Điều gì khiến nữ thủ khoa trường Nhân văn ‘bỏ phố về quê’?
Là thủ khoa đầu ra được Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) giữ lại công tác nhưng Lê Thị Nguyệt đã quyết tâm ‘bỏ phố về quê’.
Trước khi trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nữ sinh Lê Thị Nguyệt (22 tuổi, Hà Tĩnh) cũng từng được nhiều người biết đến là thủ khoa đầu vào của trường với 28,5 điểm khối C00 trong kỳ thi THPT năm 2017.
Lê Thị Nguyệt – nữ thủ khoa trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Ngay từ những ngày đầu vào học ngành Công tác xã hội của ĐH KHXH&NV, thay vì nghỉ ngơi sau một thời gian dài ôn thi đại học vất vả thì Nguyệt đã rất chăm chỉ và chú tâm ngay vào việc học tập.
Nguyệt kể lại rằng, khi ấy môi trường đại học có nhiều lạ lẫm nên em chọn cách học hỏi kinh nghiệm từ các anh, chị khóa trên, nhất là cách học, cách ôn thi và trình bày bài thi làm sao cho khoa học, dễ hiểu và thuyết phục được thầy cô.
Ở trường Nhân văn, đa số các môn học có hình thức thi tự luận, Nguyệt rút ra kinh nghiệm để đạt điểm cao thì cần viết đúng và đủ. Đặc biệt ở những môn có lượng kiến thức lớn như Lịch sử Văn minh thế giới, Triết học Mác – Lênin, ngoài thời gian trên lớp nghe giảng thì Nguyệt cũng tự lên thư viện tìm tài liệu nghiên cứu, đầu tư cho môn học của mình.
Lúc ở nhà, Nguyệt ít khi đi chơi, xem phim mà dành thời gian đọc lại tài liệu rồi đối chiếu xem bài mình ghi trên lớp có thiếu ý gì hay sai chỗ nào không để sửa lại ngay.
Đối với những môn nhiều nội dung, phân khúc, Nguyệt sẽ tổng hợp tài liệu và làm đề cương cho mỗi phần. Sau đó cô tiến hành chia nhỏ các nội dung và học theo hình thức cuốn chiếu.
Áp dụng phương pháp học Pomodoro, mỗi nội dung Nguyệt sẽ tập trung học trong vòng 30 phút, sau đó nghỉ ngơi nghe nhạc hoặc tập yoga trong khoảng 10 phút, rồi lại học tiếp các phần khác.
“Phương pháp học của em là làm sao có thể tiếp cận với nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian nhưng cũng không để bản thân bị mệt mỏi hay căng thẳng. Làm được điều này em tiến hành chia nhỏ nội dung để học sẽ hình thành thêm tư duy logic và tính vận dụng cao hơn”, Nguyệt chia sẻ.
Lúc làm bài điều kiện cũng như bài thi cuối kỳ, phương pháp lấy điểm cao của nữ thủ khoa này là trình bày khoa học, viết rõ từng ý và lập luận có chiều sâu.
Video đang HOT
Ngoài ra, nữ thủ khoa này cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong suốt thời gian học đại học. “Tài liệu chuyên ngành đều là Tiếng Anh nên em luôn phải đọc trước tài liệu, chuẩn bị bài để có thể hiểu thuật ngữ một cách cụ thể nhất. Từ đó, khi giảng viên giảng bài, em có thể tranh thủ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Ngoài học tiếng Anh cũng như các môn chuyên ngành em còn rất yêu thích việc nghiên cứu khoa học. Với em, nghiên cứu khoa học một trải nghiệm mà sinh viên nào cũng nên thử.
Các đề tài nghiên cứu khoa học sẽ giúp chúng ta khơi dậy được sự sáng tạo trong việc lựa chọn những vấn đề nghiên cứu, rèn được tư duy logic, học tập được cách viết sao cho khoa học nhất là trong những bài luận”, Nguyệt nói.
Nguyệt là nữ sinh rất mê nghiên cứu khoa học.
