Điêu đứng vì ốc hương chết
Hiện người nuôi ốc hương ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh ( Khánh Hòa) điêu đứng vì ốc hương liên tục chết. Theo người dân, tình trạng ốc hương chết rải rác diễn ra khoảng vài tháng nay và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.
“Bây giờ không biết dưới ao còn bao nhiêu ốc nữa, nhưng tôi nghĩ hao hụt phải từ 30-40% rồi. Thông thường ốc nuôi khoảng 6 tháng là thu hoạch. Tuy nhiên năm nay bệnh trong vùng tràn lan, nên gia đình hạn chế lấy nước ra vào và cho ăn ít nên ốc chậm lớn. Với giá ốc hương giảm mạnh chỉ còn 130 ngàn đồng/kg, thì thu hoạch khó mà có lãi”, anh Trung chia sẻ. Anh Mai Văn Trung, một người nuôi ốc ở thôn Xuân Đông, cho biết, ban đầu chỉ vài hộ nuôi ở thôn Đông có ốc chết lai rai, sau đó lan rộng ra cả vùng nuôi, với tỷ lệ chết trung bình từ 20-30%. Hầu hết ốc chết có biểu hiện đơ mày, sưng vòi. Như gia đình anh Trung hiện có 2 ao nuôi ốc hương, trong đó 1 ao 5.000 thả 2 triệu giống, còn ao 3.000 m2 thả 1,5 triệu giống. Đến nay ốc nuôi được 5- 6 tháng tuổi. Tuy nhiên ốc nuôi được đến tháng thứ 4 liên tục chết lai rai, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp điều trị.
Còn anh Nguyễn Minh Diện, cũng nuôi ốc ở Vạn Hưng, cho biết thêm, không chỉ vài tháng nay việc nuôi ốc hương bị hao hụt vì ốc chết, mà từ sau cơn bão số 12 việc nuôi ốc hương đã không còn thuận lợi. Với tỷ lệ người nuôi ốc hương thành công đạt thấp, hầu hết hao hụt từ 20-30%, thậm chí đến 50% và mất trắng. Trong khi chi phí đầu tư nuôi ốc hương rất lớn, cụ thể với 3.000m2, thả 2 triệu giống, từ khi nuôi đến thu hoạch mất gần 1 tỷ đồng.
Không chỉ sản lượng ốc hương bị hao hụt, giá ốc thương phẩm còn xuống thấp ở mức 130 ngàn/kg, giảm 50-70 ngàn/kg so với đầu năm.
“Hiện người nuôi cũng không rõ nguyên nhân gì, có phải do thời tiết hay nguồn nước bị ô nhiễm hay chất lượng con giống không đảm bảo. Vài năm gần đây nghề nuôi ốc hương tại Vạn Hưng cứ co hẹp dần”, anh Diện chia sẻ. Chủ tịch Hội Nông dân xã này cũng xác nhận, việc nuôi ốc hương gần đây rất hay bị dịch bệnh, nhiều ao nuôi đã ngừng thả và chuyển sang đối tượng nuôi khác. Được biết, hiện tại thôn Xuân Đông có khoảng 70 ha ao nuôi ốc hương.
Vừa qua, sau khi nhận được thông tin ốc chết từ thú ý xã Vạn Hưng, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vạn Ninh đã phối hợp cán bộ lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân. Kết quả, phát hiện trong mẫu nước ao nuôi ốc hương có số lượng vi khuẩn Vibrio sp. từ 7,0 x 101 đến 2,2 x 102 (CFU/Ml) và số lượng vi khuẩn Vibrio alginolyticus từ 1,2 x 101 đến 1,8 x 102 (CFU/mL). Bên cạnh đó còn phát hiện trùng long, ấu trùng sán lá với mật độ và giun tròn từ 1-6 con/mẫu.
Video đang HOT
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa, việc người nuôi sử dụng thức ăn tươi cho ốc hương gây hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng cao. Bên cạnh đó, người nuôi không theo dõi quản lý được các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, việc không thường xuyên thay nước và đưa vào ngay hệ thống mương cấp thoát nước chung. Đây là nơi tích tụ và là nguy cơ gây bệnh cho các ao nuôi; khi xảy ra dịch bệnh sẽ lây nhanh chóng trong vùng nuôi.
Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, cung cấp thức ăn cho ốc vừa đủ và không cho ăn thừa. Mật độ nuôi khuyến cáo 300 con/m2. Độ mặn thích hợp cho ốc hương lớn hơn 26%o. Nên sau khi có mưa lớn, độ mặn tầng mặt giảm giảm đáng kể, cần hút bớt nước tầng mặt và bổ sung nước mặn, đánh khoáng, quạt nước liên tục, để tránh phân tầng gây sốc cho ốc hương…
Thu hoạch ốc hương.
Về cách trị bệnh sưng vòi, người nuôi cần thay nước 30% mỗi ngày trong vòng 3 ngày liên tục. Sử dụng thuốc thú y thủy sản có chứa thành phần 1 trong các loại: Doxycyclin, Flophenicol (liều lượng trong khuyến cáo nhà sản xuất), trộn thuốc cho ốc ăn từ 5-7 ngày liên tục, giảm lượng thức ăn từ 1/3 cho đến 1/2.
Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước ao nuôi cũng như dùng nhóm chế phẩm sinh học cho ăn, để hỗ trợ tiêu hóa cho ốc. Trong trường hợp ốc chết nhiều, báo ngay cho cơ quan chuyên môn để có những hỗ trợ giúp người nuôi giảm thiệt hại đến mức thấp nhất…
Theo Cafef
Quảng Bình: Tỷ phú đào ao trên cát nuôi loài ốc hương, bán đắt tiền
Để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thay đổi tư duy, áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi ốc hương và sản xuất nước sạch của gia đình anh Phạm Văn Nghĩa và chị Trần Thị Hồng ở thôn Xuân Kiều, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch là một điển hình.
Sau nhiều năm bôn ba làm ăn ở khắp nơi, anh Nghĩa đã quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2009, anh đã mạnh dạn đấu thầu 8 nghìn m2 đất của địa phương để đầu tư nuôi tôm, phát triển kinh tế gia đình.
Đến năm 2017, nhận thấy nghề nuôi tôm khó khăn, anh Nghĩa đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang nuôi ốc hương. Những ngày đầu thử nghiệm, với loại vật nuôi mới lạ, chưa có kinh nghiệm nuôi ốc hương, vợ chồng anh Nghĩa không khỏi lo lắng và gặp nhiều khó khăn. Không chùn bước, anh Nghĩa đã chịu khó tìm tòi, tham khảo kiến thức nuôi ốc hương qua các phương tiện thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của các mô hình.
Mô hình nuôi ốc hương của anh Phạm Văn Nghĩa hàng năm cho lãi ròng khoảng 1,5 tỷ đồng.
Nhờ đó, anh đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi ốc hương trong các khâu: xử lý ao hồ, gây tạo màu tảo, bảo đảm độ PH, thức ăn, nhiệt độ, môi trường nước... Ốc hương luôn sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu nhập cao hàng năm. Trung bình mỗi năm, anh Nghĩa nuôi và thu hoạch trên 15 tấn ốc hương với giá 250 nghìn đồng/kg, hàng năm cho lãi ròng khoảng 1,5 tỷ đồng.
Anh Phạm Đình Dương, nhân công lao động (thôn Vân Trung, xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn) chia sẻ: "Trước đây, tôi phải bôn ba vào Nam làm thuê để kiếm sống với nghề nuôi trồng thủy hải sản. Nhưng từ khi được anh Nghĩa thuê làm ở đây, tôi vừa làm ở gần nhà, giúp đỡ phần nào cho gia đình, vừa có đồng lương ổn định.
Nhờ có nhiều kinh nghiệm nuôi ốc hương, kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy hải sản, đăc biệt là trong nuôi ốc hương, tôi đã cùng với anh Nghĩa áp dụng các kỹ thuật để nuôi ốc hương thành công".
Không dừng lại ở việc nuôi ốc hương, tận dụng nguồn nước giếng khoan, gia đình anh Nghĩa đã mở rộng quy mô phát triển kinh tế bằng nghề sản xuất nước uống đóng bình.
Sau khi tham gia các khóa đào tạo tập huấn về quy trình sản xuất nước sạch, anh Nghĩa đã vay thêm vốn, mạnh dạn đầu tư 2,6 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị máy móc và các phương tiện khác phục vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ nước uống.
Nhờ tận dụng được địa hình ven biển và nguồn nước giếng khoan, nên sản phẩm nước sạch của anh Nghĩa có vị ngon ngọt rất riêng biệt, được người tiêu dùng lựa chọn và đã có mặt ở khắp nơi trên địa bàn huyện.
Đặc biệt, trong thời gian cao điểm về mùa hè, cơ sở sản xuất nước sạch của anh Nghĩa hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng vẫn không cung cấp kịp cho thị trường. Bình quân mỗi ngày, cơ sở sản xuất được khoảng 200-300 bình nước, thu lãi khoảng 1 triệu đồng, mỗi năm đạt lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng.
Với mô hình nuôi ốc hương và sản xuất nước uống đóng bình, hàng năm, gia đình anh Nghĩa có nguồn thu nhập gần 2 tỷ đồng, cơ sở của anh đã giải quyết việc làm cho 6 lao động thường xuyên trên địa bàn với mức lương 10 triệu đồng/người/tháng.
Đây là thành quả minh chứng cho những nỗ lực cố gắng vượt khó của vợ chồng anh, "có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Từ hiệu quả của mô hình nuôi ốc hương, vợ chồng anh Nghĩa đã truyền đạt kinh nghiệm nuôi ốc hương, kỹ thuật nuôi ốc hương, giúp đỡ cho một số hộ nông dân trên địa bàn cùng nuôi ốc hương, tăng thu nhập.
Theo Hoài Thi (Báo Quảng Bình)
Khánh Hòa: Nuôi "thần dược" của biển cả, bán hàng trăm đô 1 ký Đó là những mục tiêu chính của Dự án "Nâng cao kỹ năng sản xuất hải sâm dựa vào cộng đồng", do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (RIA3) thực hiện tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Được biết, hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong y học, được thị trường thế...