Diễn đàn du học CH Séc 2022: Kết nối ước mơ – chinh phục tri thức cho sinh viên Việt Nam
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tương đối tốt, ngày 26/2, tại thủ đô Praha, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Séc phối hợp với Hội Du học sinh Việt Nam tại Cộng hòa Séc đã tổ chức ” Diễn đàn du học Cộng hòa Séc 2022″ dưới hình thức trực tuyến.
Chương trình đã thu hút được gần 100 học sinh sinh viên Việt Nam tham gia trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia đang học tập và làm việc tại Cộng hòa Séc. Tham dự còn có đại diện Đại sứ quán Việt Nam và lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
Anh Phạm Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại CH Séc.
Phát biểu khai mạc chương trình, chị Nguyễn Thị Diệu Linh, chủ tịch Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Séc bày tỏ sự vui mừng khi nhận được sự tham gia đông đảo của các bạn thanh niên sinh viên tại Việt Nam. Chương trình nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết cho các bạn thanh niên sinh viên đang nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão muốn du học tại Cộng hòa Séc. Diễn đàn này cũng là nhịp cầu kết nối giữa thanh niên sinh viên Việt Nam và các bạn trẻ ở quê hương để các bạn có thêm động lực, bay cao, vươn xa trên bầu trời thế giới.
Thay mặt ban tổ chức, anh Phạm Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết: “Chúng tôi tổ chức diễn đàn du học CH séc 2022 với mong muốn đưa đến cho các bạn học sinh sinh viên tại CH Séc nói riêng và Việt Nam nói chung một cái nhìn toàn cảnh về du học Séc. Trong chương trình này, chúng tôi cũng đã mời những diễn giả có kinh nghiệm học tập và làm việc tại Séc để chia sẻ cho các bạn về những vấn đề cần thiết cho du học Séc cũng như hệ thống giáo dục tại Séc, chương trình học tập, học bổng và cuộc sống của du học sinh tại Séc, và các hoạt động thanh niên sinh viên tại Séc ,mà các bạn có thể tham gia, cũng như cách nộp hồ sơ xin visa. Hy vọng chương trình cung cấp đầy đủ cho các bạn thông tin bổ ích và định hướng cho các bạn du học CH Séc trong tương lai”.
Nghiên cứu sinh Lê Thỵ Hà Vân.
Là một trong những nghiên cứu sinh tại Trung tâm nghiên cứu và đào tạo sau đại học, Viện kinh tế Cộng hòa Séc, chị Lê Thỵ Hà Vân cho rằng khó khăn hiện nay đối với du học sinh sang Séc chủ yếu là vấn đề ngôn ngữ do đó các bạn có nguyện vọng sang du học cần có sự trau dồi thêm về ngôn ngữ bản địa.
Video đang HOT
“Khi du học ở séc thì có thể lựa chọn 2 loại ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Séc. Như em thì lựa chọn chương trình bằng tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn về việc giao tiếp với người dân bản địa, nên cần học thêm các câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng bản địa, còn nếu đã học bằng tiếng Séc thì có thể thích ứng rất tốt cuộc sống bên Séc”.
Thạc sĩ Diệu Huyền – người có nhiều năm hỗ trợ giúp đỡ người Việt tại Séc về thủ tục pháp lý, visa.
Chia sẻ với phóng viên VOV, thạc sĩ Diệu Huyền cho rằng một số các bạn sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin học bổng, visa do việc tiếp cận nguồn thông tin chưa chính xác do đó cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng từ các trang chính thống của cơ quan chức năng hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực này.
“Trong các trường hợp khó khăn tôi thấy các bạn sinh viên chưa tìm hiểu, kiểm tra thông tin trên các trang web chính thức của cơ quan chức năng mà chỉ dựa vào sự chia sẻ, kinh nghiệm người đi trước do đó khi không hiểu rõ thủ tục pháp lý thì cần tìm kiếm các chuyên gia để tư vấn”.
Tại hội thảo trực tuyến, các diễn giả cũng đã trao đổi, hướng dẫn trực tiếp các thanh niên, sinh viên Việt Nam về các vấn đề như tìm kiếm các học bổng, làm thủ tục, hồ sơ, lựa chọn ngành học và chương trình đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt tại Séc có truyền thống lâu đời và cũng được công nhận là dân tộc thiểu số ở CH Séc, do đó đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các thế hệ thanh niên, sinh viên, tri thức có cơ hội học tập tốt và có nhiều đóng góp hơn cho quê hương đất nước./.
Một số hình ảnh hội thảo:
Các diễn giả chia sẻ các thông tin về vấn đề du học tại Séc với thanh niên, sinh viên Việt Nam
Hình ảnh Diễn đàn du học CH Séc 2022 tại Praha, CH Séc.
Các diễn giả trả lời những thắc mắc của thanh niên sinh viên Việt Nam
Những thay đổi khi du học trong năm mới
Thời điểm này, khi Việt Nam nối lại các đường bay quốc tế, các nước mở cửa, nhiều học sinh, sinh viên vội chuẩn bị giấy tờ cần thiết để trở lại học tập
Dịch Covid-19 khiến học sinh, sinh viên tại Việt Nam gặp khó khăn khi đến các nước du học, bởi nhiều lý do như: không có chuyến bay, lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại, phải cách ly tập trung... Tuy nhiên, hiện nay du học sinh Việt có thể trở lại nhiều nước trên thế giới. Trong các hội nhóm, du học sinh Việt bàn tán sôi nổi về chính sách, những thay đổi khi nhập cảnh ở các nước.
