Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?
Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Đây là một chứng rối loạn về máu ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách điều trị tình trạng gây thiếu máu và/hoặc kê đơn bổ sung sắt…
Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố, một chất trong tế bào hồng cầu cho phép chúng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó, thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc mệt mỏi… Những triệu chứng này phát triển theo thời gian.
1. Thiếu máu do thiếu sắt phát triển như thế nào?
Thông thường, cơ thể lấy sắt từ thực phẩm ăn hàng ngày, dự trữ lượng sắt dư thừa để sử dụng khi cần thiết, nhằm tạo ra huyết sắc tố.
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt phát triển khi cơ thể sử dụng lượng sắt dự trữ nhanh hơn mức nạp vào hoặc khi kém hấp thu. Điều này xảy ra trong ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên (Kho sắt cạn kiệt): Trong giai đoạn này, việc cung cấp sắt để tạo ra huyết sắc tố và hồng cầu mới đang giảm dần nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến hống cầu.
- Giai đoạn thứ hai (Khi lượng sắt dự trữ thấp): Quá trình tạo hồng cầu bình thường sẽ bị thay đổi sẽ phát triển tình trạng gọi là tạo hồng cầu do thiếu sắt hay thiếu sắt tiềm ẩn. Trong giai đoạn này, tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu không có đủ huyết sắc tố.
- Giai đoạn thứ ba: Thiếu máu do thiếu sắt phát triển do không có đủ chất sắt để tạo ra huyết sắc tố cho hồng cầu. Ở giai đoạn này, nồng độ hemoglobin sẽ giảm xuống dưới mức bình thường. Đây là lúc bạn có thể bắt đầu nhận thấy các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt khiến có thể mệt mỏi, thiếu năng lượng…
2. Ai có khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt?
Hầu như bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai, đang cho con bú có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt hơn những phụ nữ đã trải qua thời kỹ mãn kinh hoặc nam giới.
Ngoài ra, những nhóm người dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt:
- Một số trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng: Trẻ sinh ra đã nhận được sắt từ mẹ trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, nguồn cung cấp sắt đó sẽ cạn kiệt sau 4-6 tháng. Với những trẻ chỉ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức không được tăng cường sắt, có thể không nhận đủ chất sắt.
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Nhiều trường hợp trẻ nhỏ uống nhiều sữa bò có thể không được cung cấp đủ chất sắt.
- Thanh thiếu niên: Ở nhóm này do tăng trưởng nhanh, nên có thể sử dụng hết lượng sắt dự trữ nhanh hơn, gây thiếu sắt.
- Người lớn trên 65 tuổi: Người lớn tuổi có thể không nhận được đủ lượng chất sắt cần thiết vì họ ăn ít thức ăn hơn.
- Những người mắc một số bệnh mạn tính, rối loạn tủy xương hoặc rối loạn tự miễn dịch…
3. Điều trị thiếu máu thiếu sắt
Bác sĩ có thể điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt theo nhiều cách khác nhau:
Video đang HOT
3.1 Chất bổ sung sắt
Sắt có nhiều lợi ích và là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với cơ thể. Sắt cần thiết để sản xuất hemoglobin và myoglobin. Hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu (RBC) mang oxy đi khắp cơ thể và myoglobin là một loại protein giúp cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ bắp.
Mặc dù tất cả các tế bào của con người đều chứa sắt nhưng sắt chủ yếu được tìm thấy trong hồng cầu. Bổ sung sắt đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh thiếu máu (lượng hồng cầu khỏe mạnh thấp), đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt.
Một số sản phẩm bổ sung sắt như: Sắt sunfat, sắt gluconate, sắt citrat, sắt sunfat…
Căn cứ vào tình trạng thiếu sắt của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn liều phù hợp. Sắt cũng có sẵn ở dạng lỏng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để cải thiện khả năng cơ thể hấp thụ chất sắt trong viên thuốc, người bệnh cần lưu ý:
- Uống viên sắt khi bụng đói: Nếu có thể, hãy uống viên sắt khi bụng đói. Tuy nhiên, vì viên sắt có thể gây khó chịu cho dạ dày ở một số người, nên có thể cần uống viên sắt trong bữa ăn (để khắc phục tình trạng này).
- Không dùng sắt với thuốc kháng axit:Các loại thuốc này có thể cản trở quá trình hấp thu sắt. Uống sắt hai giờ trước hoặc bốn giờ sau khi dùng thuốc kháng axit.
