp với Bộ GD&ĐT khởi công 2 nhà vệ sinh trường học tại huyện Trạm Tấu ( Yên Bái) và huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Đây là 2 công trình đầu tiên trong tổng số 1.000 nhà vệ sinh đạt chuẩn mà TH thông qua chương trình “Điều ước cho em” xây dựng tại các trường và điểm trường khó khăn trên cả nước trong vòng 10 năm tới.
“Chúng tôi hạnh phúc khi được đóng góp sức lực, tâm huyết, trí tuệ và vật chất cho chương trình Điều ước cho em – Chương trình hết sức ý nghĩa khi kết nối và lan tỏa các giá trị nhân ái trong cộng đồng, chung tay tháo gỡ khó khăn cho trẻ em mầm non và học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện toàn diện Sức khỏe học đường cho các em” – ông Hải nói, đồng thời cho biết:
Nhiều năm qua, Tập đoàn TH đã dành kinh phí hỗ trợ xây dựng các điểm trường, những cây cầu ở một số vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, ủng hộ nhiều chương trình hỗ trợ bữa ăn trưa, quần áo ấm, chữa bệnh, tặng học bổng cho học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa…
Trong 4 mục tiêu lớn của “Điều ước cho em” gồm: Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học – Dinh dưỡng học đường – Thiết bị học tập và sinh hoạt thiết yếu – Học bổng, tập đoàn TH quan tâm đồng bộ cả 4 vấn đề, trong đó vấn đề xây dựng nhà vệ sinh sẽ được triển khai ngay, 3 vấn đề còn lại sẽ được TH đồng hành bài bản ở Đề án mang tính bao trùm hơn mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng, dự kiến sẽ khởi động vào tháng 6 tới.
Ông Hải gửi lời chúc chương trình “Điều ước cho em” ngày càng kết nối, lan tỏa được thật nhiều những hành động nhân ái trong cộng đồng, giảm thiểu khó khăn cho các cơ sở giáo dục trên khắp cả nước.
Video đang HOT
Ngày 24/12/2020, Chương trình Điều ước cho em được khởi động tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nhạn Môn (Pác Nặm, Bắc Kạn)
Đồng hành với chương trình, thầy Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cho biết: Trước mắt, nhà trường hỗ trợ toàn bộ dầu ăn, gạo đến hết năm học cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Nhạn Môn.
Chia sẻ lý do đồng hành hỗ trợ Chương trình Điều ước cho em, thầy Nhâm bộc bạch, đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc; đặc biệt là đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Qua đó, nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho các trường, điểm trường, học sinh vùng khó khăn về cơ sở vật chất, những điều kiện thiết yếu như: bữa ăn bán trú, chăn ấm mùa đông…. Đồng thời, cũng là thực tế sinh động giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách.
Hưởng ứng Chương trình Điều ước cho em, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã trích từ Quỹ xã hội hơn 200 triệu đồng để tặng quà cho cán bộ, nhà giáo người lao động tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu.
Thời gian tới, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp tục kêu gọi các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ nhà giáo, người lao động trong ngành hưởng ứng Chương trình Điều ước cho em, cùng chung tay hỗ trợ thầy – trò vùng khó.
Điều ước cho em là một chương trình nhân đạo nhằm kết nối, sẻ chia và lan tỏa các giá trị nhân ái trong cộng đồng và xã hội để thúc đẩy hỗ trợ phát triển giáo dục tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ học sinh và giáo viên tại các địa bàn khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo các nội dung trọng tâm: Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học (điểm trường, nhà nội trú, nhà vệ sinh, điện, hệ thống nước sạch); dinh dưỡng học đường (bữa ăn trưa cho học sinh); Thiết bị, đồ dùng học tập và sinh hoạt thiết yếu (sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, …).
Lan tỏa "Điều ước cho em": Lắng nghe để chia sẻ
Chương trình "Điều ước cho em" nhằm kết nối giữa các nhà trường, cá nhân có điều kiện tốt hơn với những trường, điểm trường và những nơi thầy cô, học sinh còn nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao quà cho HS Trường Mầm non Cẩm thạch, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ảnh: Hồ Lài
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chia sẻ với Báo Giáo dục và Thời đại về chương trình ý nghĩa này.
- Vừa qua, Bộ GD&ĐT phối hợp các Bộ, ngành liên quan triển khai chương trình "Điều ước cho em". Thứ trưởng đánh giá thế nào về những thành công bước đầu của chương trình?
- Ngày 23/12/2020, Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch 1665 triển khai chương trình "Điều ước cho em" với mục đích hỗ trợ học sinh và cơ sở GD ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ, lụt gây ra để tổ chức bữa ăn trưa bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, cung cấp nhu cầu thiết yếu cho học sinh; khắc phục tình trạng thiếu thốn về trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất... phục vụ công tác giảng dạy của GV, hoạt động của nhà trường.
Trong đó, Bộ yêu cầu triển khai chương trình lan tỏa đến các cơ sở GD, nhất là nơi khó khăn, ảnh hưởng bão lũ, lụt và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Các hoạt động của chương trình bảo đảm thiết thực, hiệu quả; nguồn lực vận động hỗ trợ bảo đảm đúng mục đích; huy động nguồn lực xã hội hóa, sự chung tay của cộng đồng xã hội để hỗ trợ, chia sẻ giúp cơ sở GD vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động GD.
