Điều gì khiến tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Putin xuống thấp kỷ lục?
Kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến công chúng toàn Nga cho thấy tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin đang ở mức thấp nhất trong hơn 13 năm, 31,7%
Người Nga không còn tin rằng điều kiện sống của họ sẽ tốt lên. Theo ý kiến của người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến công chúng toàn Nga Valery Fedorov, đó chính là lý do khiến tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bị sụt giảm nghiêm trọng.
Theo ông Fedorov, người dân đang cảm thấy ngạc nhiên và không hiểu sao khi giai đoạn khủng hoảng khó khăn nhất đã qua đi, nhưng cuộc sống vẫn không thể trở nên tốt hơn. Chính suy nghĩ này phần nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến cách nhìn nhận cuộc sống của người dân Nga.
“Cuộc sống tốt hơn nghĩa là như thế nào? Hay cụ thể là: Khi nào thu nhập của người dân mới tăng? Theo các số liệu thống kê, thực tế là có rất nhiều người tin rằng thu nhập của họ trong 5 năm qua không hề tăng”, ông Fedorov cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, các chuyên gia lại quan sát thấy một xu hướng nữa – đó là thói quen tiết kiệm của người dân Nga. Theo đó, nhà kinh tế Mikhail Delyagin khẳng định rằng dân chúng đã quen với cuộc khủng hoảng trong những năm gần đây.
Video đang HOT
“Tôi không thấy có những dấu hiệu về việc mọi người cảm thấy dễ thở hơn. Tôi nghĩ trước đây mọi người thường tiết kiệm thực phẩm, sau dần đã quen với điều này và không còn cho rằng đó là tiết kiệm nữa. Đó là cuộc sống đời thường. Có một sự thích nghi về mặt tâm lý, coi khủng hoảng là điều rất đỗi bình thường”, ông Delyagin chia sẻ.
Tuy nhiên, có một số yếu tố khác đã làm thay đổi nhận thức của người dân Nga về Tổng thống và vai trò của ông đối với đất nước. Người đứng đầu “Nhóm chuyên gia nghiên cứu chính trị” Konstantin Kalachev tin rằng cải cách hưu trí và việc đưa ra một số chính sách đối nội khác đã đưa người dân Nga “trở lại mặt đất”.
“Điều này có liên quan đến sự khủng hoảng kỳ vọng sau cuộc bầu cử tổng thống, khi thay vì cải thiện điều kiện sống, tăng thu nhập, lương hưu, thay vì những điều tốt đẹp mà người dân chờ đợi, họ lại chỉ nhận lại một cuộc cải cách hưu trí. Đó là sự sụt giảm của niềm tin về tương lai tốt đẹp, một sự nhận thức hơi muộn màng rằng Tổng thống không phải là một pháp sư, không phải ông già Noel, ông ấy không toàn năng, rằng có những thực tế còn mạnh hơn cả ông ấy, rằng trong những điều kiện chịu trừng phạt và đình trệ, rất khó để mong đợi tăng thu nhập. Giờ đây, người dân chỉ còn nhận thức Tổng thống là người đứng đầu trong số chúng ta, là người luôn đứng về phía dân chúng trong bất kỳ vấn đề nào. Mọi người đã trở về với thực tại”, ông Kalachev giải thích.
Theo ông Fedorov, cũng cần phải nói thêm rằng cải cách hưu trí ở Nga đã tạo ra một “hiệu ứng hố đen”: nó khiến dân chúng cảm thấy bi quan và cho rằng sẽ còn có những điều tương tự như hiện tại đang chờ họ trong tương lai.
Trước đó, ngày 24/5, Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến công chúng toàn Nga đã công bố kết quả một cuộc khảo sát về mức độ tín nhiệm của các nhà lãnh đạo đất nước. Theo đó, chỉ có 31,7% người được hỏi thể hiện sự tin tưởng vào Tổng thống Vladimir Putin. Trong khi đó, mức độ tín nhiệm của nhà lãnh đạo nước Nga một năm trước từng ở mức 47,4%.
(Nguồn: NSN)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Malaysia xét xử cựu Thủ tướng Najib Razak vì bê bối tham nhũng
Malaysia hôm nay, 3/4 đã bắt đầu mở phiên xét xử cựu Thủ tướng Najib Razak vì liên quan đến bê bối tham nhũng hàng tỉ USD từ Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
Phiên xử diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm 10 năm ông Najib được bầu làm thủ tướng thứ 6 của Malaysia. Ông Najib đã nắm quyền lãnh đạo Malaysia suốt gần một thập niên cho đến khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2018.
Cựu Thủ tướng Najib Razak ra hầu tòa ngày 3/4. Ảnh: Reuters
Trong phiên tòa khai mạc hôm nay, ông Najib đối mặt với 7 tội danh về gây mất tín nhiệm, lạm dụng quyền lực và rửa tiền, liên quan đến việc thất thoát 42 triệu ringgit (tương đương khoảng 10,3 triệu USD) của Công ty SRC International, một chi nhánh thuộc Quỹ đầu tư nhà nước 1MDB trong giai đoạn từ tháng 4/2011 - 3/2015, khi ông còn làm thủ tướng Malaysia.
Quỹ 1MDB do chính ông Najib thành lập năm 2009 nhằm phát triển nền kinh tế đất nước.
Theo Reuters, nếu bị kết tội, cựu thủ tướng sẽ đối mặt với án phạt lên tới 20 năm tù giam và phải bồi thường thiệt hại bằng tiền mặt. Tuy nhiên, xuất hiện trước tòa trong bộ vest lịch lãm, ông Najib đã thẳng thừng bác bỏ mọi cáo buộc.
Phiên xử ngày 3/4 chủ yếu nghe các công tố viên Malaysia đọc cáo trạng chống lại cựu thủ tướng. Ông Najib dự kiến sẽ phải tiếp tục ra hầu tòa vào ngày 15/4 tới đây.
Cho tới thời điểm hiện tại, ngoài Malaysia, Mỹ, Singapore cũng mở các cuộc điều tra riêng rẽ về các cáo buộc tham nhũng và rửa tiền tại quỹ 1MDB.
Hãng thông tấn AP dẫn kết quả điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ cho hay, ông Najib và những người thân tín bị phát hiện đã biển thủ số tiền trị giá hơn 4,5 tỷ USD từ quỹ 1MDB trong giai đoạn 2009 - 2014. Toàn bộ số tiền được tin đã được tẩu tán qua các tài khoản ngân hàng ở Mỹ và nhiều nước khác cũng như được dùng để mua các bất động sản, du thuyền, các tác phẩm nghệ thuật, đồ trang sức đắt tiền và những xa xỉ phẩm khác.
Tuấn Anh
Theo VNN
Ứng dụng TQ dò tìm những ai mắc nợ không trả Ứng dụng mới của WeChat sẽ được bổ sung thêm tính năng hiển thị mọi 'con nợ' xung quanh, nhằm giúp người dùng nhận biết những người nằm trong danh sách đen. WeChat vừa bổ sung một ứng dụng nhỏ có tên "Bản đồ con nợ". Đúng như tên của nó, bản đồ con nợ sẽ hiển thị tất cả những người đang...