Điều kiện tuyển dụng đặc cách sinh viên sư phạm đã được “đặt hàng”
Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã có hướng dẫn cung cấp thông tin về kết quả, thành tích học tập, nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp từ đề án đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH, ngành sư phạm.
Trước đó, sau khi nhận được đề nghị về việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH, ngành sư phạm (gọi tắt là Đề án) của Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các sở, ngành, đơn vị có liên quan trên cơ sở đề nghị của Trường ĐH Hồng Đức, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, nhu cầu sử dụng giáo viên của tỉnh hiện nay, nghiên cứu tham mưu đề xuất; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tìm đầu ra cho những sinh viên tốt nghiệp từ Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH, ngành sư phạm tại Trường ĐH Hồng Đức (Ảnh: ĐHHĐ).
Sở Nội vụ cũng đã có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Đầu Thanh Tùng đã đồng ý với đề xuất của Sở này và giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ số lượng người làm việc được giao, số lượng người làm việc còn thiếu so với số lượng người làm việc được giao, nhu cầu sử dụng giáo viên của từng vị trí việc làm còn thiếu và các quy định hiện hành của pháp luật, nghiên cứu đề nghị của Trường ĐH Hồng Đức để xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành GD&ĐT; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Ngày 8/11, sau khi có chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có công văn về việc phối hợp cung cấp thông tin sinh viên tốt nghiệp từ Đề án.
Để có cơ sở xây dựng kế hoạch tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ Đề án theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đề nghị Trường ĐH Hồng Đức phối hợp cung cấp thông tin đối với thí sinh đã tốt nghiệp từ Đề án. Văn bản gửi về Sở GD&ĐT trước ngày 19/11.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đề nghị Trường ĐH Hồng Đức rà soát, thống kê, cung cấp kết quả học tập và rèn luyện trong 4 năm ĐH, kết quả toàn khóa; thành tích học tập, nghiên cứu khoa học của những sinh viên tốt nghiệp từ Đề án.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, khóa đầu tiên của Đề án nêu trên tại Trường ĐH Hồng Đức đã có 22 sinh viên tốt nghiệp (Sư phạm toán học: 1, ngữ văn: 11 và lịch sử: 10 sinh viên). Trong đó có 11 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 11 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi.
Ông Lê Văn Nguồn, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, căn cứ vào tiêu chí theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 5/12/2017 của Chính phủ thì không được đặc cách, các sinh viên tốt nghiệp theo Đề án vẫn phải tham gia tuyển dụng.
“Nếu tốt nghiệp xuất sắc rồi, xem có thi học sinh giỏi quốc gia không, có được giải không, hay trong thời gian học đại học có tham gia Olympic sinh viên và đạt giải gì không… Nếu đáp ứng được các tiêu chí theo Nghị định 140 thì sẽ tuyển dụng đặc cách.
Đề án ĐH Hồng Đức đưa ra nhưng phải đúng quy định pháp luật hiện hành. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã gửi văn bản cho Trường ĐH Hồng Đức rà soát, thống kê và cung cấp thông tin của các sinh viên tốt nghiệp ra trường nhằm phục vụ cho việc tuyển dụng”, ông Nguồn cho biết.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tạ Hồng Lựu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn thiếu khoảng hơn 300 giáo viên THPT. Việc tuyển dụng thì dù là chất lượng cao vẫn phải theo quy định pháp luật.
Sinh viên sư phạm mòn mỏi chờ hỗ trợ theo Nghị định 116
Nghị định 116 chính thức triển khai được hai năm nhưng nhiều trường sư phạm chưa chi trả được khoản hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên.
Theo Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 và bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022, mỗi sinh viên sẽ được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường nếu đăng ký đào tạo theo đơn đặt hàng/đấu thầu của các địa phương.
Nghị định 116 quy định, thời gian hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí được tính theo số tháng thực tế mà sinh viên học tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm. Kinh phí để chi trả hai khoản này thuộc ngân sách nhà nước hàng năm chi cho giáo dục, đào tạo của bộ, ngành, các địa phương.
Để được hưởng khoản hỗ trợ này, sinh viên phải làm đơn đề nghị và cam kết bồi hoàn nếu không công tác trong ngành giáo dục tối thiểu hai năm sau tốt nghiệp.
Ảnh minh họa: Báo An ninh Thủ đô
Nghị định đã triển khai được hai năm nhưng một số trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành sư phạm vẫn đang gặp nhiều vướng mắc trong việc chi trả kinh phí hỗ trợ theo quy định. Một số trường còn đang e dè vì không có quy định, cơ chế thu lại kinh phí hỗ trợ nếu người học ra trường không tham gia công tác trong ngành giáo dục.
Trong khi đó, nhiều sinh viên đang đứng trước nguy cơ phải nghỉ học vì không thể tiếp tục trang trải học phí và sinh hoạt phí khi khoản hỗ trợ theo Nghị định chậm chi trả.
