Điều gì xảy ra khi ăn hành lá mỗi ngày?
Hành lá là một thực phẩm không thể thiếu để tăng thêm gia vị cho món ăn. Ăn hành lá mỗi ngày còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Hành lá xanh giàu chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, vitamin B2, đồng, kali và flavonoid thiết yếu, đồng thời hàm lượng calo lại ít. Vì thế đây là thực phẩm rất bổ ích cho cơ thể, tiêu thụ hành lá xanh mỗi ngày bạn sẽ thu được những lợi ích sức khỏe điển hình sau đây.
Giúp xương chắc khỏe
Ăn hành lá thường xuyên giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả (Ảnh minh họa)
Hành lá chứa rất nhiều vitamin K và C, cả hai loại vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt, trong hành lá còn có hợp chất có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương và gãy xương. Rất có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn hành lá mỗi ngày có thể giúp bạn hạn chế được các căn bệnh thường ngày như: cảm cúm, cảm lạnh, sốt, ho,… bởi hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Ngoài ra, hành làm tăng lưu thông máu và thải độc qua tuyến mồ hôi.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Ít ai biết được rằng hành lá là một trong những thực phẩm rất tốt giúp ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Ăn hành lá mỗi ngày sẽ giúp nồng độ glucose trong miệng và tĩnh mạch tiết ra ít hơn. Bên cạnh đó, hành cũng giàu crôm, có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin, giúp chống bệnh tiểu đường.
Phòng chống ung thư
Mặc dù hành lá chỉ là gia vị chiếm tỷ lệ ít trong các món ăn, tuy nhiên tiêu thụ hành lá mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư phổ biến bởi chúng có chứa thành phần flavonoid.
Video đang HOT
Ăn hành lá mỗi ngày giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh ung thư (Ảnh minh họa)
Trong các nghiên cứu tại khu vực Nam Âu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn hành sẽ giảm được 84% nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng và họng. Giảm 88% nguy cơ ung thư thực quản, 83% nguy cơ ung thư thanh quản và 25% nguy cơ ung thư vú, 73% nguy cơ ung thư buồng trứng, 73% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 38% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người không ăn hoặc ít ăn hành.
Tốt cho “chuyện ấy”
Hành lá được chứng minh là một chất kích thích ham muốn mạnh thứ hai chỉ đứng sau tỏi. Loại gia vị này có chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích ham muốn “chăn gối”. Do đó, khi nam giới có như cầu cải thiện “chuyện ấy” hãy ăn nhiều hành mỗi ngày, ít nhất 3 bữa/tuần sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Tốt cho mắt
Hành lá rất giàu vitamin A và carotenoid, những dưỡng chất cần thiết để giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, mất thị lực,…
Lợi tiểu
Hành lá có tác dụng giữ nước để tránh bị sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Nếu bị mắc các bệnh đường tiết niệu, ngoài việc tiêu thụ nhiều hành trong bữa ăn hàng ngày, bạn còn có thể uống nước hành và nghệ để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, loại gia vị này còn tác dụng làm sạch máu.
Theo giadinhvietnam
Mẹ ơi bổ sung ngay 6 dưỡng chất này cho con để bé khỏe mạnh, không lo đau ốm trong nắng nóng mùa hè nhé!
Thời tiết oi bức dễ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều và mất sức. Mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung 6 dưỡng chất này để đảm bảo trẻ vẫn phát triển tốt và khỏe mạnh suốt mùa hè.
Protein
Não bộ, các cơ quan nội tạng, tổ chức cơ và cả quá trình phát triển của hệ xương ở trẻ đều phải gắn kết chặt chẽ với Protein. Để đáp ứng nhu cầu này, mẹ nên lựa chọn thực phẩm giàu Protein hơn cho trẻ để bổ sung trong mùa nắng nóng.
Một số nguồn nguyên liệu giàu Protein lý tưởng mà mẹ có thể chế biến cho trẻ như sữa, cá, thịt nạc, các thực phẩm từ đậu nành v.v... Tuy nhiên mẹ cần chú ý không nên lạm dụng mà cho trẻ ăn quá nhiều để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa hoặc dư thừa hay mất cân bằng dinh dưỡng.
