Điều trị đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian và thuốc Tây
Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc do vết viêm loét gây nên với những triệu chứng rõ ràng như ợ hơi, ợ chua, đau vùng bụng kể cả khi đói và no.
Điều trị đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian và thuốc Tây
Rất nhiều người đang gặp phải tình trạng đau dạ dày , bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Theo khảo sát của Hội Y tế Việt Nam, cứ 10 người thì có tới 4 người bị đau dạ dày theo mức độ từ nặng tới nhẹ.
Theo Healthgrades nguyên nhân gây đau dạ dày là do nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori), nhiễm nấm ký sinh trùng, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, cafe.
Tuy là căn bệnh dễ mắc nhưng người bệnh thường có xu hướng bỏ mặc, chủ quan không điều trị kịp thời dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…
Cách chữa đau dạ dày bằng mẹo dân gian
Chườm nóng giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng
Nhiệt nóng giúp cải thiện tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng giúp giảm đau hiệu quả. Có 2 cách thực hiện như sau:
Dùng nước nóng: Cho nước nóng vào chai thủy tinh hoặc dùng khăn nhúng nước nóng, vắt ráo nước và chườm lên vùng bụng giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng.
Chườm muối: Rang muối hột rồi bọc vào khăn sau đó chườm vào vùng bụng bị đau. Thực hiện nhiều lần đến khi cơn đau dịu lại.
Mát – xa vùng bụng
Khi gặp phải cơn đau dạ dày, người bệnh có thể dùng tay mát – xa 64 lần quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ, kết thúc bằng cách chà tay ở vùng bụng dưới. Phương pháp này giúp nhanh chóng ổn định dạ dày, thuyên giảm đau nhức đồng thời kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
Xoa dầu gió xung quanh vị trí đau
Dầu gió là sự kết hợp của các nguyên liệu như quế, đinh hương, khuynh diệp,… giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Bởi vậy, khi đau dạ dày hãy thoa ít dầu gió vào vùng bụng, xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút sẽ cơn đau sẽ giảm đi rõ rệt.
Bấm huyệt tam nhãn – cách chữa đau dạ dày cực nhạy
Sách Đồng thị cơ huyệt châm cứu học (Viện YHCT Trung Quốc) có ghi: “Huyệt tam nhãn là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, khi bấm sẽ giúp điều hòa âm dương nhờ đó khí huyết trong toàn cơ thể được lưu thông thuận lợi”.
Chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam
Tinh bột nghệ chữa đau dạ dày
Trong nghệ chứa khoảng 4% chất curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý hiếm như chống oxy, kháng viêm, kháng khuẩn và giúp làm lành tổn thương cực hiệu quả.
Bài thuốc từ tinh bột nghệ này rất dễ thực hiện, người bệnh chỉ cần pha 2 muỗng bột nghệ với 250ml nước ấm. Pha kèm với sữa chua hoặc sữa tươi giúp dễ uống hơn. Dùng 3 lần/ngày, sau ăn 15 phút.
Mật ong thần dược đa năng chữa đau dạ dày
Theo các vbasc sĩ, mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên rất cao giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó mật ong được xem là kháng sinh tự nhiên cực tốt trong việc trị đau dạ dày.
Dùng trực tiếp: Theo kinh nghiệm trị đau dạ dày từ mật ong của ông Tôn Thất Đảng, Hội nuôi ong Đà Nẵng bạn chỉ cần pha 1 thìa mật ong với nước ấm, uống vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ nhanh chóng cải thiện cơn đau dạ dày.
- Mật ong trứng gà: Đánh đều hỗn hợp gồm 1 – 2 lòng đỏ trứng gà cùng với 20ml mật ong nguyên chất. Dùng mỗi tuần 2 lần, uống vào buổi sáng.
Chữa đau dạ dày bằng lá cây tía tô
Lá tía tô chứa một lượng tanin và glucosid có tác dụng làm se vết loét, liền sẹo và giảm tiết axit trong dạ dày hiệu quả.
Để sử dụng tía tô trị đau dạ dày, bạn có thể dùng tía tô tươi hoặc khô với một lượng tùy ý sau đó đem sắc lên để uống sẽ nhanh chóng đánh bay những cơn đau.
Video đang HOT
Bắp cải
Để chữa đau dạ dày bằng bắp cải, mỗi ngày chỉ cần uống 1/2 cốc nước ép bắp cải vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Trong bắp cải có chữa nhiều Vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày. Do đó bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt
Chữa đau dạ dày bằng bột nghệ và mật ong
Dùng nghệ chữa đau dạ dày là phương pháp dân gian quen thuộc nhất với những người bị đau dạ dày. Nghệ vàng làm dạ dày giảm tiết dịch vị và làm vết loét dạ dày nhanh liền lại. Mật ong cũng có tác dụng giảm kích ứng ở dạ dày.
Cam thảo
Cam thảo có thể giúp dạ dày chống lại axit do chính nó tiết ra, được nhiều thầy thuốc dân gian sử dụng. Dùng cam thảo có thể ngăn chặn sự hình thành của các vết loét.
