Điều chuyển giáo viên phải xét gia cảnh
Điêu chuyên giao viên cần thưc hiên cac quy đinh vê chinh sach đôi vơi lao đông nư, gia đinh chinh sach, ngươi co công vơi cach mang.
Đó là khẳng định của ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT.
- Tình trạng điều chuyển giáo viên (GV) hiện nay còn để xảy ra nhiều bất hợp lý. Trong đó, những trường hợp nữ GV bị điều chuyển đi dạy cách xa nhà dù hoàn cảnh khó khăn, gia đình neo đơn, chồng là cảnh sát biển hoặc bộ đội biên phòng thường xuyên vắng nhà. Xin ông cho biết trong những trường hợp GV có hoàn cảnh đặc biệt như thế có được ưu tiên gì không?
- Trong thực tiễn bố trí, sắp xếp, quy hoạch đội ngũ GV hiện nay, các địa phương (theo phân cấp quản lý) đang thực hiện việc điều động hoặc biệt phái GV giữa các trường học trên địa bàn để bảo đảm các trường có đủ GV giảng dạy và điều tiết vấn đề thừa/thiếu GV.
Tuy nhiên, việc điều động hoặc biệt phái GV, các địa phương phải lưu ý đến hoàn cảnh và điều kiện thực tế của mỗi GV.
Nhiều trường hợp giáo viên bị điều chuyển công tác bất hợp lý qua phản ánh của báo chí. Ảnh: Nguyễn Duy/Người Lao Động.
Trường hợp những GV nữ nuôi con nhỏ, nuôi cha mẹ già, có chồng bộ đội đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo cần được xem xét, ưu tiên bố trí giảng dạy ở những trường học gần nhà để giúp họ ổn định cuộc sống và yên tâm công tác.
- Vì uất ức chuyện điều chuyển công tác, một nữ GV ở huyện An Dương, TP Hải Phòng, đã uống thuốc tự tử suýt chết. Việc các địa phương quyết định điều chuyển GV mà không tính đến hoàn cảnh của họ, liệu có hợp tình hợp lý hay không?
- Như tôi đã nói, khi điều chuyển GV, các địa phương cần lưu ý thực hiện các quy định về chính sách đối với lao động nữ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng… để xem xét, giải quyết thấu đáo từng trường hợp cụ thể. Điều này sẽ giúp GV ổn định cuộc sống, yên tâm công tác và cống hiến.
Các quy định này theo tình hình thực tế của mỗi địa phương và do địa phương quy định, không có quy định chung từ Bộ GD&ĐT. Vì vậy, để xác định việc thực hiện đúng hay sai cần có sự xác minh của các cơ quan thẩm quyền, trên cơ sở đó xử lý và giải quyết kịp thời, bảo đảm đúng quy định đã ban hành.
Một trong những giá trị quan trọng mà nhà trường dạy học sinh là phải biết quan tâm, sống tình nghĩa. Trước những quyết định điều chuyển có phần lạnh lùng này của một số sở GD&ĐT địa phương, quan điểm của Bộ GD&ĐT như thế nào? Liệu có nên xử lý vô cảm như vậy không?
- Đối với một số địa phương, khi thực hiện việc điều chuyển GV, để xảy ra tình trạng như báo chí đã nêu là một điều đáng tiếc khi chưa xem xét đến hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của GV.
Video đang HOT
Tôi cũng cho rằng việc này cần được rút kinh nghiệm để trong quá trình thực hiện điều động, biệt phái GV phải bảo đảm đúng các quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với điều kiện, thực tế của mỗi GV.
Sau khiếu nại, 4 giáo viên bị điều chuyển
Theo quyết định vừa được Phòng GD&ĐT huyện Tân Trụ, tỉnh Long An ban hành, kể từ ngày 15/9, 4 GV trường Tiểu học Tân Phước Tây (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) tố cáo những việc làm sai trái của hiệu trưởng trường này bị điều chuyển công tác về trường khác.
Trước đó, chiều 14/9, ông Trương Thế Hiền, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tân Trụ, công bố quyết định chuyển công tác về các trường khác trên địa bàn huyện Tân Trụ đối với 4 GV nói trên, gồm thầy Nguyễn Thành Tạo, cô Trần Thị Nga, cô Nguyễn Thị Mai và cô Nguyễn Thị Thu Kiều. Cũng theo quyết định này, người bị tố cáo là Hiệu trưởng Lê Thị Cẩm cũng được điều chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Đậu (xã Bình Tịnh).
