Diện mạo tươi sáng của nền kinh tế sau 35 năm đổi mới
Nhận định khái quát về nền kinh tế nước ta sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên”.
Việt Nam mở cửa nền kinh tế đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, phát triển (Trong ảnh: Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty UMC Việt Nam, Hải Dương). Ảnh: QUANG PHÚC
Thành tựu phát triển ấn tượng qua những con số
Bước vào tiến trình đổi mới với quyết tâm hội nhập quốc tế cách đây 35 năm, Việt Nam vẫn còn là một đất nước với nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Kiên định thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa, trong giai đoạn 1986-2000, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%; khu vực dịch vụ tăng 6,66%.
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ngành nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Năm 2000, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 34,5 triệu tấn, gấp 2,1 lần năm 1986; đặc biệt, xuất khẩu gạo đạt 3,477 triệu tấn, gấp hơn 26 lần. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 11,09% mỗi năm trong thời kỳ 1986-2000; sản lượng điện năm 2000 gấp 4,7 lần so với năm 1986; sản lượng xi măng gấp 8,7 lần; sản lượng thép cán gấp 25,6 lần. Sản lượng dầu thô đã tăng từ 41.000 tấn năm 1986 lên 16,3 triệu tấn năm 2000.
Chế biến thủy sản tại một doanh nghiệp ở TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG
Video đang HOT
Trong khi đó, tình trạng “siêu lạm phát” bước đầu đã được kiềm chế và đẩy lùi. Giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng từ mức tăng 3 chữ số mỗi năm trong 3 năm 1986-1988, rồi 2 chữ số mỗi năm trong thời kỳ 1989-1992, đã giảm xuống chỉ còn tăng một chữ số trong thời kỳ 1993-2000. Đơn cử, so với tháng 12 năm trước đó, chỉ số giá tiêu dùng năm 1988 tăng 349,4%; năm 1992 tăng 17,5% và năm 2000 thậm chí còn giảm 0,6%.
Tiếp tục đà phát triển, thời kỳ 2001 đến nay, chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng đã đơm hoa kết trái. Với 2 chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (chiến lược 2001-2010 và chiến lược 2011-2020), kinh tế đã liên tục tăng trưởng, với GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001. GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%. Trong giai đoạn 2011-2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay.
Cũng từ năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ kém phát triển, để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Và theo số liệu mới nhất từ cơ quan thống kê quốc gia, năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD (quy đổi) và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD, gấp hàng chục lần so với năm 1990. Quan trọng hơn, chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu. Năng suất lao động trong giai đoạn 2016-2019 của toàn nền kinh tế tăng 5,86%/năm, cao hơn tốc độ 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.
Đáng lưu ý, nhờ hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ USD, gấp 20,2 lần giai đoạn 1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001-2010. Đây là chỉ dấu cho thấy chúng ta đã khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước và tranh thủ được thị trường thế giới. Điều này còn được minh chứng qua việc đầu tư nước ngoài trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ… Đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vị thế và động lực tăng trưởng mới
Cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội, vị thế của Việt Nam thay đổi đáng kể trên thế giới và trong khu vực ASEAN. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và thứ 2 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng GDP; là một trong 30 nước có mức tăng trưởng xuất, nhập khẩu cao và là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu thứ 22 trên thế giới. Việt Nam đã vượt trên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xếp hạng thứ 25 thế giới về hấp dẫn vốn FDI. Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam năm 2019 tăng lên 10 bậc so với năm trước, xếp thứ 67 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ… Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia trên thế giới. Hoạt động đối ngoại ngày càng được mở rộng và khẳng định rõ bản lĩnh và bản sắc của Việt Nam với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào hòa bình, hợp tác và phát triển, không chỉ trong khu vực ASEAN mà còn cả trên thế giới.
Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng với nhiều mô hình kinh doanh độc đáo. Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản, có khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học – công nghệ. Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Trong đầu thế kỷ 21, bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội trên bình diện quốc tế đã có nhiều thay đổi, biến động nhanh, khó dự báo. Một hệ thống giải pháp có tính khuôn mẫu và cứng nhắc sẽ khó lòng đạt hiệu quả mong muốn. Trong quá trình tự kiểm chứng những chính sách và cuộc sống, đối chiếu lý luận và thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta đã và đang rút ra những bài học sâu sắc cho công tác điều hành chính sách vĩ mô, chủ động và vững vàng bước vào thập kỷ mới, giai đoạn phát triển mới.
