Điều gì xảy ra khi bạn đi ngủ lúc bụng đói?
Có nhiều nghiên cứu đề xuất giảm cân bằng cách ngủ khi bụng đói. Nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại, và thậm chí cho thấy có nhiều tác hại.
Giảm cân bằng cách ngủ khi bụng đói. Nhưng khoa học đã chứng minh điều ngược lại, và thậm chí cho thấy có nhiều tác hại – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là những lý do có thể khiến bạn suy nghĩ lại nếu đang ngủ bụng đói để giảm cân, theo Bright Side.
1. Có thể mất khối lượng cơ bắp
Đối với những người đang cố gắng phát triển cơ bắp, hoàn toàn không nên ngủ khi bụng đói, theo các chuyên gia. Bạn có thể bỏ qua bữa tối, nhưng bạn cần chất dinh dưỡng để chuyển đổi protein thành cơ bắp. Hãy đừng làm căng thẳng cơ thể vì cảm giác đói.
2. Có thể tăng cân
Đúng vậy, ngủ đói có thể gây phản tác dụng. Các nghiên cứu đề xuất giảm cân bằng cách không ăn trước khi ngủ đang gây tranh cãi. Vì vậy, mặt tiêu cực là việc bỏ bữa có thể kích hoạt cơn thèm ăn vào sáng hôm sau, vì quá đói. Nói cách khác, thức ăn trở nên hấp dẫn gấp đôi và đột nhiên bạn có nguy cơ nhồi nhét thật nhiều. Trong trường hợp này, bạn có nhiều nguy cơ tăng cân.
Tuyên bố cho rằng sự trao đổi chất chậm hơn vào ban đêm đang gây tranh cãi và không có bằng chứng rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên ăn nhiều ngay trước khi ngủ. Ăn cách 2 – 3 giờ trước khi ngủ thì không sao, miễn là một bữa ăn lành mạnh.
Hầu hết chúng ta có lẽ đã từng đi ngủ khi bụng đói. Dạ dày “kêu” ùng ục liên hồi và chỉ mong đến sáng để được ăn. Với tình trạng như vậy, bạn sẽ trằn trọc khó ngủ hơn, theo Bright Side.
Bạn có thể cảm thấy ổn sau khi bỏ bữa tối nhưng cuối cùng khi bạn ngủ thiếp đi, cơn đói sẽ khiến não bộ tỉnh táo, khiến bạn không thể ngủ ngon, theo chuyên gia dinh dưỡng Wesley Delbridge, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Ẩm thực Mỹ.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên, muốn ngủ ngon thì đừng nhịn đói. Nếu bạn đã đi ngủ mà cảm thấy đói, hãy ăn 1 quả dưa chuột hoặc vài hạt hạnh nhân và uống ít nước, thay vì ăn bánh mì.
4. Thiếu năng lượng cho ngày hôm sau
Nếu bạn không ăn, bạn không có chút nhiên liệu nào để hoạt động trong ngày. Rất cần phải đầy đủ năng lượng vào buổi sáng vì mọi người cần phải đi làm và bộ não cần phải hoạt động.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng ngủ bụng đói có thể có nhiều tác hại, như mệt mỏi và trầm cảm. Nếu chúng ta quyết định ngủ bụng đói vào đêm hôm trước và thức dậy thiếu năng lượng, với một tâm trạng không tốt, cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tại nơi làm việc, theo Bright Side.
Gặp 5 triệu chứng này, bạn nên gặp bác sĩ sớm
Có nhiều triệu chứng bệnh tật mà chúng ta thường bỏ qua và xem nó là bình thường.
Ngủ không ngon giấc, ho dai dẳng, huyết áp thấp, mệt đứt hơi, táo bón là những vấn đề sức khỏe mà bạn không được xem thường và cần đi khám để kiểm tra - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thực tế đó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nghiêm trọng nhưng chúng ta không biết, và nghĩ rằng đó là chuyện nhỏ.
Sau đây là một số vấn đề sức khỏe mà bạn cần lưu ý và kiểm tra ngay lập tức, theo Hindustan Times.
1. Ngủ không ngon giấc
Viện Y tế Quốc gia Anh cho biết giấc ngủ kém thường xuyên khiến một người có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm như bệnh tim và tiểu đường. Nó cũng rút ngắn tuổi thọ.
Mất ngủ cũng có thể do bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Trong khi ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn ở đường hô hấp trên.
2. Ho dai dẳng
Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân phổ biến nhất ở người lớn là viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi.
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng, bụi, lạnh hoặc thậm chí tập thể dục có thể gây ra tình trạng này.
Hen suyễn
Nguyên nhân thứ hai có thể là hen suyễn.
Theo Harvard Health, trong khi thở khò khè và khó thở là triệu chứng hen suyễn thông thường, một số người chỉ ho - ho khan kéo dài, suốt ngày đêm.
Trào ngược a xít
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây ho mạn tính và thường bị bỏ qua. Đối với một số người, triệu chứng duy nhất có thể là ho mạn tính, thường nặng hơn vào ban đêm sau khi nằm xuống giường.
Đặc biệt, trong giai đoạn cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19, nếu bạn cảm thấy ho dai dẳng kéo dài thì nên liên hệ ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị!
3. Mệt đứt hơi khi leo cầu thang
Bạn có cảm thấy kiệt sức khi đi bộ, tim đập nhanh khi leo cầu thang và tập thể dục?
Nếu có thì bạn cần phải đi bác sĩ sớm.
Tình trạng này có thể do phổi không khỏe hoặc bị huyết áp cao. Người có huyết áp cao dễ bị đuối sức khi đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang. Họ cũng dễ bị đau tim hơn, theo Hindustan Times.
4. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp là huyết áp thấp hơn 90/60 mmHg.
Bệnh Parkinson, tiểu đường và một số bệnh về tim khiến bạn có nguy cơ bị huyết áp thấp.
Và huyết áp thấp nghiêm trọng có thể làm cơ thể không đủ ô xy để thực hiện các chức năng bình thường, dẫn đến tổn thương tim và não.
Bệnh tim
Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp, như nhịp tim cực thấp - tim đập rất chậm, các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim.
Vấn đề nội tiết
Các bệnh về tuyến giáp, hạ đường huyết và cả bệnh tiểu đường có thể gây ra huyết áp thấp.
Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu vitamin B-12 và folate có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu gây thiếu máu, dẫn dến huyết áp thấp.
Hạ huyết áp thế đứng
Là hạ huyết áp xảy ra khi huyết áp giảm nhanh và đáng kể khi đang ngồi hoặc nằm mà đứng lên, theo Hindustan Times.
5. Táo bón
Táo bón mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân, theo Mayo Clinic.
Tắc nghẽn trong đại tràng hoặc trực tràng
Vấn đề với các dây thần kinh xung quanh đại tràng và trực tràng
Vấn đề với các cơ liên quan đến việc đại tiện
Do rối loạn nội tiết
Hoóc môn giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Mất cân bằng nội tiết có thể dẫn đến táo bón. Nguyên nhân có thể do tuyến giáp hoạt động kém hay bệnh tiểu đường, theo Hindustan Times.
Thiên Lan
Những cách giảm cân không lành mạnh cần tránh Chẳng những không hiệu quả và gây mất thời gian, một số biện pháp giảm cân còn bị đánh giá là không lành mạnh, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, chẳng hạn như: Chỉ uống nước ép trái cây, nước ngọt ăn kiêng. Chế độ ăn chỉ có nước ép trái cây sẽ không giúp bạn...