Điều gì chờ đợi Obama năm 2014?
Sau năm 2013 đầy sóng gió, Tổng thống Barack Obama bước sang năm thứ 6 trên cương vị lãnh đạo nước Mỹ với rất nhiều thách thức cũ: chương trình chăm sóc y tế Obamacare, các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ và chương trình hạt nhân Iran.
Ảnh minh họa
Theo Major Garrett, thông tín viên Nhà Trắng của đài CBS News, năm 2013 “không mấy tốt đẹp” đối với Obama và đó là “một năm cực tồi tệ về phương diện chính trị” đối với nhà lãnh đạo nước Mỹ.
“Nếu bạn theo dõi tỷ lệ ủng hộ Obama ngay trước khi ông nhậm chức nhiệm kỳ 2 thì con số này ở tầm giữa 50, cho cách giải quyết vấn đề kinh tế, tín nhiệm và sự hiểu biết các vấn đề của tầng lớp trung lưu. Nhưng giờ thì tỷ lệ ủng hộ Obama giảm mạnh và “tất cả những thứ đó đều bị tụt 12, 10 đến 15 điểm theo thăm dò ý kiến”.
Garrett cho rằng, không chỉ tỷ lệ ủng hộ dành cho Obama sụt giảm mà tín nhiệm cùng mức tin cậy mà người dân trông chờ nơi ông cũng lao dốc.
“Tất cả những nền tảng mà một Tổng thống dựa vào trong nhiệm kỳ 2 nhằm duy trì niềm tin và phóng chiếu ra quyền lực đều yếu ớt hơn so với cách đây một năm”, thông tín viên Garrett nhận xét.
Đối với nhiều người, có vẻ như Tổng thống Mỹ đã làm tốt ngay từ khi bắt đầu năm 2013, bởi những sai lầm mà phe Cộng hòa mắc phải trong vụ chính phủ Mỹ đóng cửa. Nhưng sau đó thì những gì Obama thể hiện đã khiến công chúng thay đổi suy nghĩ.
Dee Myers, cựu thư ký báo chí của Tổng thống Bill Clinton, cho rằng đến giờ vẫn khó để hiểu được tại sao mọi thứ lại xảy ra như vậy. Bà cho rằng ông Obama giờ đây cần phải “tạo một điểm mấu chốt” và cố gắng chứng tỏ ông thực sự quan tâm đến tầng lớp trung lưu, một mục tiêu mà ông luôn theo đuổi một cách quyết liệt.
“Ông ấy cần tìm ra cách có thể đạt được tiến bộ, mà không nhất thiết phải thông qua Quốc hội, về những thứ mà mọi người thực sự quan tâm và sẽ cảm nhận được trong cuộc sống của mình”, bà nhận xét.
Myers cho rằng, dù 2014 là một năm khó khăn thì bà cũng không nghĩ chính quyền Obama sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự nếu không gặp phải những vấn đề lớn với việc triển khai Obamacare – Đạo luật Chăm sóc y tế Hợp túi tiền.
Lịch sử Mỹ cho thấy các đảng kiểm soát Nhà Trắng thường có xu hướng yếu kém hơn trong các cuộc bầu cử giữa kỳ, khi tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống ở mức dưới 50%.
Biên tập viên William Kristol của tuần báo Standard cho rằng nếu Tổng thống Obama muốn phục hồi tình hình hiện tại thì ông còn cả một chặng đường dài phải vượt qua.
Video đang HOT
“Nếu Obamacare hoạt động hiệu quả… thì không chỉ trang web, người dân sẽ quyết định họ thích nó. Và nếu Iran bị ngăn đạt được vũ khí hạt nhân, hoặc là trì hoãn chương trình này, thì tôi nghĩ Tổng thống Obama bằng giờ năm tới sẽ nói: “Phải, tôi đã trải qua rất nhiều trở ngại nhưng hãy xem những vấn đề nền tảng mà tôi đã đặt cược cả nhiệm kỳ Tổng thống của mình vào – Tôi sẽ được minh oan”.
“Nếu tình hình ngược lại, ông ấy sẽ chịu nhiều rắc rối và mọi cải cách nhân sự của Nhà Trắng đều sẽ không làm nên được khác biệt”, biên tập viên Kristol bình luận thêm.
