Điều hòa sau sinh mổ
Với những chị em đã qua sinh nở bằng việc phẫu thuật lấy thai, thì cần hết sức cẩn trọng nếu sau đó có thực hiện điều hòa kinh nguyệt.
Sinh mổ làm thay đổi cấu trúc tử cung
Trong những năm gần đây, tỷ lệ các thai phụ chọn phương pháp sinh mổ ngày càng gia tăng. Phần lớn những thai phụ đã sinh mổ lần đầu, thì ở lần sinh nở sau đó cũng sẽ có khả năng phải sinh mổ tiếp. Thế nhưng, ngoài một số trường hợp phải sinh mổ bắt buộc, xu thế ngày càng có nhiều bà mẹ hay gia đình của họ chọn mổ lấy con vì theo họ như thế sẽ an toàn hơn, cũng như muốn chọn “giờ đẹp” để con ra đời…
Sinh mổ không chỉ tốn kém chi phí, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ. Theo các bác sĩ, những can thiệp về y khoa trên một tử cung đã có vết mổ cũ lấy thai bao giờ cũng khó khăn hơn xử lý trên tử cung chưa hề có vết mổ. Bởi, có thể vết mổ lấy thai đã làm thay đổi về cấu trúc giải phẫu bình thường của tử cung và cổ tử cung… Ở bài viết này, chúng tôi đề cập đến khía cạnh liên quan giữa vết mổ lấy thai và biện pháp điều hòa kinh nguyệt (phá thai) bằng phương pháp nội khoa.
Hình minh họa
Giảm tai biến
Tình trạng có thai ngoài ý muốn khiến người phụ nữ phải bỏ thai còn khá phổ biến tại một số nước trong đó có VN. Bình quân hằng năm chỉ riêng tại TP.HCM, số lượng chị em đi làm kế hoạch hóa gia đình bằng biện pháp bỏ thai ngang ngửa với số lượng chị em sinh đẻ (hơn 110 ngàn trường hợp/năm). Tại hội nghị Sản phụ khoa Việt-Pháp diễn ra ở TP.HCM 15-16.5 vừa qua, các bác sĩ sản khoa đã cảnh báo rằng “Với những phụ nữ có vết sẹo mổ lấy thai trên tử cung, thì sẽ dễ dẫn đến các tai biến và biến chứng khi làm thủ thuật hút thai (phá thai). Cùng với sự gia tăng tỷ lệ sinh mổ, và tăng tỷ lệ phá thai, đã kéo theo tình trạng gia tăng tai biến trong phá thai, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người mẹ”.
Theo trình bày tại hội nghị của các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) thì, việc phá thai trên một phụ nữ đã từng sinh mổ thật sự là một lo ngại đối với cả các bác sĩ, vì tử cung có vết mổ cũ dễ làm xảy ra các tai biến khi hút thai như: chảy máu, thủng tử cung…
Video đang HOT
Theo các nhà chuyên môn sản khoa, với những chị em đã sinh đẻ, nếu lỡ có thai ngoài ý muốn mà muốn bỏ đi thì, cần chọn biện pháp thai nội khoa (không can thiệp bằng thủ thuật trên tử cung). Tuy nhiên, việc thực hiện phá thai nội khoa phải được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên môn sản phụ khoa đã được huấn luyện kiến thức về phá thai nội khoa.
Trước đây phương pháp phá thai nội khoa đã được Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương (TP.HCM) nghiên cứu áp dụng thành công đầu tiên trong nước, sau đó được Bộ Y tế đưa vào Chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản từ năm 2002. Hiện nay, phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi tại bệnh viện tuyến T.Ư và bệnh viện tuyến tỉnh.
Theo vietbao
Cách sơ cứu một số trường hợp ngộ độc thường gặp
Khi gặp những trường hợp bị ngộ độc sắn, ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc thuốc paracetamol dùng để hạ sốt giảm đau, ngộ độc thuốc an thần gây ngủ, ngộ độc khí CO (carbon monoxide)... những người xung quanh có thể làm gì để giúp nạn nhân thoát khỏi nguy kịch?
Ngộ độc sắn
Biểu hiện: nôn nao, nôn ra nhiều sắn đã ăn; nạn nhân bị đầy bụng, sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như choáng váng đầu, chóng mặt, vật vã, run, co giật, bất tỉnh, da và niêm mạc xanh tím, khó thở...
Ngộ độc sắn thường xảy ra đối với trẻ em.
Khi phát hiện được trẻ em có triệu chứng ngộ độc do nguyên nhân ăn sắn thì việc cần làm đầu tiên là gây nôn nếu trẻ còn tỉnh táo và mới ăn sắn trong vòng dưới 1 giờ. Sau đó cho trẻ uống nước đường và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nhất hoặc gọi điện thoại đến các trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn.