- Uống viên sắt kèm vitamin C : Vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu sắt. Do đó, nên uống vitamin C (hoặc một ly nước cam) cùng với sắt. Ngoài ra, ăn thực phẩm giàu vitamin C đồng thời với phẩm giàu chất sắt có thể giúp ích. Một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, các loại rau như bông cải xanh và rau lá xanh, dâu tây, cà chua và ớt…
- Tác dụng phụ của sắt: Bổ sung sắt có thể gây táo bón, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng… Nếu táo bón nghiêm trọng hơn, có thể cần dùng thuốc làm mềm phân. Ngoài ra, sắt có thể làm phân có màu đen, đây là một tác dụng phụ vô hại.
3.2 Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Bạn cũng có thể nhận được nhiều chất sắt hơn trong chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn nhiều thực phẩm sau:
Thịt bò, thịt lợn, gan, thịt gà, gà tây, vịt và động vật có vỏ.
Các loại rau lá xanh như bông cải xanh, cải xoăn…
Đậu Hà Lan, đậu lima, đậu mắt đen và đậu pinto
Ngũ cốc giàu sắt và các loại ngũ cốc khác
Trái cây sấy khô, chẳng hạn như mận và nho khô
Lưu ý: Cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt từ thịt hơn là từ các thực ph ẩm thực vật và các nguồn khác. Nếu bạn không ăn thịt, việc bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất sắt vào chế độ ăn uống của bạn có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
3.3 Điều trị nguyên nhân cơ bản gây thiếu sắt
Tùy thuộc vào nguyên nhân, điều trị thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:
Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai để làm giảm lượng kinh nguyệt ra nhiều.
Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để điều trị loét dạ dày tá tràng (nguyên nhân gây mất máu làm thiếu sắt).
Phẫu thuật cắt bỏ polyp chảy máu, khối u hoặc u xơ…
Nếu thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm sắt vào tĩnh mạch hoặc có thể cần truyền máu để giúp thay thế sắt và huyết sắc tố một cách nhanh chóng.
3. Lưu ý khi dùng thuốc
- Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt, do đó nếu nghi ngờ thiếu máu nên đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Người bệnh có thể cần phải bổ sung sắt trong vài tháng hoặc hơn để đưa mức độ sắt về mức bình thường. Do đó, khi được kê đơn bổ sung sắt, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám ( xét nghiệm máu) theo lịch hẹn.
- Cố gắng uống thuốc sắt khi bụng đói khoảng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Không dùng thuốc kháng axit hoặc uống sữa/ đồ uống có chứa caffeine (chẳng hạn như cà phê, trà hoặc cola) cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi bạn uống thuốc sắt.
- Không dùng vượt quá giới hạn khuyến cáo của bác sĩ. Uống quá nhiều chất sắt từ thực phẩm bổ sung có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày và táo bón. Sắt dư thừa có thể gây độc, viêm niêm mạc dạ dày và loét, làm giảm hấp thu kẽm. Sự tích tụ nồng độ sắt trong cơ thể cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và bệnh tim. Trong trường hợp nghiêm trọng, dùng quá liều sắt có thể dẫn đến suy nội tạng, hôn mê và tử vong.
- Nên ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước hàng ngày giúp giảm táo bón do dùng sắt.
Các phương pháp điều trị thalassemia
Thalassemia hay còn gọi là tan máu bẩm sinh là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền.
Về điều trị, phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng liên quan, bác sĩ sẽ có phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân...
1. Các phương pháp điều trị thalassemia
Hai biện pháp chính điều trị bệnh thalassemia hiện nay là truyền máu và thải sắt. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có thể được sử dụng một một số biện pháp điều trị khác.
- Truyền máu : Bệnh thalassemia gây ra tình trạng thiếu máu do các tế bào hồng cầu dễ bị vỡ hơn so với bình thường. Do bệnh gây thiếu máu mạn tính, bệnh nhân cần phải truyền máu, chế phẩm khối hồng cầu định kỳ trong suốt cả cuộc đời.
- Thải sắt: Việc truyền máu nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng sắt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan của cơ thể. Do đó ngoài truyền máu cần phải kết hợp với thải sắt để giúp giảm bớt lượng sắt cũng như giảm tỷ lệ các biến chứng do ứ đọng sắt gây ra.
- Cắt lách: Chỉ định khi bệnh nhân có tăng nhu cầu truyền máu hơn 50% so với ban đầu trong 6 tháng hoặc trường hợp lách quá to gây đau, bệnh nhân bị giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu nặng do cường lách.
Bệnh nhân mắc thalassemia phải được truyền máu định kỳ.
- Ghép tế bào gốc : Được chỉ định đối với bệnh nhân mức độ nặng, dưới 16 tuổi, chưa có quá tải sắt mức độ nặng và có người cho tế bào gốc phù hợp. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, có thể chữa khỏi bệnh tan máu bẩm sinh, nhưng chi phí điều trị khá tốn kém, không phải bệnh nhân nào cũng đáp ứng điều kiện điều trị.