Theo VietNamNet
Thế giới năm 2013: Quá nhiều mảng tối
Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, tranh chấp kéo dài dai dẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, scandal chấn động về chương trình do thám của Mỹ, cơn bão kinh hoàng haiyen là một vài trong số những sự kiện nổi bật nhất năm qua. Nhìn toàn cảnh bức tranh thế giới năm 2013, người ta có thể thấy những mảng màu tối đang lấn át, chiếm phần lớn tổng thế bức tranh.
Cuộc nội chiến ở Syria đang ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
1. Tranh chấp Biển Đông
Ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2013, Philippines đã không ngại ngần "nổ phát súng" thách thức Trung Quốc ở Biển Đông khi chính thức đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở khu vực này ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Manila tuyên bố muốn bác bỏ tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đưa ra. Theo yêu sách phi lý đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng.
Sau phát súng "khơi mào" trên, cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines nóng lên từng ngày và kéo dài xuyên suốt cả năm.
2. Đối đầu Trung-Nhật
Ngoài Biển Đông, năm 2013 cũng chứng kiến sóng gió nổi lên không dứt ở biển Hoa Đông - nơi có cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. Cuộc đối đầu Trung-Nhật căng thẳng hơn rất nhiều so với cuộc tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.
Trung Quốc và Nhật Bản tranh giành nhau quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Cuộc tranh chấp này trong năm qua đã nhiều lần leo thang nguy hiểm đến mức gần như sắp vượt ra ngoài tầm kiểm soát và tiến sát đến bờ vực của một cuộc chiến thảm khốc.
Tàu thuyền và chiến đấu cơ Trung-Nhật liên tục có những cuộc chạm mặt, đối đầu "tóe lửa".
3. Triều Tiên thử hạt nhân lần 3
Giữa lúc nhiều nước Châu Á đang tưng bừng đón Tết Quý Tỵ theo phong tục cổ truyền thì CHDCND Triều Tiên bất ngờ tuyên bố thực hiện thành công vụ thử hạt nhân thứ ba. Động thái này đã khiến các cường quốc thực sự tức giận. Bản thân Trung Quốc - đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên, cũng choáng váng và bực mình trước bước đi mới nhất của Bình Nhưỡng.
Vụ thử hạt nhân thứ ba đầy bất ngờ của Triều Tiên đã ngay lập tức châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng kéo dài nhiều tuần liền ngay dịp đầu năm 2013. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã triển khai một loạt vũ khí để sẵn sàng đối phó với Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng "tung" ra vô số những lời đe dọa, trong đó có cả tuyên bố chiến tranh.
4. Trung Quốc có bộ máy lãnh đạo mới
Hôm 14/3, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - ông Tập Cận Bình đã chính thức được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Như vậy, ông Tập Cận Bình đã tiếp quản 3 vị trí quyền lực nhất trong bộ máy lãnh đạo đảng, nhà nước và quân đội Trung Quốc. Cùng với đó, một loạt các vị trí chủ chốt khác trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc như Thủ tướng, Ngoại trưởng... đều có chủ nhân mới.
Sự kiện trên đánh dấu quá trình chuyển giao quyền lực lịch sử 10 năm một lần của Trung Quốc được hoàn tất một cách suôn sẻ.
5. Tiết lộ chấn động về chương trình do thám của Mỹ
Năm 2013 có vẻ không phải là năm tốt đẹp với nước Mỹ trên chính trường ngoại giao khi hình ảnh nước này phải hứng chịu một cú giáng mạnh vì vụ scandal liên quan đến chương trình do thám.
Cựu nhân viên của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ - Edward Snowden đã gây ra một cơn chấn động trên toàn thế giới khi tiết lộ chương trình theo dõi bí mật khổng lồ của chính phủ Mỹ. Theo đó, Mỹ đã thực hiện một chương trình do thám, nghe lén rộng khắp trên toàn thế giới với 5 tỉ cuộc gọi điện thoại mỗi ngày. Đáng chú ý là Mỹ tiến hành do thám ngay cả chính các đồng minh của mình và tên của ít nhất 35 nhà lãnh đạo thế giới có trong danh sách bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ nghe lén điện thoại.
Những tiết lộ trên đã đẩy Mỹ vào tình thế bẽ bàng, phải loay hoay đối phó với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng thế giới và ngay chính những nước đồng minh thân thiết nhất. Trong khi đó, Snowden - người bị gán là "kẻ phản bội nước Mỹ" được sống ung dung ở nước Nga, thoát khỏi chiến dịch truy nã khắp toàn cầu của Mỹ.
