“Điều ước cho em” hơn cả những món quà là niềm vui thực sự
Khởi động tại Bắc Kạn, tiếp sau Trà Vinh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã về thăm và trao quà tặng từ chương trình “Điều ước cho em” cho học sinh hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai chương trình này trên phạm vi toàn quốc.
Tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ trưởng đã trao tặng các phần quà là 5 chiếc tivi, 3 bộ máy tính cho Trường Tiểu học 2, phường 2, thị xã Vĩnh Châu và tặng 30 chiếc xe đạp, 20 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường.
Trường Tiểu học 2, phường 2, thị xã Vĩnh Châu nằm trong vùng đồng bào dân tộc với 2 điểm trường. Điểm trường chính hiện nằm nhờ trên đất chùa nên điều kiện dạy, học còn nhiều thiếu thốn. Trường còn có một điểm lẻ với 2 lớp học.
Các em học sinh của nhà trường hầu hết có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ chỉ có nghề đi biển hoặc không có đất sản xuất phải làm thuê làm mướn theo mùa vụ kiếm sống qua ngày. Nhiều em học sinh phải vất vả phụ giúp gia đình vào những ngày mùa… Do đó nhà trường, học sinh rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ.
Những phần quà từ chương trình “Điều ước cho em” không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường, mà còn mang lại niềm vui cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Chương trình “Điều ước cho em” không chỉ mang đến những phần quà ý nghĩa mà còn mang đến niềm vui cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. (Ảnh: Moet.gov.vn)
Tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới thăm, động viên thầy và trò Trường Tiểu học C, xã Vĩnh Phú Đông – đây là ngôi trường thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Phước Long. Do việc đi lại khó khăn nên nhà trường hiện vẫn duy trì các điểm trường lẻ.
Học sinh của nhà trường phần đa thuộc các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, trong nhiều em thuộc các gia đình hộ nghèo và cận nghèo.
Video đang HOT
Để chia sẻ với khó khăn của nhà trường và các em học sinh, chương trình “Điều ước cho em” đã trao tặng nhà trường 1 máy lọc nước, 3 chiếc tivi; trao tặng cho học sinh 30 chiếc xe đạp và 20 suất học bổng.
Bày tỏ lời cảm ơn tới Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và chương trình “Điều ước cho em” của Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Chí Thiện, Bí thư Huyện ủy Phước Long cho hay, những phần quà, học bổng chương trình “Điều ước cho em” dành tặng nhà trường rất ý nghĩa. Đây là nguồn động viên tinh thần cho tập thể, cán bộ, giáo viên nhà trường vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ trồng người.
Về thăm, tặng quà chương trình “Điều ước cho em”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ còn dành thời gian trò chuyện với giáo viên về những khó khăn, thuận lợi trong công việc giảng dạy.
Chương trình “Điều ước cho em” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ ngành liên quan triển khai.
Chương trình hiện đã được thực hiện tại một số tỉnh. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai chương trình này trên phạm vi toàn quốc với nhiều hoạt động kết nối thiết thực và hiệu quả.
Người thầy của trẻ em nghèo Bến Lức
Trong suốt hơn 4 năm qua, đối với các em học sinh nghèo trên địa bàn thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh Trần Văn Cảnh đã trở nên thân quen và gần gũi.
Chính sự tâm huyết, lòng kiên trì và tình thương vô bờ dành cho các em nhỏ của người lính Biên phòng này đã giúp nhiều học sinh nghèo biết đến với con chữ, phép tính.
Thượng úy Trần Văn Cảnh giảng bài cho các em học sinh tại lớp học tình thương. Ảnh: Hồ Phúc
Khác hẳn với khoảng 1 năm trước, hiện nay, lớp học tình thương của trẻ em nghèo tại thị trấn Bến Lức đã chuyển đến địa điểm mới tại khu phố 8, thị trấn Bến Lức. Tại đây, 4 phòng học và 1 phòng đọc sách được thiết kế khang trang, thoáng mát, bàn ghế được bố trí ngăn nắp, không còn cảnh chật chội như tại khu nhà trọ thời gian trước đó.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Biên phòng, những năm về trước, nhiều người dân thuộc các tỉnh như: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang... đến làm công nhân tại các khu công nghiệp và tạm trú tại địa bàn thị trấn Bến Lức. Nhiều trẻ nhỏ cũng được cha mẹ đưa đến sinh sống tại đây, nhưng do cuộc sống khó khăn nên một số gia đình không có điều kiện cho con em mình đến trường như các bạn cùng trang lứa. Vì thế mà việc học hành của các em bị dang dở.
Từ thực tế đó, năm 2012, ông Nguyễn Văn Lới, chủ nhà trọ Duy Quý tại thị trấn Bến Lức đã thành lập lớp học tình thương cho trẻ em nghèo nơi đây. Lúc đầu, lớp học chỉ có khoảng 7 em hoc sinh, tình nguyện đứng lớp là một giáo viên đã nghỉ hưu trên địa bàn. Đến năm 2013, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức, BĐBP Long An đã phối hợp tham gia giảng dạy tại lớp học tình thương này.