Theo hồ sơ, do bất bình việc chậm giải quyết và trả lời không thỏa đáng trong việc xét thi đua thiếu công bằng, thu tiền học sinh bán trú có nhiều khuất tất…, ngày 23/6, 4 GV trên gửi đơn tố cáo (sau đó được thay đổi bằng đơn khiếu nại) hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Phước Tây đến Phòng GD&ĐT và UBND huyện Tân Trụ.
Ngày 1/9, chủ tịch UBND huyện Tân Trụ ra quyết định giải quyết khiếu nại của các GV. Nội dung giải quyết khiếu nại có nêu việc trừ điểm ứng xử trong bình xét thi đua có trường hợp không đúng. Còn việc thu tiền bán trú không có khuất tất, việc chi tiền này cho cấp dưỡng là có chủ trương.
Đáng chú ý là sau khi UBND huyện Tân Trụ ra quyết định giải quyết khiếu nại này, cả 4 thầy cô bị điều chuyển công tác mà không biết rõ lý do.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đơn về UBND tỉnh Long An đòi sự công bằng, không thể vì dám nói lên sự thật mà bị điều chuyển công tác như vậy”, một GV nói
Theo Yến Anh – H.Minh / Người Lao Động
Học một buổi, học sinh TP.HCM biết về đâu?
Hàng loạt trường tại TP.HCM từ học 2 buổi phải chuyển xuống một buổi do tăng dân số. Sau khi kết thúc giờ học, các em phải vội vã tìm chỗ tá túc, chờ phụ huynh đón.
Con được học bán trú ở trường tiểu học tưởng như điều đương nhiên thì nay lại là mơ ước xa vời của hàng ngàn phụ huynh tại TP.HCM. Trước áp lực học sinh (HS) tăng đột biến, hàng loạt trường tiểu học đang tổ chức dạy học 2 buổi buộc phải chuyển xuống học một buổi.
Đặc biệt, HS mới chân ướt chân ráo vào lớp 1 cũng chỉ được học một buổi đang trở thành nỗi lo của phụ huynh.
Học sinh bơ phờ, phụ huynh mỏi mệt
Có mặt tại trường Tiểu học Đặng Thị Rành (Quốc lộ 13 cũ, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), trong cái nắng như thiêu như đốt giữa trưa, chúng tôi chứng kiến cả phụ huynh và HS đều bơ phờ, mệt mỏi vì học một buổi.
Một nhóm HS lớp 1 oằn mình với chiếc cặp quá khổ mệt mỏi leo lên 2 chiếc taxi đợi sẵn. Ngôi trường này nằm trong khu chợ dọc quốc lộ, đường ổ gà chằng chịt, trời mưa thì nước đọng từng vũng lớn, trời nắng khói bụi lại bay mù mịt.
Vừa tan học, từng nhóm học sinh của trường Tiểu học Đặng Thị Rành (quận Thủ Đức) lên taxi đợi sẵn để về nhà giáo viên ăn, học buổi 2 . Ảnh: Người Lao Động.
Đứng cạnh chúng tôi là em HS lớp 3, trong gần một giờ vẫn không thấy phụ huynh đến đón. Hỏi ra là do nhà HS này quá xa, mẹ lại đi xe đạp đến đón nên em phải đứng chờ. Nhiều phụ huynh khác vội vã quấn con trong những chiếc áo chống nắng kín bưng chở đi giữa trưa nóng bức.
Đáng thương nhất là nhóm các HS leo lên chiếc xe đưa rước chật kín, một số em tranh thủ ngủ thiếp trên xe. Tiếp xúc với nhiều phụ huynh chờ đón con tại cổng trường, họ cho biết chỉ tranh thủ đón con rồi về nhà gửi hàng xóm để đi làm ca chiều. Có phụ huynh còn nhờ người bảo vệ ở trường mầm non đối diện đón con, cho ăn ngủ trong trường mầm non rồi chiều mới rước về.
Chị H., nhà sát trường, kể con chị năm nay học lớp 3, bé chỉ học buổi chiều, còn buổi sáng ở nhà. Khi chúng tôi hỏi ở nhà bé làm gì, chị H. cho biết có khi xem tivi, lúc thì chơi game vì chị không có thời gian kèm cặp.