6. Cuộc chiến Syria và sự thất bại của Mỹ
Năm 2013 đánh dấu cuộc nội chiến ở Syria bước sang năm thứ ba. Mặc dù đã kéo dài dai dẳng suốt gần 3 năm nay nhưng cuộc chiến ở Syria không có dấu hiệu kết thúc mà mỗi ngày một thêm đẫm máu, thảm khốc. Tuy nhiên, năm nay đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn thế trận ở Syria khi Tổng thống Assad giành lại được lợi thế với chiến thắng liên tiếp cả trên chiến trường và chính trường.
Cuộc chiến Syria trong năm 2013 còn chứng kiến sự thất bại của siêu cường Mỹ trước Nga. Với đề xuất mang tính đột phá về việc phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria, chính quyền của Tổng thống Putin đã chặn đứng ý định can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria.
7. Bão Haiyan càn quét: Ngỡ như Ngày Tận thế!
Khi cơn bão Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay, quét qua Philippine, vào một ngày tháng 11, quang cảnh mà nó để lại giống như Ngày Tận thế. Những khu vực rộng lớn hoang tàn, đổ nát. Thi thể người nằm rải rác khắp nơi một cách tang thương. Người còn sống thì đi lại lay lắt, vật vờ trong tuyệt vọng....
Siêu bão Haiyan được cho là đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 10.000 Philippines. Cơn bão kinh hoàng này đi đến đâu tàn phá gần như toàn bộ khu vực đó.
Hầu hết nạn nhân thiệt mạng là do bị những con sóng cao dữ dằn cuốn đi cùng với những đống đổ nát. Diễn biến này chẳng khác khi một trận sóng thần vừa tràn qua, san phẳng hàng loạt ngôi nhà, nhấn chìm hàng trăm sinh mạng. Cơn bão Haiyan chắc chắn sẽ đi vào lịch sử như một trong những thảm họa thiên nhiên kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.
8. Vụ xử tử nhân vật quyền lực số 2 Triều Tiên
Những ngày đầu tháng 12, cả thế giới chấn động trước tin ông Jang Song-thaek - người chú rể của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un và từng là nhân vật quyền lực số 2 của đất nước Triều Tiên, đã bị kết án tử hình và đã bị xử tử ngay sau khi Tòa án Quân sự Đặc biệt buộc tội ông này phản quốc.
Từ nhân vật quyền lực lẫy lừng chỉ sau Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un, ông Jang bỗng chốc trở thành nhân vật tội đồ, phải chịu một kết cục bi thảm vì mắc phải tội danh chống đảng và cách mạng. Sự sụp đổ bẽ bàng của ông Jang cho thấy chính quyền Triều Tiên không ngại ngần mạnh tay với các quan chức cấp cao dù người đó có là người nhà của vị lãnh đạo cao nhất đất nước.
9. Thỏa thuận hạt nhân đột phá giữa Iran và nhóm P5 1
Sau nhiều tháng đàm phán tích cực, Iran mới đây đã đạt được thỏa thuận hạt nhân sơ bộ với nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức). Đây được coi là sự kiện đột phá, mang tính lịch sử bởi đã bao nhiêu năm nay, trải qua vô vàn các cuộc đàm phán Iran và các cường quốc vẫn chưa có nổi được một thỏa thuận. Thỏa thuận mới nhất mở ra hy vọng về khả năng thế giới có thể giải quyết được một trong những cuộc khủng hoảng hạt nhân khó khăn nhất thế giới.
10. Khủng hoảng chính trị Thái Lan
Đất nước Thái Lan lại đang rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, kéo dài suốt gần hai tháng qua và đã chứng kiến bạo lực nổ ra. Phe biểu tình đang đổ ra đường, tìm mọi cách dồn ép để buộc chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck phải từ chức.
Cuộc khủng hoảng chính trị đầy căng thẳng trên có gốc rễ sâu xa từ năm 2006 khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của bà Yingluck bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Kể từ thời điểm đó, Thái Lan chứng kiến sự chia rẽ xã hội sâu sắc giữa một bên là tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị chống ông Thaksin và bên kia là tầng lớp nông dân, dân nghèo coi ông Thaksin như vị thánh.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Apple bác bỏ cáo buộc liên kết với NSA Hãng Apple đã chính thức bác bỏ cáo buộc hỗ trợ Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi khách hàng, hãng AFP đưa tin ngày 1.1.2014. Apple khẳng định không "bắt tay" với Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ để theo dõi khách hàng iPhone - Ảnh: Reuters Trước đó, tờ Der Spiegel của Đức tiết lộ thông tin...