Nên uống nước cam thảo trước khi ăn khoảng 20-30 phút , cam thảo sẽ như 1 lớp màng bảo vệ dạ dày của bạn và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Lá mơ cũng có thể chữa đau dạ dày
Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, uống nước cốt. Chỉ cần uống 1 lần/ngày. Sử dụng vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chuối hột
Người đau dạ dày thường rất kị ăn chuối. Nhưng ít ai biết chuối hột lại là phương pháp dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn mà không có tác dụng phụ.
Chữa đau dạ dày theo phương pháp sau: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng và phơi khô trong bong râm. Sauk hi chuối khô nghiền thành bột. Hàng ngày pha cùng nước ấm và uống 3 lần/ ngày trước bữa ăn.
Quả mơ
Nước mơ không những có tác dụng chữa ho,nôn mửa mà còn có tác dụng rất tốt với người bị đau dạ dày. Tuy nhiên chỉ nên dùng từ 0,5 đến 2 ml mỗi lần, một ngày không uống nhiều quá, tối đa là 6ml nếu không sẽ phản tác dụng.
Bí đỏ
Bí đỏ xắt nhỏ, đun lấy nước uống rất hiệu nghiệm trong việc giảm cơn đau dạ dày.
Cây lô hội (nha đam)
Nhựa cây nha đam vào trong cơ thể sẽ kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, nên dân ta thường dùng để chữa chứng táo bón. Ngoài ra, nha đam giúp ức chế axit hydrochloric trong dạ dày, tránh ngấm vào viêm loét gây tổn thương dạ dày.
Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa thạch bên trong, đun sôi với nước và uống.
Củ cải và ngó sen tươi
Dùng củ cải và ngó sen tươi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 50 g; đặc biệt có tác dụng chữa chảy máu dạ dày.
Khoai tây là phương pháp chữa đau dạ dày hiệu quả
Khoai tây gọt vỏ, nghiền nát lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, dùng liên tục trong 2-3 tuần.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc
Đầu tiên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày cho bạn sử dụng. Thông thường, các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được sử dụng là:
Nhóm thuốc trung hòa axit dịch vị dạ dày: có bản chất là các hợp chất có tính kiềm, thuốc thường có tác dụng ngay khi vào đến dạ dày, làm giảm triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng.
Thuốc làm giảm sự tiết acid dịch vị dạ dày: thuốc ức chế dạ dày tiết ra acid, từ đó làm giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày, nguyên nhân chính gây đau đạ dày
Thuốc kháng sinh điều trị đau dạ dày: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định khi người bệnh đau bao tử có kèm theo sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Khi đó, bệnh nhân có thể phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc, tùy theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bảo vệ niêm mạc bao tử: Thuốc tác dụng bằng cách kích thích dạ dày tiết ra lớp nhầy nhằm bảo vệ và che chở niêm mạc dạ dày, tránh khỏi sự tấn công của các tác nhân nguy hiểm.
Thuốc an thần, giảm căng thẳng: Nhiều người khi nhận được đơn thuốc có loại thuốc này thường cho rằng bác sĩ kê “thừa”. Nhưng thực chất, việc chỉ định thuốc an thần hoàn toàn là cần thiết với nhiều trường hợp bệnh nhân. Nguyên nhân là bởi chính áp lực và stress là một trong những tác nhân quan trọng nhất gây bệnh đau dạ dày.
Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
*** Khuyến cáo : K hông được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nào khi không được sự cho phép của các bác sĩ.
Theo thoidai
Dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai lầm về tính chất của bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển và để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tìm hiểu các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản giúp bạn có phương án thay đổi lối sống và điều trị sớm, từ đó hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..
2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi thường xuyên là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.
Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn.
Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
Buồn nôn là một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Đau tức ngực thượng vị
Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.
Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.
Bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.
Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Ngoài 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi...
3. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày
Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nằm ngoài hai cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày. Hiểu một cách đơn giản, ta ví dạ dày như cái thùng, cơ thắt thực quản đóng vai trò như nắp thùng. Trào ngược dạ dày xảy ra khi có hiện tượng " thùng đầy nắp yếu".
Những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới:
Tác dụng phụ của thuốc Tây: Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp...
Thói quen sinh hoạt dùng các chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,...
Các bệnh lý: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành...
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid hay sự quá tải bên trong dạ dày
Bệnh lý dạ dày: Rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như viêm dạ dày, loét, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư hay hẹp hang môn vị dạ dày... Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,...)
Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản: Thừa cân hoặc béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, mang thai, stress...
4. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.
Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:
- Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
- Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.
- Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...) và ít các sản phẩm từ sữa.
- Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
- Giữ cân nặng hợp lý.
- Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
- Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
- Thực phẩm chứa tinh bột làm giảm triệu chứng GERD
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản bạn hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo congthuong.vn
Tưởng bệnh dạ dày vì trào ngược, ợ chua hóa ung thư đường tiêu hóa Khi xuất hiện dấu hiệu ợ chua và trào ngược dạ dày, ông H.Q.N (Hà Tĩnh) cho rằng chứng đau dạ dày đang dày vò mình. Đến khi trào ngược liên tục, xuất hiện đau thắt vùng bụng ông đến bệnh viện K kiểm tra được phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển. Cảnh giác với dấu hiệu đầy bụng,...