Là một trong những sinh viên trong diện được hỗ trợ của Trường Đại học Hồng Đức, em Lê Linh Tâm chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: "Trước đó, thầy cô giúp chúng em hoàn thành các giấy tờ nên thủ tục đơn giản lắm. Có khoản hỗ trợ này em cảm thấy vừa mừng mà cũng vừa tự ý thức về trách nhiệm của mình đối với sự quan tâm của xã hội dành cho sinh viên sư phạm. Em trân trọng nghề giáo và có động lực học tập, rèn luyện hơn nữa trong tương lai. Nhờ khoản hỗ trợ này, sinh viên chúng em có thể trang trải sinh hoạt hàng tháng".
Không may mắn như Tâm, một sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tâm sự: "Nhà em không có điều kiện, sau khi tốt nghiệp cấp 3, mẹ bảo em đi học nghề rồi ra làm ở khu công nghiệp. Bố thì vẫn muốn em học đại học vì tin rằng: học lên cao là con đường tốt nhất để sau này em có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Nghe bố động viên, em tìm hiểu trên mạng, thấy thông tin sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt khoảng gần 4 triệu/tháng nên quyết tâm đăng ký thi ngành này.
Em cứ ngỡ, đỗ được vào trường sẽ được nhận được khoản hỗ trợ này luôn, nhưng thầy cô bảo phải đợi thêm vì nhà trường chưa hoàn thiện hồ sơ với các cơ quan liên quan khác.
Những tháng đầu, bố mẹ phải chạy vạy khắp nơi, rồi thế chấp cả sổ đỏ để vay tiền ngân hàng cho em đi học. Tiền điện, tiền nước, tiền học cho các em ở nhà cũng khá nặng. Lại cộng thêm tiền trọ học và cả lãi ngân hàng cho việc đi học của em nữa, em sợ bố mẹ không gồng gánh được. Đã nhiều lần em nghĩ đến chuyện bỏ học nhưng thấy tiếc công sức ôn thi, học tập mình bỏ ra nên lại thôi.
Ngày 16/12 năm ngoái em hoàn thiện thủ tục nhận hỗ trợ. Nhưng đến tận tháng 8 năm nay em mới nhận được tiền của tháng 10, 11, 12 năm học 2021 - 2022. Cuối tháng 9 vừa rồi, em nhận thêm tiền hỗ trợ của 5 tháng tiếp theo. Nhận được tiền, em gửi ngay về cho bố mẹ một nửa để trả nợ, nửa còn lại giữ lại chi tiêu tiết kiệm nhưng khoản này cũng hết rồi. Còn khoản của tháng 6, tháng 7 năm học trước và hỗ trợ của năm học 2022 - 2023, em lại tiếp tục đợi mà không biết phải đợi đến bao giờ.
Em hiểu thầy cô cũng rất muốn chi trả khoản hỗ trợ cho chúng em nhưng còn phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ. Giờ em chỉ biết chờ thôi, chưa có hỗ trợ sinh hoạt em tìm công việc làm thêm, chi tiêu tiết kiệm từng chút một để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Em cũng không biết khoản hỗ trợ của năm nay bao giờ mới được chi trả, liệu có phải chờ đến tháng 8 năm sau không".
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, mẹ nữ sinh chia sẻ: "Cho con đi học đại học là cả nỗ lực của gia đình, nhà tôi chỉ mong con đi học có cái nghề ổn định, sau này tự bươn chải, nuôi sống bản thân, không phải làm việc chân tay như bố mẹ.
Con gái sức khỏe không có, vừa phải đi học vừa phải đi làm, nghĩ thương con nhưng không thể làm được gì vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Tôi chỉ biết hằng ngày động viên để con tiếp tục cố gắng học tập.
Có lần con nói thương bố mẹ đòi nghỉ học mà tôi không đồng ý. Con học đến năm thứ 2 mà bỏ thì uổng. Bao nhiêu hy vọng tôi đặt vào con. Khó khăn thì cả nhà cố gắng dành dụm, chắt chiu, vay mượn cho cháu đi học rồi đợi đến khi được chi trả khoản hỗ trợ thì tôi trả người ta. Lo lắng nhất là lãi ngân hàng nhưng thôi, đã cho con đi học thì cố gắng chấp nhận".
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã chi trả được một phần khoản hỗ trợ theo Nghị định, và sinh viên cũng cần phải chờ thêm cho những tháng gần đây. Còn nhiều trường cao đẳng, đại học khác trên cả nước vẫn chưa chi trả được khoản hỗ trợ cho sinh viên sư phạm.
Một số nhà trường loay hoay thủ tục, sinh viên xoay sở cuộc sống, các em ngoài chờ đợi không thể làm gì hơn. Nghị định 116 được nhận xét là thực hiện chưa đồng bộ và triển khai chưa hiệu quả, nhiều thủ tục rắc rối. Trong khi đó, phương án có thể giải quyết triệt để tình trạng sinh viên mòn mỏi chờ hỗ trợ vẫn là câu hỏi chưa thể tìm ra đáp án cuối cùng.
Hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên sư phạm: Khi nào mới thực hiện? Nhiều năm về trước, khi điểm trúng tuyển vào trường sư phạm thấp, các trường sư phạm không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT đã sàng lọc đầu vào, đồng thời có thêm chính sách thu hút thí sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm. Sinh viên Khoa Sư phạm tiểu học...