Ngộ độc thuốc trừ sâu
Ngộ độc thuốc trừ sâu thường xảy ra trong các hoàn cảnh do ăn rau, quả mới phun thuốc trừ sâu; do uống nhầm thuốc trừ sâu đựng trong những chai lọ thường dùng để chứa đồ ăn, thức uống. Ngoài ra cũng hay gặp do nạn nhân đứng cuối ngọn gió khi đang phun thuốc trừ sâu...
Biểu hiện: các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, chảy nhiều nước bọt, da lạnh, mạch đập chậm, con ngươi hay đồng tử của mắt co lại. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể bị giật các thớ cơ, co giật, bất tỉnh...
Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng cách gây nôn nếu nạn nhân vừa mới uống nhầm hoặc ăn nhầm phải thuốc trừ sâu, thay quần áo đã bị nhiễm thuốc trừ sâu, đồng thời phải tắm rửa, gội đầu trước khi mặc quần áo khác. Cho nạn nhân nằm nghiêng, kê đầu cao để hạn chế bị sặc chất nôn có thể trào ngược vào phổi. Không được cho nạn nhân uống sữa và tìm mọi phương tiện đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và thuận lợi nhất.
Ngộ độc thuốc paracetamol
Ngộ độc thuốc paracetamol thường gặp trong các hoàn cảnh như uống nhầm thuốc, trường hợp này cũng hay gặp ở trẻ em bị cảm sốt phải dùng thuốc điều trị nhưng người lớn cho trẻ dùng liều quá cao. Tình trạng ngộ độc thuốc paracetamol xảy ra khi dùng liều quá cao trên 100 mg/kg trọng lượng cơ thể. Cần lưu ý rằng, có nhiều loại thuốc chữa cảm cúm có chứa hoạt chất paracetamol nên cần thận trọng.
Biểu hiện: trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, sau đó xuất hiện mắt vàng, da vàng; triệu chứng này thường xuất hiện sau nhiều giờ. Trên thực tế, cần phải nghĩ ngay tình trạng ngộ độc khi phát hiện thấy trẻ đã uống quá liều thuốc paracetamol mà không cần chờ đợi đến khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc. Cần phải thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu.
Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng cách gây nôn nếu trẻ vừa mới uống thuốc. Nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất, thuận lợi nhất hoặc gọi điện thoại đến các trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn.
Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ
Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ xảy ra trong các hoàn cảnh do nạn nhân vô tình hoặc cố ý uống thuốc, cũng có thể xảy ra do người lớn thiếu thận trọng để thuốc trong tầm tay với của trẻ em.
Biểu hiện: lờ đờ buồn ngủ hoặc bất tỉnh và nằm yên như ngủ, thở chậm, yếu. Trong trường hợp bị ngộ độc nặng có thể ngủ sâu, thở rất yếu hoặc không còn thở, có dấu hiệu trụy tim mạch.
Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng biện pháp gây nôn nếu nạn nhan còn tỉnh táo và vừa mới uống thuốc. Đồng thời đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất và thuận lợi nhất.
Ngộ độc khí CO (carbon monoxyde)
Ngộ độc khí CO (carbon monoxide) thường xảy ra trong hoàn cảnh đốt lò than hoặc chạy máy nổ phát điện trong phòng kín.
Biểu hiện: nhức đầu, ù tai, hoa mắt; buồn nôn, nôn; khó thở, có tình trạng lẫn lộn, giãy dụa, bất tỉnh, da đỏ hồng...
Cách sơ cứu ban đầu là đưa nạn nhân ra khỏi phòng kín, đến chỗ thoáng khí. Đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao và chuyển ngay nạn nhân vào bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu đến hỗ trợ và di chuyển nạn nhân.
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO là không dùng lò than, đặt máy nổ phát điện ở trong phòng kín, những nơi ít được thông khí hoặc nơi đầu gió. Không đóng kín các cửa phòng khi đốt lò than hoặc dùng máy nổ phát điện đặt ở trong nhà.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo dân trí
Thông tin sức khỏe: Giờ tôi nói nhiều cũng không bị khản tiếng nữa! Do thường xuyên phải nói và giao tiếp nhiều, khiến chị Tâm hay gặp rắc rối về phát âm như: khản tiếng, mất tiếng, gây ảnh hưởng lớn tới công việc. Nhưng gần đây, chị đã tìm thấy giải pháp cho riêng mình, giọng nói đã trong trẻo trở lại. Ảnh minh họa. Đó là trường hợp của chị Nguyễn Trân Huyền, ở...