Điều gì xảy ra nếu bạn uống quá nhiều nước?
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống quá nhiều nước?
Nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện hoạt động thể chất, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, giảm stress oxy hóa, cải thiện chức năng não, giảm nguy cơ sỏi thận và giảm tỷ lệ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón.
Ngoài ra, nước góp phần duy trì huyết áp ổn định trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc các triệu chứng như đau đầu dữ dội, mệt mỏi, đau ngực và khó thở.
Lượng nước tối ưu sẽ tốt cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể, nhưng khi bạn uống quá nhiều nước trong khoảng thời gian ngắn, cơ thể sẽ nhận lại một số tác dụng phụ.
Tình trạng thừa nước có thể xảy ra trong hai trường hợp. Thứ nhất, thừa nước xảy ra khi một người uống quá nhiều nước và thận không thể thải bỏ hoặc tích trữ lượng nước dư thừa, khiến nước di chuyển vào máu. Trường hợp thứ 2, tình trạng thừa nước là khi cơ thể không thể bài tiết lượng nước dư thừa do một số bệnh lý như các vấn đề về thận, tiểu đường không kiểm soát được và các vấn đề về gan.
Một số triệu chứng của tình trạng thừa nước có thể bao gồm đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, lú lẫn, yếu cơ và bàn tay và bàn chân đổi màu.
Nước ảnh hưởng đến huyết áp thế nào?
Lượng nước dư thừa hoặc không đủ nước đều ảnh hưởng đến huyết áp. Uống quá nhiều nước giúp kiểm soát sỏi thận, song nó không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Uống quá nhiều nước làm tăng lượng nước trong máu, có thể làm loãng các chất điện giải có trong máu, bao gồm cả natri. Các chất điện giải này giúp duy trì lượng chất lỏng và chịu trách nhiệm cân bằng các hóa chất như axit và bazơ trong cơ thể.
Natri cũng là một chất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ bắp và dây thần kinh. Khi nồng độ natri trong máu giảm xuống dưới 135 mmol/L, hiện tượng hạ natri máu xảy ra, khiến nước xâm nhập vào các tế bào của cơ thể và làm cho chúng sưng lên. Sự sưng tấy tế bào sẽ cản trở huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như cứng động mạch và suy tim, cùng với đó là tăng nguy cơ co giật và hôn mê.
Nếu không được điều trị lâu hơn, hạ natri máu có thể dẫn đến các biến chứng như phù não và hội chứng hủy myelin do thẩm thấu (rối loạn chức năng tế bào não).
Cách kiểm soát tình trạng thừa nước
Cách tốt nhất là tránh uống quá nhiều chất lỏng và chỉ uống theo lượng khuyến nghị. Theo một nghiên cứu, lượng chất lỏng được khuyến nghị mỗi ngày là 3000 ml (khoảng 12-13 cốc) đối với nam giới và 2200 ml (khoảng 8-9 cốc) đối với phụ nữ. Lượng chất lỏng nạp vào có thể là từ đồ uống và thực phẩm, bao gồm cả nước.
Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc lợi tiểu có thể giúp tăng sản xuất nước tiểu và giảm lượng nước trong cơ thể. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ dạng thuốc nào.
Video đang HOT
11 dấu hiệu cảnh báo bạn uống quá nhiều nước, gây hệ lụy không nhỏ đến nội tạng
Mặc dù hầu hết mọi người đều chỉ chú ý đến các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước, nhưng các chuyên gia cho rằng, uống quá nhiều nước cũng nguy hiểm không kém.
Uống đủ nước là điều rất quan trọng để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường, nhưng lại không nên uống quá nhiều. TS Austin DeRosa, bác sĩ tiết niệu của Trung tâm Ung thư UCHealth ở Highlands Ranch, Colorado, Mỹ cho biết, uống quá nhiều nước thường không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ngoài việc phải đi vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong.
" Hạ natri máu, đôi khi được gọi là "nhiễm độc nước" sẽ khiến lượng natri và các chất điện giải khác trong máu thấp bất thường, sau đó dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như co giật, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể gây tử vong", ông giải thích.
Bác sĩ Jennifer Caudle - PGS tại Trường Y học xương khớp Đại học Rowan, New Jersey, Mỹ cho biết: " Quan niệm cho rằng nên uống nước và không bao giờ lo rằng sẽ bị uống quá nhiều nước là một trong những lầm tưởng về sức khỏe phổ biến nhất mà tôi nghe được từ các bệnh nhân của mình".
" Đây là một lầm tưởng rất nguy hiểm vì bạn hoàn toàn có thể uống quá nhiều nước, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng", cô nói thêm.
May mắn rằng, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang uống quá nhiều nước.
1. Liên tục cầm chai nước trong tay
Nếu bạn mang theo chai nước của mình cả ngày và đổ đầy lại ngay lập tức khi hết nước, bạn có thể đang uống quá nhiều nước. Liên tục bổ sung nước vào cơ thể có thể dẫn đến lượng natri trong máu thấp, khiến các tế bào của cơ thể sưng lên, theo phòng khám Mayo Clinic.
Theo TS Tamara Hew-Butler, GS khoa học thể thao tại Đại học Oakland ở Rochester, Michigan, Mỹ, điều này có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm khi não bắt đầu sưng lên.
" Bộ não của bạn chỉ có thể sưng lên khoảng 8 - 10% trước khi chạm đến hộp sọ, và nó sẽ đẩy thân não ra ngoài", Hew-Butler nói.
2. Bị đau đầu suốt cả ngày
Nhức đầu có thể là dấu hiệu của tình trạng thừa nước hoặc mất nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, nồng độ muối trong máu giảm xuống, khiến các tế bào ở các cơ quan khác bị sưng lên.