- Điều trị biến chứng: Phụ thuộc biến chứng bệnh nhân gặp phải như suy tuyến nội tiết, đái tháo đường, suy tim, xơ gan, loãng xương, rối loạn đông máu... mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài ra, việc chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân rất quan trọng để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
2. Truyền máu điều trị thiếu máu thalassemia
Bệnh nhân được chỉ định truyền hồng cầu khi mức Hemoglobin là 7g/dl sau 2 lần kiểm tra mà không có nguyên nhân nào khác, hoặc Hemoglobin trên 7g/dl mà có biến dạng xương. Sau đó, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ thông báo khoảng thời gian cần thiết phải đi truyền máu.
Lưu ý: Để phòng và xử trí các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra do truyền máu, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế có truyền máu; tuân thủ vào viện truyền máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Trung bình cần truyền máu 1 lần/tháng. Trường hợp bệnh nặng có thể phải truyền máu 2 tuần 1 lần.
3. Điều trị quá tải sắt
Khi lượng sắt ứ đọng trong các cơ quan như tim, gan, tuyến nội tiết... sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại cơ quan đó. Do đó, bệnh nhân nên được bắt đầu điều trị thải sắt trước khi xuất hiện các biến chứng do quá tải sắt gây ra.
Mục tiêu chính của điều trị quá tải sắt là luôn duy trì lượng sắt trong cơ thể bệnh nhân ở mức an toàn. Khi tình trạng quá tải sắt xảy ra, tốc độ thải sắt bắt buộc phải nhanh hơn tốc độ tích lũy do truyền máu. Nếu bệnh nhân có triệu chứng suy tim tiến triển cần phải được điều trị tích cực ngay bằng việc thay đổi phác đồ điều trị hoặc tăng cường thải sắt.
Theo dõi cẩn thận lượng sắt trong cơ thể bệnh nhân để phòng ngừa trường hợp thải sắt kém hiệu quả, làm tăng biến chứng của việc quá tải sắt. Việc theo dõi này cũng ngăn ngừa trường hợp bệnh nhân dùng thuốc thải sắt quá liều và độc tính của thuốc thải sắt tăng. Liều lượng và chế độ thải sắt phải được điều chỉnh định kỳ để cân bằng các yếu tố này.
Lưu ý: Nếu thải sắt không liên tục với liều cao có thể tạo ra cân bằng sắt âm, nhưng sự cân bằng này không ổn định, làm tăng nguy cơ độc tính từ thuốc thải sắt. Do đó thuốc thải sắt phải được sử dụng thường xuyên, suốt đời để thuốc phát huy tác dụng cao nhất, hạn chế tác dụng phụ thấp nhất. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị.
Bệnh nhân truyền máu cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế có truyền máu.
4. Lưu ý khi điều trị thalassemia
Là một rối loạn di truyền, do đó không phương pháp để ngăn chặn, nhưng có thể điều trị quản lý bệnh để giúp ngăn ngừa biến chứng. Ngoài điều trị liên tục và chăm sóc định kỳ theo hướng dẫn, bệnh nhân cần phải tránh xa các bệnh truyền nhiễm bằng tiêm đầy đủ các loại vaccine:
Cúm B.
Viêm gan B.
Viêm màng não.
Phế cầu khuẩn...
Hạn chế các thực phẩm:
Thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: Thịt bò, thịt trâu, thịt gà chọi, thịt chó, tim, gan... Hạn chế các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải xoong, rau ngót, rau muống, rau dền..., các loại nấm.
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Hạn chế các chất kích thích và nước ngọt có ga: Rượu, bia, café, coca...
Nên uống nước chè tươi hàng ngày, ngay sau bữa ăn để giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.
Bổ sung thực phẩm:
Tăng cường các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương nhằm duy trì thể trạng và không làm trầm trọng thêm vấn đề quá tải sắt.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm, vitamin D như tôm, cua, cá.
Ngoài dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn thì bệnh nhân thalassemia có thể sinh hoạt bình thường, nhưng cần hạn chế lao động nặng các hoạt động gắng sức. Chỉ nên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.
U xơ tử cung to như thai 4 tháng ở người phụ nữ Chị Vũ Thị Hồng, 37 tuổi (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) có triệu chứng đau bụng nhiều, đau từng cơn vùng hố thận phải nên đã đến khám tại BV Phụ sản Hải Phòng. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện chị Hồng có khối u xơ tử cung kích thước 18x16 cm, to tương đương thai hơn 4 tháng, kèm theo tình...