Điều gì xảy ra nếu dùng quá nhiều thực phẩm nhóm tinh bột – đường?
Giống như chất béo (fat) và đạm (prôtêin), tinh bột – đường (carb) cũng là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Theo khuyến nghị từ Cục Quản lý Dược – Thực phẩm Mỹ, carb đóng góp khoảng 45-65% tổng lượng calo mà cơ thể dung nạp mỗi ngày, nghĩa là nếu nạp 2.000 calo/ngày thì lượng calo từ carb phải từ 900-1.300. Tuy nhiên, ăn quá nhiều carb cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nếu thấy có những dấu hiệu sau đây, bạn cần giảm lượng carb tiêu thụ hằng ngày.
Theo Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, cảm giác mệt mỏi thường trực hoặc thấy mệt sau khi tiêu thụ các loại carb đơn có thể là tác dụng phụ của thói quen ăn nhiều tinh bột – đường. Tuy các thực phẩm giàu carb (như cơm, bánh mì, mì ống, khoai tây chiên…) có thể làm tăng tức thời nồng độ đường huyết và năng lượng hoạt động cho cơ thể và não bộ, nhưng sau đó nó có thể làm đường huyết sụt giảm nhanh, khiến chức năng của một số tế bào thần kinh liên quan đến chu kỳ ngủ/thức suy giảm theo. Vì thế, càng ăn nhiều carb trong ngày, bạn càng khó ngủ ngon và cảm thấy kiệt sức vào hôm sau.
Ăn quá nhiều carb giàu calo có thể dẫn tới tăng cân. Lý do là tiêu thụ nhiều carb làm tăng lượng đường glucose trong máu (tăng đường huyết). Khi đó, tuyến tụy – cơ quan sản xuất insulin – phải làm việc nhiều để tăng tiết hoóc-môn này và chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không chuyển hóa hết, lượng glucose dôi dư sẽ được cơ thể biến đổi thành chất béo, như một nguồn năng lượng tích trữ, khiến bạn tăng cân.
Ăn quá nhiều tinh bột – đường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.
Ăn quá nhiều carb có thể dẫn tới tăng cân, nhưng tất cả còn phụ thuộc vào loại carb mà bạn tiêu thụ. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nutrients chỉ ra rằng chế độ ăn giàu carb thực vật có thể làm giảm trọng lượng, mỡ cơ thể và cải thiện chức năng insulin.
Video đang HOT
Đầy hơi
Những bữa ăn giàu carb dễ khiến cơ thể tích nước, tạo cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Nhiều loại carb (như thực phẩm chế biến sẵn chứa đường, rau quả, thức uống có gas) cũng có thể tạo khí trong bụng. Được biết, thực phẩm tạo khí nhiều nhất là nhóm tinh bột chuỗi ngắn FODMAP.
Thèm ăn thêm
Theo nghiên cứu trên tạp chí Archives of General Psychiatry, ăn nhiều carb chứa thêm đường có thể kích hoạt các bộ phận ở não phản ứng theo cơ chế giống như khi sử dụng các thành phần gây nghiện ở người như các chất kích thích và bia rượu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng khu vực phụ trách cảm giác trao thưởng ở não đã phản hồi trước các tín hiệu carb, trong khi khu vực ức chế hành động ăn quá mức lại bất hoạt. Tiêu thụ carb còn làm giải phóng hoóc-môn đem lại cảm giác vui vẻ dopamine, khiến chúng ta muốn ăn thêm carb để duy trì cảm giác phấn chấn tinh thần.
Theo Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ, thực phẩm giàu carb được nước bọt phân hủy thành đường đơn. Vi khuẩn trong miệng sẽ ăn loại đường này và tạo ra axít làm ảnh hưởng đến độ pH của mảng bám, gây ra tình trạng khử khoáng và dẫn tới sâu răng. Vì vậy, cần đánh răng sau khi ăn ít phút, đặc biệt là khi dùng thức ăn chứa nhiều carb.
Trí não chậm chạp
Hàm lượng glucose từ carb là nguồn năng lượng chính của não, nhưng việc ăn quá nhiều carb có thể gây phản tác dụng. Đơn cử, sau khi theo dõi 1.230 người từ 70 tuổi trở lên trong 4 năm, các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện Mayo (Mỹ) phát hiện những người theo đuổi chế độ giàu carb có nguy cơ bị suy giảm nhận thức nhẹ cao gấp 4 lần. Theo trưởng nhóm – nhà dịch tễ học Rosebud Roberts, ăn nhiều carb ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và insulin trong cơ thể. “Đường cung cấp năng lượng cho não, nên ăn vừa phải là tốt. Tuy nhiên, lượng đường cao thực sự có thể ngăn não sử dụng đường – tương tự như những gì chúng ta thấy ở bệnh tiểu đường tuýp 2″ – bà Roberts giải thích.
Nổi mụn
Các bằng chứng dựa trên việc tự ghi nhận của người tham gia cho thấy rằng, ăn nhiều thực phẩm chứa đường có thể làm nặng thêm tình trạng nổi mụn ở thanh niên. Như trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, các chuyên gia đã yêu cầu 248 thanh niên từ 18-25 tuổi trả lời bảng câu hỏi về tình trạng nổi mụn và thói quen ăn uống. Kết quả cho thấy so với nhóm bị nổi mụn ở mức nhẹ, nhóm bị nổi mụn từ mức trung bình đến nặng tiêu thụ nhiều đường, sữa và chất béo bão hòa thường xuyên hơn. 52% cho rằng chế độ ăn là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng nổi mụn của họ.
Bệnh tiểu đường và carb: Được ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Carb hoặc carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết sản xuất năng lượng để thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể.
Đo đường huyết - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mặc dù nó rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, nhưng carb không có tiếng tốt đối với những người muốn giảm cân. Nguyên nhân là do các tác dụng phụ khác nhau của việc tiêu thụ quá nhiều carb.
Carbohydrate (carb) bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa.
Ăn quá nhiều carb có liên quan đến tăng cân, sức khỏe tim mạch và thậm chí là bệnh tiểu đường. Carb được biết là làm tăng đột biến lượng đường trong máu, đây là một mối quan tâm lớn đối với những người bị bệnh tiểu đường.
Điều này thường khiến họ băn khoăn không biết bao nhiêu carb là đủ trong ngày, theo Times of India.
Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu
Bánh mì đen có hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần bánh mì trắng. Chúng chứa nhiều vitamin B. Chỉ số Glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn. - SHUTTERSTOCK
Carb là nguồn năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta. Chúng được hệ tiêu hóa phân giải thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào với sự trợ giúp của insulin, nơi nó được sử dụng làm nguồn năng lượng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể chúng ta không sản xuất đủ insulin hoặc gặp vấn đề trong việc sử dụng nó. Vì điều này, glucose ở trong máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu. Việc hấp thu quá nhiều nguồn carb không lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, có thể gây ra vấn đề theo thời gian cho bệnh nhân tiểu đường, theo Times of India.
Những điều bạn nên biết về carb
Vấn đề chính là các nguồn tinh bột không lành mạnh và tinh chế như bánh mì, mì ống, pizza, đồ chiên.
Các nguồn carb lành mạnh không có hại cho bệnh nhân tiểu đường nếu tiêu thụ với lượng vừa phải. Ngũ cốc nguyên hạt và carb phức hợp không làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức và không có hại cho sức khỏe.
Về cơ bản, có 3 nguồn cung cấp carb là: đường, chất xơ và tinh bột. Đường và tinh bột làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng chất xơ thì không. Vì vậy, bạn phải cẩn thận trong khi lựa chọn thực phẩm của mình.
Một người có thể ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Không có câu trả lời chắc chắn cho điều này, bởi vì mỗi cá nhân đều khác nhau và yêu cầu của cơ thể họ cũng vậy. Nói chung, khoảng một nửa lượng calo tiêu thụ hằng ngày của một bệnh nhân tiểu đường phải đến từ carbohydrate.
Vì vậy, nếu bạn tiêu thụ 2.000 calo mỗi ngày thì 1.000 calo phải là từ carb. Bạn có thể chia đều số lượng này theo tần suất bữa ăn để giữ lượng đường trong máu ổn định trong ngày, theo Times of India.
Lưu ý quan trọng
Carb rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Tiêu thụ ít carb hơn có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược. Vì vậy, tốt nhất bạn nên lắng nghe cơ thể mình và hỏi ý kiến bác sĩ, theo Times of India.
Lần đầu chữa thành công hội chứng say rượu bằng cách 'độc nhất vô nhị' Từ trước đến nay, hội chứng tự lên men thường được chữa khỏi bằng cách điều trị chống nấm và chế độ ăn không carbohydrate. Mới đây, các bác sĩ lần đầu tiên chữa bệnh bằng cách cấy phân vào ruột bệnh nhân. Có những người "uống hoài không say", cũng có người "không uống mà say" do mắc hội chứng Auto Brewery...