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng lớp học tình thương vẫn được duy trì đều đặn, hiệu quả. Điều đó thể hiện tình thương, trách nhiệm của các thầy cô giáo và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức dành cho lớp học tình thương này.
Là người phụ trách công tác giảng dạy tại lớp học suốt hơn 4 năm qua, Thượng úy Trần Văn Cảnh, nhân viên Đội tham mưu hành chính Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức chia sẻ: "Năm 2006, khi đang công tác tại Đồn Biên phòng Sông Trăng, BĐBP Long An, tôi đã có một thời gian tham gia giảng dạy tại lớp học tình thương cho trẻ em nghèo trên địa bàn xã Hưng Hà, thuộc huyện Tân Hưng (tỉnh Long An).
Đến năm 2016, tôi được phân công về Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức, ngoài thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, tôi còn phụ trách giảng dạy tại lớp học tình thương. Hiện nay, có tất cả 70 em đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, độ tuổi từ 6 đến15 tuổi. Hầu hết các em sống tại khu vực thị trấn Bến Lức nếu không theo học ở các trường công lập đều tìm đến học tại đây.
Để các em theo kịp với chương trình đào tạo bậc tiểu học, lớp học được chia làm 2 ca, từ 14 giờ đến 16 giờ và từ 17 giờ đến 19 giờ, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Tôi cùng 2 chiến sĩ của đơn vị và cô giáo Trịnh Thị Thủy, một tình nguyện viên trú tại thị trấn Bến Lức phụ trách việc đứng lớp tại lớp học tình thương này".
Trong thời gian giảng dạy tại lớp học tình thương, ngoài truyền thụ kiến thức cho các em học sinh, Thượng úy Cảnh còn tranh thủ thời gian đến nhà vận động các phụ huynh không để các em bỏ học giữa chừng và quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình.
Thượng úy Cảnh tâm sự: "Quá trình giảng dạy tại đây, điều tôi băn khoăn nhất là làm thế nào để các em đến lớp đầy đủ. Bởi đa số học sinh theo học ở đây đều chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn đồng trang lứa. Nhiều em hằng ngày phải giúp cha mẹ bán cơm hay đi bán vé số nên ít có thời gian dành cho việc học. Tuy nhiên, sau một thời gian đến lớp, hầu hết các em đều tiến bộ, không chỉ biết đọc, biết viết, mà còn ứng xử rất lễ phép với cha mẹ, người lớn nên gia đình các em rất vui và ủng hộ lớp học tình thương này".
Bên cạnh đó, thời gian qua, Thượng úy Cảnh thường xuyên cùng đồng đội vận động nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ sách, vở, đồ dùng học tập cho các em học sinh và các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học tại lớp học tình thương. Qua đó, đã giúp đỡ một phần khó khăn cũng như tiếp thêm niềm vui, nghị lực đến trường cho các em.
Chỉ tính riêng từ đầu 2020 đến nay, Thượng úy Cảnh đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để sửa chữa bàn ghế, phòng học, thành lập phòng đọc với gần 200 đầu sách, trao tặng 120 phần quà dịp trung thu cho các em học sinh, với tổng trị giá hơn 60 triệu đồng.
Đặc biệt, đợt tháng 5 vừa rồi, anh cũng đã tham mưu cho đơn vị thành lập "Thùng nhân ái", vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tự nguyện quyên góp tiền để mua các đồ dùng học tập giúp các em học sinh ở lớp học. Đến thời điểm hiện tại, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bến Lức đã quyên góp được hơn 2 triệu đồng.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức quyên góp tiền tại "Thùng nhân ái" để mua đồ dùng học tập cho các em học sinh. Ảnh: Hồ Phúc
Anh Nguyễn Văn Mùa, trú tại thị trấn Bến Lức, một phụ huynh có con em theo học tại lớp học tình thương chia sẻ: "Cách đây hơn 5 năm, vợ chồng tôi từ Kiên Giang lên đây làm ăn, sinh sống. Công việc hàng ngày là đi bán vé số nên phải rất tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống và nuôi 4 đứa con khôn lớn.
Trong khi đó, mặc dù mấy đứa lớn đã đủ tuổi đến trường, nhưng gia đình lại không đủ điều kiện để các con theo học ở các trường công lập. Vì thế, khi được các cán bộ Biên phòng vận động cho các con theo học tại lớp học tình thương, vợ chồng tôi mừng lắm.
Hiện nay, mấy con của tôi đều học ở lớp học tình thương, 3 cháu đầu đang học lớp 3, còn cháu út hiện mới vào lớp 1. Sau một thời gian theo học, các con tôi đều rất ngoan ngoãn và lễ phép. Vợ chồng tôi cảm ơn thầy Cảnh và các giáo viên dạy tại lớp học nhiều lắm!".
Thượng tá Chung Văn Hai, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức cho biết: "Không chỉ hết lòng với trẻ em nghèo trên địa bàn, mà trong quá trình công tác tại đơn vị, đồng chí Cảnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay, đồng chí Cảnh liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở".
Rút ra bài học khi triển khai chương trình lớp 1 để sẵn sàng triển khai chương trình lớp 2 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn...