Điều gì truyền cảm hứng cho người trẻ chọn ngành báo chí?
K Joon Na đến từ Đắk Nông cho biết được truyền cảm hứng để theo đuổi ngành báo chí từ THCS, qua nhiều năm theo dõi và chứng kiến sự phát triển của truyền thông, Na càng chắc chắn hơn về quyết định của mình.
Sinh viên tham dự các buổi triển lãm ảnh báo chí để nâng cao kỹ năng và kiến thức về chụp ảnh – THẾ NGUYÊN
Đây là một trong những lý do khiến học sinh lớp 12 từ thành thị đến nông thôn quyết tâm chọn báo chí là ngành học để thực hiện nước mơ và trở thành nghề nghiệp trong tương lai.
Nguyễn Hữu Hưng, thủ khoa Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM năm 2020, với số điểm gần như tuyệt đối 29,25 cũng chọn theo đuổi ngành báo chí. Hưng quyết định chọn báo chí bởi đam mê học các môn xã hội, đồng thời mong muốn được trải nghiệm những điều mới mẻ, năng động, vốn là tính chất của ngành truyền thông: lăn xả, tìm tòi và thử thách.
Báo chí truyền thông từ lâu đã luôn cống hiến cho xã hội không ngơi nghỉ, khám phá mọi lĩnh vực trong đời sống và mang sứ mệnh quan trọng là đưa sự thật, thông tin chuẩn xác đến độc giả.
K Joon Na, sinh viên năm nhất ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM – NVCC
Trong công cuộc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid vừa qua cũng như thông tin bão lũ miền Trung hiện nay, các đơn vị truyền thông lớn, những tờ báo chính thống một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của truyền thông. Họ đã làm tốt vai trò của mình, góp một phần công sức to lớn trong việc tuyên truyền, đưa thông tin đúng, trấn an và cập nhật thông tin cho người dân.
Video đang HOT
K Joon Na đến từ Đak Nông cho biết mình được truyền cảm hứng để theo đuổi ngành báo chí từ những năm THCS từ những điều này. Qua nhiều năm theo dõi và chứng kiến sự phát triển vượt bậc của truyền thông, Na càng chắc chắn hơn về quyết định của mình và chọn ngành này ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM làm nơi để viết tiếp ước mơ.
Điểm chuẩn ở tốp đầu
Đối với trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ngành báo chí năm 2020 lấy mức điểm chuẩn khối C00 cao ngất ngưỡng với 27,5 điểm, nghĩa là một thí sinh đặt nguyện vọng với trung bình 9 điểm mỗi môn vẫn không đậu. Theo sau đó, ngành truyền thông đa phương tiện với mức 27 điểm đối với khối D01, dù đây là ngành mới của trường chỉ mới từ năm 2019. Các mức điểm chuẩn dành cho hai phương thức ưu tiên xét tuyển và đánh giá năng lực cũng không hề thấp.
Tương tự, ngành báo chí của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội có điểm chuẩn năm 2020: 28,5 điểm dành cho khối C00, D01 là 25 điểm.
Nhiều năm qua, điểm chuẩn dành cho ngành báo chí vẫn luôn duy trì ở tốp đầu, trở thành ước mơ của nhiều bạn học sinh và phải phấn đấu để đạt được.
Lý giải nguyên nhân ngành báo chí 'hot' đến mức thi mỗi môn 9 điểm vẫn trượt
Ngành báo chí Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tổ hợp C00 có điểm chuẩn lên đến 27,5 - cao nhất trường. Trong khi đó, điểm chuẩn tổ hợp C00 ngành này ở Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) còn "khủng" hơn: 28,5.
Một giờ học của sinh viên khoa báo chí - truyền thông Trường ĐH KHXH & NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: NH.HUY
Điểm chuẩn cao ngất ngưởng nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng hoàn toàn không có gì bất ngờ, nhất là đặt trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra hết sức đặc biệt và các trường tuyển sinh với nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.
Cạnh tranh cao do nhiều hình thức xét tuyển
Theo TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm 2020 nhà trường dành 100 chỉ tiêu ngành báo chí (chương trình chuẩn), 60 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao và 60 chỉ tiêu ngành truyền thông đa phương tiện. Thực tế cho thấy đa số thí sinh chọn các ngành "hot" của trường, đặc biệt là ngành báo chí đều có học lực giỏi trở lên, có điểm rất cao, dẫn đến việc đẩy mức điểm chuẩn tăng cao.
TS Triệu Thanh Lê, trưởng khoa báo chí - truyền thông Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng thực tế nhu cầu theo học lĩnh vực báo chí - truyền thông hiện nay rất lớn, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường hằng năm còn hạn chế nên điểm chuẩn luôn cao do có sự cạnh tranh rất lớn giữa các thí sinh.
"Chỉ tiêu tuyển sinh tác động nhiều đến điểm chuẩn. Chỉ tiêu ngành báo chí hệ chuẩn năm nay là 100, được phân bố cho bốn phương thức xét tuyển, trong đó xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ 30-40%, xét ba khối C00 (văn - sử - địa), D01 (văn - toán - Anh), D14 (văn - sử - Anh). Do vậy, điểm chuẩn theo phương thức lấy điểm tốt nghiệp THPT cao vì số lượng chỗ còn lại không nhiều" - TS Lê phân tích.