Lựa chọn mới khi du học Mỹ
Hiện, các Trường ĐH tại Mỹ đã cho ra kết quả đợt tuyển sinh sớm, kết quả cho thấy không có sự đột biến nhiều trong lượng thí sinh nộp hồ sơ và đậu rớt so với năm 2020. Năm nay, tỉ lệ chấp thuận ở vòng lựa chọn sớm giữ ổn định, Trường ĐH Harvard là 8%, MIT chỉ có 5%, Georgetown 10%, Yale và Dartmouth khoảng 20%, các trường khác dao động 24%-30%. Do Mỹ đã mở rộng cửa cho sinh viên quốc tế từ tháng 8 nên thí sinh mong muốn du học ở nước này có thời gian hoàn thiện hồ sơ, những thí sinh nộp hồ sơ ở vòng lựa chọn sớm thường là thí sinh toàn diện, hồ sơ rất đẹp.
Tuy nhiên, trong năm 2021 vấn đề lớn của thí sinh tại Việt Nam là các kỳ thi chuẩn hóa bị gián đoạn, bị hủy như SAT (Scholastic Assessment Test), kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, nhiều em không kịp thi nên bỏ lỡ cơ hội du học. Theo bà Trần Phương Hoa, Giám đốc Tổ chức Giáo dục Summit, thành viên Hiệp hội Tư vấn Du học quốc tế, những phụ huynh có con nộp hồ sơ du học trong năm 2022 nên rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho các em tham gia sớm kỳ thi chuẩn hóa.
Diễn giả, học sinh, sinh viên trao đổi trong một hội thảo về những thay đổi của mùa du học năm 2022 ở Mỹ
Năm nay, xu hướng không bắt buộc có SAT trong hồ sơ được nhiều Trường ĐH Mỹ lựa chọn. Học sinh, sinh viên không thể tham gia kỳ thi SAT đã lựa chọn bỏ qua chứng chỉ này. Em Huỳnh Thị Ngọc Phương trúng tuyển ĐH Franklin & Marshall (Mỹ) cho biết từ đầu năm lớp 11 em có dự định đi du học Úc nhưng đến cuối năm lớp 12 em quyết định chuyển hướng sang Mỹ do Úc đóng cửa vì dịch Covid-19. Chỉ có vài tháng chuẩn bị hồ sơ, Ngọc Phương lựa chọn không thi SAT để thời gian tập trung cho bài luận và điểm IELTS.
Trước đây, muốn ứng tuyển vào ĐH Mỹ, thí sinh phải bắt buộc có điểm SAT trong hồ sơ. Nhưng từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, các cuộc thi chuẩn hóa bị hủy, nhiều Trường ĐH ở Mỹ đã đưa ra quyết định điểm SAT không còn nằm trong danh sách những điều bắt buộc khi ứng tuyển.
Phải có giấy xét nghiệm âm tính
Bên cạnh Mỹ, Canada cũng là thị trường du học lớn của sinh viên Việt. Từ tháng 6-2021, chính phủ Canada đã thông báo mở cửa biên giới giai đoạn 1. Khi nhập cảnh vào nước này, du học sinh đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca/COVISHIELD, Janssen sẽ không phải cách ly tại ký túc xá. Kèm theo đó, du học sinh phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR âm tính. Nếu du học sinh chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều sẽ được đăng ký để hoàn tất tiêm chủng nhưng phải cách ly 14 ngày và tự chi trả chi phí.
Bạn Nguyễn Ngọc Minh Thư, vừa sang du học tại bang New South Wales (Úc), cho hay trước khi nhập cảnh em đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin AstraZeneca nên không cần cách ly. Nhưng để bảo đảm an toàn, Thư lựa chọn tự cách ly tại phòng 7 ngày và làm xét nghiệm nhanh.
Minh Thư thông tin dù Úc mở cửa cho du học sinh từ ngày 15-12-2021 nhưng dịch Covid-19 ở đây vẫn còn phức tạp, do đó lực lượng an ninh sẽ kiểm soát chặt chẽ du học sinh khi nhập cảnh. Những du học sinh Việt trước khi sang Úc cần chuẩn bị giấy chứng nhận vắc-xin 2 mũi song ngữ, khai báo thông tin cá nhân, scan hộ chiếu, lịch sử di chuyển trong 14 ngày, địa chỉ nơi ở tại Úc...
Tại các nước châu Á, du học sinh phải cách ly tại nơi ở trong 14 ngày khi nhập cảnh. Ở châu Âu, du học sinh đến từ Việt Nam được lựa chọn cách ly tự nguyện, không bắt buộc.
Hỗ trợ lưu học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch
Trong tháng 12-2021, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 9306/VPCP-QHQT ngày 21-12-2021 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về hỗ trợ lưu học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài và lưu học sinh nước ngoài học tập ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan và phía đối tác chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho lưu học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài và lưu học sinh nước ngoài học tập ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Bỏ việc lương cao để du học, kỹ sư suýt bị GS Hàn 'đuổi' khỏi lab Mặc dù đã có kinh nghiệm hơn 5 năm làm việc tại Samsung Việt Nam, Lê Xuân Lực vẫn quyết tâm bỏ lại tất cả để theo đuổi giấc mơ du học ấp ủ từ thời sinh viên. Lê Xuân Lực (sinh năm 1990) là cựu sinh viên Cơ khí (chương trình Kỹ sư) và ngành Cơ điện tử (bậc Thạc sĩ) của...