Trong hơn 1 tháng triển khai, chương trình đạt được những thành công bước đầu. Ngày 24/12/2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới thăm và tặng quà một số trường học khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, khởi động chương trình "Điều ước cho em". Sau đó, chương trình tiếp tục được triển khai tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Nghệ An, Hà Tĩnh. Những phần quà của chương trình góp phần giúp thầy trò vùng khó thêm động lực vượt qua khó khăn, bám trường, bám lớp.
- Mới đây, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt, tri ân và ký thoả thuận hợp tác với hơn 20 đơn vị nhằm triển khai kế hoạch "Kết nối nguồn lực - xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021 - 2025". Xin Thứ trưởng cho biết nội dung của kế hoạch này?
- Kế hoạch số 29 về việc "Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021 - 2025" được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 11/1/2021, để thực hiện Nghị quyết số 35 ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GD-ĐT giai đoạn 2019 - 2025 và hưởng ứng chương trình "Điều ước cho em".
Giữ vai trò kết nối, Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban điều phối để đôn đốc triển khai kế hoạch và các văn bản ký kết; ghi nhận những cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp nguồn lực cho sự nghiệp GD-ĐT. Kế hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2021, huy động nguồn lực xã hội để xây dựng trường học an toàn, thân thiện tối thiểu tại 10 tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu xây dựng trường học tối thiểu tại 30 tỉnh, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tạo dựng mô hình và nhân rộng, phát triển, lan tỏa cộng đồng giai đoạn 2025 - 2030.
Tại mỗi tỉnh, UBND lựa chọn một huyện khó khăn để đầu tư, mỗi huyện chọn 20 trường, trong đó, có 10 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 5 trường THCS. Mỗi trường chọn 1 giáo viên, 1 cán bộ quản lý cơ sở GD và 10 trẻ em, học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn vượt khó để tặng quà theo mức quy định trước khi khảo sát hoặc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực.
Triển khai kế hoạch này, ngành GD hướng tới đẩy mạnh kết nối nguồn lực xã hội, giúp các địa phương, cơ sở GD xây dựng, tu bổ trường lớp theo tiêu chí quy định; bảo đảm điều kiện và môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh. Sự tham gia của các nguồn lực xã hội được kỳ vọng góp phần tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp trẻ em và HS dân tộc thiểu số, HS có hoàn cảnh đặc biệt được học hòa nhập.
Đồng thời, các nguồn lực xã hội sẽ hỗ trợ triển khai áp dụng số hóa để quản lý GD, tạo điều kiện cho các cơ sở GD giải quyết khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư trường lớp, thiết bị dạy học, bữa ăn bán trú, hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh, học liệu phần mềm hỗ trợ việc dạy và học.
- Thưa Thứ trưởng, nguồn lực xã hội có ý nghĩa thế nào với ngành Giáo dục?
- Giai đoạn 2015 - 2020, Bộ GD&ĐT ban hành và ký kết các văn bản hợp tác với nhiều cơ quan tổ chức, triển khai hoạt động hỗ trợ GD-ĐT. Các đơn vị của Bộ GD&ĐT đã kết nối nguồn lực, tiếp nhận kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ cơ sở GD; đề xuất hỗ trợ bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh; đề xuất xây dựng, duy tu công trình nước sạch, vệ sinh trường học...
Tuy nhiên, hiện các trường học trên cả nước còn gặp nhiều khó khăn: 33,6% số trường trên cả nước thiếu phòng học; tỉ lệ phòng học thiếu kiên cố còn 24,6%; tỉ lệ nhà vệ sinh không đạt chuẩn là 30,6%; tỉ lệ thiết bị tại các cơ sở GD chỉ đáp ứng được khoảng 56,5% nhu cầu dạy học. Môi trường học đường tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn, phổ biến tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn có nhiều khu công nghiệp, miền núi, biên giới, hải đảo.
Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước có hạn, cùng ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, dịch bệnh, Bộ GD&ĐT xác định, huy động, kết nối nguồn nhân lực để xây dựng trường học an toàn, thân thiện là giải pháp quan trọng. Bộ GD&ĐT mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân trong và ngoài nước đồng hành với ngành GD. Đây chính là nguồn động viên thiết thực, to lớn giúp các trường, điểm trường, giáo viên, học sinh vùng khó khăn có điều kiện dạy, học tốt hơn.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo thống kê, nhiều trường học tại các vùng miền núi, biên giới còn khó khăn về việc tổ chức bữa ăn trưa tại trường; chế độ dinh dưỡng, điều kiện sân chơi, bãi tập luyện thể thao để thực hiện chương trình giáo dục thể chất còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng HS bỏ học, thể vóc thấp bé; quá trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ gặp nhiều khó khăn. - Thứ trưởng Ngô Thị Minh
"Điều ước cho em" thắp sáng tương lai học sinh nghèo tỉnh Quảng Trị Sáng 12/3, Đoàn công tác Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Ngô Thị Minh dẫn đầu đã có mặt tại huyện Hướng Hóa để thực hiện Chương trình "Điều ước cho em" - kết nối nguồn lực xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Đoàn công tác Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Ngô Thị Minh dẫn đầu đã có mặt tại huyện Hướng...