Uống quá nhiều nước có thể gây ảnh hưởng đến não. Khi nồng độ muối trong cơ thể thấp, các tế bào sẽ phát triển. Khi bạn uống quá nhiều nước, bộ não của bạn sẽ phát triển về kích thước và ép vào hộp sọ. Áp lực tăng thêm này có thể gây ra đau nhói đầu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy giảm trí não và khó thở.
3. Mất cảm giác buồn tiểu
Kiểm soát việc đi tiểu là một kỹ năng có thể học được. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta cho trẻ "tập ngồi bô" khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu liên tục làm đầy bàng quang do uống quá nhiều hoặc nhịn tiểu quá lâu, bạn có thể "đào thải" kỹ năng đó, TS DeRosa nói.
Điều này có thể khiến bạn khó nhận biết khi nào mình cần đi tiểu hoặc cảm thấy muốn đi tiểu ngay cả khi không cần thiết.
4. Uống nhiều nước dù không khát
Cách tốt nhất để biết liệu cơ thể có cần thêm nước hay không là xem rằng mình có thực sự cảm thấy khát hay không. Theo TS Caudle, điều quan trọng là phải học cách chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, bao gồm đói, mệt và khát. Nếu bạn thường có thói quen uống nước liên tục dù không thấy khát, có thể bạn đang uống quá nhiều nước.
5. Nước tiểu không có màu
Nếu bạn đang uống một lượng nước vừa đủ, nước tiểu của bạn phải có màu vàng nhạt đến vàng trong. Theo TS Caudle, nước tiểu trong là dấu hiệu tốt nhất cho thấy bạn uống đủ nước. Trong khi đó, nước tiểu không màu như nước lã là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước.
Quy tắc chung là uống 8 - 10 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, theo TS Caudle, lượng nước bạn cần còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và thời tiết. Một lần nữa, "chìa khóa" là học cách nhận biết khi nào bản thân cảm thấy khát.
6. Đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm
" Trung bình, một người sẽ đi tiểu từ 6 - 10 lần mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn thấy mình đi tiểu nhiều hơn 10 lần một ngày, bạn có thể đang uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần", TS DeRosa nói. Ngoài ra, thức dậy nhiều hơn một lần trong đêm để đi tiểu là một dấu hiệu khác của tình trạng thừa nước.
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên, bao gồm bàng quang hoạt động quá mức hoặc lạm dụng caffeine. Vì vậy, nếu lượng nước tiêu thụ của bạn nằm trong mức bình thường nhưng bạn vẫn đi tiểu hàng giờ, thì đã đến lúc bạn nên đi kiểm tra.
7. Bị rò rỉ nước tiểu
Bàng quang trung bình có thể chứa 500 - 800 gram chất lỏng trước khi cần thải ra ngoài, TS DeRosa nói. Tuy nhiên, mặc dù bàng quang có thể có sức chứa to bằng quả bưởi, nhưng không nên để nó trong tình trạng quá tải nước tiểu.
Nhiều người uống quá nhiều nước nên sẽ cố gắng nhịn tiểu lâu hơn, dẫn đến rò rỉ bàng quang. Nếu bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn hai giờ một lần hoặc thức dậy nhiều hơn một lần để đi tiểu vào ban đêm, bàng quang của bạn có thể đang bị hoạt động quá mức.
8. Bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc buồn nôn
TS Hew-Butler giải thích rằng, các triệu chứng của tình trạng thừa nước trông rất giống với tình trạng mất nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn sẽ không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa, điều đó dẫn đến bị tích nước trong cơ thể.
Điều này có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
9. Sưng hoặc đổi màu ở bàn tay, môi và bàn chân
TS Caudle cho biết: Trong nhiều trường hợp hạ natri máu, bàn tay, môi và bàn chân sẽ bị sưng tấy hoặc đổi màu. Khi tất cả các tế bào trên khắp cơ thể sưng lên, da cũng sẽ bắt đầu sưng lên rõ rệt.
Những người uống quá nhiều nước có thể tăng cân đột ngột do sưng phù và thừa nước trong máu. Nếu bạn đang uống hơn 10 cốc nước mỗi ngày và nhận thấy bàn tay, môi và bàn chân bị sưng hoặc đổi màu, hãy cắt giảm lượng nước uống vào và xem liệu các triệu chứng này có giảm bớt hay không.
10. Cơ bắp yếu và dễ bị chuột rút
Khi uống quá nhiều nước, mức điện giải giảm xuống, ảnh hưởng đến sự cân bằng trong cơ thể. Mức điện giải thấp có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu, bao gồm co thắt cơ và chuột rút.
Bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề này bằng cách uống nước dừa thay thế. Đây là loại nước chứa nhiều chất điện giải và 100% tự nhiên, hoặc thay bằng thức uống khác có chất điện giải mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
11. Cảm thấy mệt mỏi
Thận chịu trách nhiệm lọc nước qua cơ thể và đảm bảo lượng chất lỏng trong máu luôn cân bằng. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn, tạo ra phản ứng căng thẳng từ các hormone khiến cơ thể căng thẳng và mệt mỏi theo.
Nếu bạn liên tục uống nước và thấy khó rời khỏi giường, có thể là do bạn đã tạo thêm sự "căng thẳng" không cần thiết cho thận của mình.
4 thói quen tốt nhưng làm quá sẽ rất có hại cho bạn Quá nhiều điều tốt có thể rất có hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thói quen lành mạnh và tốt cho bạn ở mức độ vừa phải, nhưng có thể gây hại nghiêm trọng khi thực hiện quá mức, theo trang web về sức khỏe ở Mỹ Eat This, Not That! 1. Uống quá nhiều nước Uống quá nhiều...