Hướng tới Đại hội XIII: Tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững
Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình tại Đại hội 13 của Đảng xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của sự phát triển.
Sau 35 năm đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân đã phát triển rất mạnh mẽ, cần được định hướng, có môi trường kinh doanh minh bạch, công khai để trở thành động lực, giúp kinh tế nước nhà phát triển bền vững, sớm đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.
Doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp tư nhân đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt, cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Toàn tỉnh có hơn 12 ngàn doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho gần 300.000 lao động. Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã thành lập hơn 120 tổ chức Đảng tại các doanh nghiệp tư nhân với gần 3.000 đảng viên.
Ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cho biết, sau nhiều năm sống và làm việc tại nước ngoài khi trở về nước, ông đã chọn Nha Trang để đầu tư, kinh doanh. Vừa qua, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa xác định tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Ông Hoàng Văn Vinh mong muốn tại Đại hội Đảng toàn quốc sắp đến tiếp tục định hướng đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Ông Hoàng Văn Vinh cho biết: "Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế tư nhân là động lực của xã hội, động lực đó thì phải có định hướng. Đại hội Đảng lần này cởi mở, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Chúng tôi rất hy vọng Đại hội sắp tới có chính sách cho các nhà đầu tư, định hướng cho sự phát triển, đi trong guồng máy phát triển của nền kinh tế."
Một khu du lịch của doanh nghiệp tư nhân trên đảo Hòn Tre đang tạo việc làm cho hàng ngàn người dân tỉnh Khánh Hòa.
Trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội 13 của Đảng, nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được nâng cao. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Trong đó, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Theo ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, các cơ quan chức năng cần áp dụng đúng các quy định của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp với nhau.
Ông Phạm Văn Chi nhận định: "Đại hội này tôi tin rằng sẽ đánh giá đúng mức vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chính các doanh nghiệp đã đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước. Vấn đề chỉ là quản lý cho đúng định hướng trong dự thảo đã nói là kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Rất khó trong khâu quản lý, nếu không cụ thể, không chi tiết, cán bộ không thực sự vì dân thì không quản lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa được."
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, công khai, minh bạch, bình đẳng để thu hút đầu tư của xã hội cũng là 1 trong 4 giải pháp đột phá của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. Ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng tổng vốn đầu tư xã hội của các doanh nghiệp lên đến 7 ngàn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2019. Vấn đề đặt ra là cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương cần phải thay đổi tư duy trong điều hành, xử lý công việc, huy động trí tuệ, tâm huyết của doanh nghiệp tham vào quá trình phát triển của địa phương.
Đại hội Đảng bộ Công ty Cà phê Mê Trang, một doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Khắc Định cho biết: "Khánh Hòa không thể ngồi đợi doanh nghiệp đến được nữa, đã đến lúc lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở phải đi gặp các doanh nghiệp. Tư duy đổi mới, rất coi trọng các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp cần gì ở chính quyền. Có những kiến nghị cụ thể về kế hoạch, chương trình hành động để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm."
Đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 2020-2025. Để đạt mục tiêu này, tỉnh Phú Yên đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, tỉnh tập trung hỗ trợ doanh nghiệp phát triển: "Vừa rồi, tập trung rà soát, những dự án đầu tư nào không triển khai hiệu quả hoặc triển khai chậm thì thực hiện thu hồi. Để dành diện tích, cơ hội cho những nhà đầu tư có năng lực kinh nghiệm. Và đặc biệt chúng tôi thực hiện rất công khai, minh bạch đấu thầu, đấu giá chọn chủ đầu tư. Bỏ kinh phí rất lớn ra để đấu thầu, đấu giá thì đương nhiên người ta sẽ phải đầu tư nhanh để thu hồi vốn./."
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III: Lãnh đạo đấu tranh thống nhất đất nước Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (năm 1951), Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến kiến quốc giành nhiều thắng lợi quan trọng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là đòn quyết định chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra và được đế...