Vitamin B2
Vitamin B2 là một yếu tố tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhất là đối với những trẻ có thể chất vốn hơi kém sẽ dễ xuất hiện tình trạng thiếu hụt nguyên khí hoặc tì vị hư nhược. Đồng thời, mùa nóng còn dễ khiến trẻ bị nóng trong, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu canxi. Chính vì vậy, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2 cho trẻ, giúp sự trao đổi chất diễn ra thuận lợi, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện như sốt cao kéo dài, viêm khóe miệng, rối loạn chức năng dạ dày và đường ruột hay tiêu chảy mãn tính thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Sau khi thăm khám chặt chẽ, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống vitamin B phức hợp hoặc bổ sung riêng vitamin B2.
Vitamin K
Vitamin K có công hiệu cầm máu, đồng thời nếu trẻ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì loại vitamin này nếu như không đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, mẹ trước hết cần phải đảm bảo hấp thu tốt vitamin K nếu đang cho con bú.
Ngoài ra, khi trẻ đã ăn dặm hoặc ăn uống nhiều hơn thì mẹ có thể tăng cường chế biến các món giàu vitamin K để ngăn ngừa trẻ bị xuất huyết do thiếu dưỡng chất này, hoặc trẻ cũng dễ xuất huyết chân răng khi không được dung nạp đủ vitamin K.
Nguyên tố sắt
Đa số trẻ nhỏ đều sẽ gặp tình trạng thiếu máu ở từng mức độ khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là thiếu hàm lượng sắt trong cơ thể. Một khi trẻ không được cung ứng đủ nguyên tố này sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng, phát triển.
Mẹ cần có thực đơn ăn uống giúp trẻ có thể bổ sung sắt từ thực phẩm thiên nhiên. Nếu tình trạng nghiêm trọng và không thể cải thiện thì nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện và khắc phục theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không nên tùy tiện mua viên uống bổ sung sắt cho trẻ.
Vitamin D
Chức năng dạ dày và đường ruột của trẻ chưa hoàn thiện nên còn khá yếu, dễ xảy ra tình trạng hấp thu canxi không đủ. Vì vậy, mẹ có thể sắp xếp thời gian tập cho trẻ thói quen vận động buổi sớm, nhớ lựa chọn lúc ánh nắng mặt trời dịu nhẹ để trẻ có điều kiện tắm nắng hợp lý, tăng cường lượng vitamin D cần thiết.
Vitamin D có tác dụng điều tiết quá trình trao đổi chất của canxi và phốt pho trong cơ thể, thúc đẩy khả năng hấp thu các dưỡng chất này, giúp trẻ phát triển vượt trội, nhất là chiều cao. Bên cạnh đó, khi trẻ hoạt động mùa nóng sẽ đổ nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên chú ý bổ sung nước để trẻ không bị mất sức.
Nguyên tố canxi
Tốc độ phát triển cơ và xương ở trẻ nhỏ tương đối nhanh, đây chính là giai đoạn bố mẹ cần tận dụng để trẻ khi trưởng thành sẽ cao lớn, khỏe mạnh và lanh lợi hơn. Cũng do quá trình sinh trưởng mạnh mẽ mà cơ thể trẻ cũng dễ thiếu hụt canxi, cần có chế độ ăn uống khoa học để bổ sung chất này.
Một trong số nguồn thực phẩm giàu canxi chính là sữa. Bên cạnh chế độ ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ uống thêm sữa với lượng vừa đủ, giúp trẻ tăng cường hấp thu canxi, thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu
Theo emdep
Ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ có bệnh lý đi kèm Bệnh nhân rung nhĩ từng bị đột quỵ, suy thận có thể dùng liệu pháp kháng đông theo chỉ định bác sĩ, tái khám đều đặn góp phần tăng hiệu quả điều trị. Thông tin được chia sẻ trong hội thảo chuyên đề "Dự phòng đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ không do van tim" thuộc khuôn khổ "Hội nghị Đột quỵ...