Nhà chị H. còn đỡ vì có người ở nhà trông, còn phụ huynh tại trường phần lớn là công nhân làm việc tại KCN bên cạnh, không có người ở nhà nên tìm cách gửi con đến nhà cô học thêm vì không còn cách nào khác.
Đủ thứ phụ phí
Gay go nhất là các quận, huyện lâu nay triền miên trong cảnh trường lớp không theo kịp tốc độ tăng dân số, như Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân...
Tại quận Thủ Đức, theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), do lượng HS vào lớp 1 năm học này tăng đột biến nên để bảo đảm đủ chỗ học, nhiều trường tại quận từ học 2 buổi/ngày, nghĩa là có bán trú, nay phải chuyển xuống 100% lớp học 1 buổi/ngày.
Điển hình như các trường tiểu học Bình Triệu, Đào Sơn Tây, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh...
Chị H.T, một phụ huynh có con đang học lớp 1 tại quận Thủ Đức, cho biết do cả nhà cùng đi làm đến chiều mới về nên việc con chỉ được học một buổi trở thành nỗi lo lắng lớn nhất với gia đình. Buổi chiều, con không học thì ai trông đây? Biết gửi con ở đâu để an tâm làm việc?
Cuối cùng, các phụ huynh trong tình thế khốn đốn đã nảy ra sáng kiến là góp tiền để nhờ các cô giáo trong trường đưa đón con. Hàng ngày, khi học xong buổi 1, cô giáo sẽ đón các bé mà phụ huynh có nhu cầu gửi, rồi thuê taxi chở về nhà cô. Cô sẽ lo cho các bé ăn và dạy học tại nhà, đợi đến chiều, phụ huynh làm xong thì đón về. Mỗi tháng, mỗi HS đóng cho cô giáo 2 triệu đồng.
"Cũng may có cô nhận trông giúp, chứ không thì biết gửi cho ai?", chị T. bày tỏ.
Học sinh được phụ huynh đón về bằng xe đạp giữa trưa nóng bức . Ảnh: Người Lao Động.
Tình trạng tương tự xảy ra tại nhiều trường tiểu học bất ngờ không tổ chức bán trú do lượng HS tăng quá đông. Chị H.C - phụ huynh trường Tiểu học Duy Tân, quận Tân Phú - cho hay con chị năm nay học lớp 3, hai năm trước đều học 2 buổi nhưng năm nay thì không. Hàng loạt phụ huynh điêu đứng xin chuyển trường cho con nhưng Phòng GD-ĐT có quy định không nhận HS trong quận chuyển trái tuyến.
Nhiều phụ huynh thống kê cho con học trường công, nhất là bậc tiểu học, không phải đóng học phí nhưng những chi phí phải bỏ ra để nhờ người đưa đón, gửi con, ăn uống... còn cao hơn nhiều so với các trường tư thục.
Theo chị T., chỉ một số gia đình khá hơn chút mới đủ khả năng đóng 2 triệu đồng/tháng cho con về nhà cô. Tính tổng các khoản trong trường thì 1 tháng lên hơn 4 triệu đồng tiền cho con đi học.
Đa số phụ huynh khác là công nhân, không đủ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình nên không đủ khả năng góp tiền cho con theo hình thức về nhà giáo viên buổi 2 nên đang rối bời.
Biến tướng của dạy thêm, học thêm
Không biết gửi con ở đâu, nhiều phụ huynh phản ánh đã có tình trạng giáo viên gợi ý đưa con về nhà học.
Một phụ huynh tại quận Thủ Đức cho hay ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên đã nói thẳng trường chỉ dạy 1 buổi và ghi địa chỉ nhà để phụ huynh đưa con đến.
Giáo viên này còn cho biết ngành GD&ĐT chỉ cấm dạy thêm với HS học 2 buổi/ngày nên học 1 buổi vẫn có thể học thêm dưới hình thức bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Theo Đặng Trinh / Người Lao Động
Tốn tiền triệu đầu năm học Để tránh tình trạng dồn cục, nhiều trường xé lẻ các khoản thu thành nhiều đợt, như tiền đồng phục, học tiếng Anh liên kết, ủng hộ quỹ nhân đạo. Sau lễ khai giảng vài ngày, hôm 9/9, một phụ huynh - cũng là một ca sĩ tại Hà Nội - bức xúc lên tiếng về việc giáo viên của con mình yêu...