Nguyệt tốt nghiệp đại học từ tháng 12/2020 (trước kỳ hạn là 6 tháng) với điểm số đáng ngưỡng mộ 3,91/4. Không chỉ thế, Nguyệt còn được nhiều người ngưỡng mộ khi “ẵm” luôn điểm 10 khóa luận tốt nghiệp.
Sau khi nhận được bằng tốt nghiệp tạm thời hồi cuối tháng 2, Nguyệt quyết định “bỏ phố về quê”. Hai tháng sau đó, cô nộp hồ sơ ứng tuyển vào Tỉnh đoàn Hà Tĩnh với mong muốn phát triển kiến thức chuyên ngành trong công tác Đoàn. Kết quả là cô trúng tuyển vị trí cán bộ Ban Tổ chức kiểm tra Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.
Với thành tích học tập xuất sắc, mới đây cô gái Hà Tĩnh nhận được lời mời ở lại trường ĐH KHXH&NV công tác. Tuy nhiên, vì muốn đóng góp cho quê hương, Nguyệt quyết định sẽ ở lại Hà Tĩnh và từ chối cơ hội làm việc tại ngôi trường đã gắn bó suốt thời sinh viên.
Nguyệt cho biết cô luôn tự hào là người con quê hương Hà Tĩnh nên rất muốn về quê làm việc. Khi biết Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tuyển dụng vị trí có chuyên ngành Công tác xã hội, cô đã đăng ký ngay để tìm cơ hội thực hiện những hoài bão trong tương lai.
Chia sẻ thêm dự định sắp tới, Nguyệt cho hay sẽ học lên cao học về lĩnh vực đang làm để phục vụ tốt hơn cho công việc.
Thành tích của Lê Thị Nguyệt:
- Giải ba nghiên cứu khoa học với đề tài: “Ứng dụng công tác xã hội cá nhân nhằm trang bị kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ tự kỷ”của Bộ GD&ĐT.
- Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka” năm 2019 cấp Thành phố do Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
- Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương” năm 2020, “Sinh viên 5 tốt tiêu biểu” cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020, năm 2021.
Nam sinh từ 'đầu trắng tinh' tới thủ khoa đầu ra ĐH Ngoại thương với GPA gần tuyệt đối
Nam sinh Mai Tiến Thành (quê Bắc Ninh) học chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại,Trường ĐH Ngoại thương đã đạt điểm GPA gần tuyệt đối (3.97/4.0), trở thành thủ khoa đầu ra.
Nam sinh Mai Tiến Thành tại lễ tốt nghiệp của ĐH Ngoại thương
Nói về con đường học hành của mình, Mai Tiến Thành cho biết cậu từng thi đỗ vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhưng sau đó quyết định chọn học trường huyện ở Bắc Ninh với lí do gần nhà.
Những năm cấp ba, dù chưa hiểu nhiều về kinh tế, Thành vẫn cảm thấy hứng thú mỗi khi nhắc đến lĩnh vực này. Giữa các trường hàng đầu đào tạo ngành kinh tế, Thành quan tâm đặc biệt đến ĐH Ngoại thương vì ngoài phương pháp giáo dục hiện đại còn có môi trường rèn luyện toàn diện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên.
Sau khi trúng tuyển chuyên ngành Kinh tế đối ngoại với số điểm 29, Thành có tư tưởng xả hơi sau 12 năm học và quãng thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT vất vả. "Đến cuối kỳ 1, nhiều bạn giành học bổng giá trị khiến em thực sự ngưỡng mộ. Nhìn lại mình không có gì nổi trội nên em cũng hơi thất vọng về bản thân.
Vậy là em đặt mục tiêu lọt vào top đầu của lớp để được học bổng như các bạn khác nhưng thực sự sau kỳ quân sự em thấy "đầu mình trắng tinh". Em không nhớ đã học những gì, bài mới cũng không hiểu. Lo quá, em bắt đầu mới dồn sức vào học.
Em chọn cách học nhóm với các bạn khác rồi kết hợp nhờ những bạn giỏi hơn mình giảng giúp phần không hiểu. Khi biết một số thầy cô cộng điểm phát biểu vào điểm giữa kỳ, em đặt mục tiêu hăng hái và hay tương tác, trao đổi với giáo viên hơn", Thành kể.