Nhiều sinh viên báo chí "sống được bằng nghề"
Việc điểm chuẩn ngành báo chí - truyền thông vươn lên tốp đầu ở các trường có đào tạo ngành này trong năm nay thật ra không quá bất ngờ với thí sinh. Lịch sử tuyển sinh của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong suốt gần 20 năm qua, ngành báo chí - truyền thông luôn là ngành "hot" nhất với mức điểm chuẩn luôn cao chót vót trong số các ngành có điểm cao nhất trường.
Vì sao ngành học này có sức hút thí sinh mạnh mẽ đến vậy? Lý giải về độ "hot" của ngành học này, TS Phạm Tấn Hạ cho rằng: "Hiện nay ở phía Nam trường chúng tôi là nơi đào tạo ngành báo chí lớn và sớm nhất. Một số trường ở miền Trung vài năm gần đây cũng có đào tạo ngành này, nhưng thật ra môi trường để sinh viên ngành báo được "dụng võ" ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường không đâu bằng TP.HCM - nơi tập trung đông nhất các cơ quan báo chí, truyền thông của cả nước. Do vậy những bạn trẻ yêu thích ngành báo chí đều mong muốn được theo học ngành này tại trường chúng tôi".
ThS Trần Nam - trưởng phòng truyền thông và quan hệ doanh nghiệp nhà trường - nhận định: "Sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí ra trường đều được làm việc đúng chuyên môn, thỏa đam mê. Quan trọng hơn, sinh viên ra trường nếu không làm báo cũng có thể làm cho doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan nhà nước... Do vậy, ngành báo chí luôn thu hút sự quan tâm rất lớn của thí sinh".
Nhìn ở góc độ thực tế hơn, ông Hạ còn cho biết thêm: "Một lý do khiến ngành báo chí hấp dẫn là thu nhập của sinh viên báo chí sau khi tốt nghiệp được xem là ổn định nhất so với các ngành còn lại. Thậm chí rất nhiều sinh viên báo chí có thu nhập khấm khá ngay từ khi còn đi học qua việc cộng tác với nhiều cơ quan báo chí truyền thông".
26 - 27 điểm vẫn trượt, thấy mà thương!
Một giảng viên Viện đào tạo báo chí và truyền thông (Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết điểm tốt nghiệp THPT năm 2020 đã nhen lên rất nhiều hi vọng cho phụ huynh và thí sinh cũng như cho giảng viên, nhưng đồng thời cũng để lại nhiều nỗi buồn. Chứng kiến học trò đạt được 26 đến 27 điểm thi tốt nghiệp THPT mà vẫn trượt ngành báo chí, giảng viên này cho biết cảm thấy rất thương.
"Chúng tôi thấy buồn vì phải chứng kiến những em điểm cao nhưng không thể đỗ vào ngành báo chí. Tất nhiên với ngành báo chí, điểm đầu vào chỉ là một phần, ngoài ra ngành này cần đòi hỏi sự say mê và tố chất. Ngành này cũng đòi hỏi ngày càng cao hơn. Nếu trước kia chỉ thí sinh học văn, sử, địa thì ngày nay đòi hỏi thí sinh cần có kiến thức khoa học tự nhiên, giỏi tiếng Anh, đặc biệt là các kỹ năng phân tích dữ liệu" - giảng viên này cho biết.
NGỌC DIỆP
Chỉ cần hạ 0,1 điểm là vượt chỉ tiêu tuyển sinh
Điểm chuẩn ngành báo chí (chuyên ngành báo in, truyền hình, phát thanh) của Học viện Báo chí tuyên truyền cũng tăng mạnh. Nếu năm ngoái điểm chuẩn ngành báo chí chỉ từ 20 đến 24 điểm thì năm nay dao động 27 - 30 điểm. Đơn cử lĩnh vực báo chí (chuyên ngành báo in) năm ngoái chỉ lấy 20,4 - 22,5 điểm thì năm nay tăng vọt lên 29,5 - 31 điểm (thang 40 điểm).
PGS.TS Lưu Văn An, phó giám đốc phụ trách Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho biết ngành báo chí của trường đã tuyển đủ chỉ tiêu nên không xét tuyển bổ sung.
"Do phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngả về phía điểm cao với rất nhiều thí sinh đạt điểm 8, điểm 9, nên chỉ cần học viện hạ 0,1 điểm thì bên dưới đã có sẵn hàng chục thí sinh đủ tiêu chuẩn để xét tuyển bổ sung rồi. Do đó chúng tôi không thể hạ điểm vì sẽ vượt chỉ tiêu tuyển sinh".
N.DIỆP
Rớt đại học thì đã sao? Đã 13 năm ngày tôi dò điểm thi đại học. Đến tận bây giờ tôi vẫn giữ nguyên vẹn lá thư thông báo trúng tuyển hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành báo chí Trường CĐ Phát thanh truyền hình II. Nhiều bạn trẻ theo học tại Trường dạy nghề hướng nghiệp Á - Âu (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Với tôi, lá...