Tiến Thành (áo cam) cùng các bạn
Để có điểm học tập cao, Thành chuyên cần mọi lúc mọi nơi, trên lớp Thành rất chăm chú nghe giảng, nhất là những phần thầy cô nhấn mạnh hoặc dặn dò "dễ thi vào", còn về nhà thì tiếp tục nghiên cứu thêm tài liệu.
Mong muốn ra trường sớm để có cơ hội việc làm tốt, Thành đăng ký học vượt trong năm thứ hai. Thông thường, sinh viên học khoảng 17 tín chỉ mỗi kỳ nhưng nam sinh này đăng ký gần gấp đôi để đẩy nhanh tiến trình học.
"Em học cả ngày, tối đi làm thêm, cuối tuần lại tham gia hoạt động của trường. Em cố gắng sắp xếp để lịch học và hoạt động cá nhân không bị chồng chéo.
Tuy nhiên, cùng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian tương đối dài khiến đôi khi em thấy mình bị stress và muốn sống chậm lại vì mệt mỏi, em tìm cách cân bằng lại vì nếu kéo dài sợ không chịu nổi.
Đến năm ba, em một lần nữa thay đổi chiến lược học tập, không học xuyên ngày đêm nữa mà chủ động giảm áp lực công việc, học tập, cân đối bằng cách làm việc bán thời gian, tập thể dục thể thao chủ động giải tỏa căng thẳng. Lúc này em thấy mọi việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều", Thành chia sẻ.
Vào Ngoại thương, Thành thực hiện được mong ước từ khi còn học phổ thông là tham gia nhiều hoạt động tập thể. Từ chỗ ít nói, "tan học là về nhà luôn", Thành dần bước ra khỏi vỏ kén, giao tiếp tự tin và kết nối được với nhiều bạn bè hơn.
Thành nhắn nhủ với các tân sinh viên khi bước vào cánh cửa đại học: "4 năm không phải là một khoảng thời gian quá dài trong một đời người, nhưng chắc chắn quãng đời sinh viên sẽ là những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Mình tin không chỉ với bản thân mình mà với nhiều người thì đó là 4 năm thanh xuân mà chúng ta được mở rộng tầm nhìn ra biển lớn, được tôi luyện, bồi đắp để trưởng thành, để có thể cống hiến và sống trọn với đam mê của mình.
Mình còn nhớ từ những buổi làm việc nhóm ngồi bệt ở sảnh A, tham gia nghiên cứu và làm tiểu luận với những chủ đề đầy thách thức, những buổi hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi khốc liệt và vỡ òa cảm xúc của người chiến thắng, rồi thi vấn đáp hay đăng ký tín chỉ,... tất cả đều là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Ngay từ hôm nay, các bạn sinh viên hãy đặt cho mình những mục tiêu, những ước mơ để bản thân chúng ta biết cách đạt được nó. Cũng đừng lo nếu hiện tại bạn chưa có mục tiêu nào, hãy trải nghiệm nhiều hơn nữa để nhận ra được sứ mệnh của cuộc đời mình. Hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay, vì không có gì là quá muộn cả nếu bạn có niềm tin và cố gắng.
Và mình hi vọng các bạn ãy luôn sống tích cực, lạc quan, sống hết mình với ngọn lửa đam mê trong bạn nhất là quãng thời gian sinh viên".
Được biết, với thành tích học tập xuất sắc Thành đã trúng tuyển một vị trí việc làm của một ngân hàng có tiếng. Thời gian tới, Thành muốn làm việc về tín dụng doanh nghiệp để phát huy kiến thức đã học.
Nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa với 44 môn học đạt điểm A và A+ Với điểm tổng kết 3,91/4, Lê Thị Nguyệt, 22 tuổi trở thành thủ khoa đầu ra của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Những ngày cuối tháng 9 khi đang công tác công tác tại Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Lê Thị Nguyệt, 22 tuổi nhận được thông báo mình là...