Điểm thi đại học Trung Quốc lần đầu được đại học công lập Mỹ chấp nhận
Đại học New Hampshire kỳ vọng thu hút nhiều sinh viên Trung Quốc, tạo môi trường học tập đa văn hóa.
Kết quả của kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia Trung Quốc, còn được gọi là gaokao, sẽ được chấp nhận trong quá trình nộp đơn vào Đại học New Hampshire (UNH) ở Mỹ, theo Next Shark ngày 23/8. Đây là cơ sở giáo dục công lập đầu tiên thực hiện động thái này, với mục đích thu hút sinh viên Trung Quốc, tạo cộng đồng đa văn hóa.
“Trung Quốc là lực lượng thống trị nền kinh tế toàn cầu. Việc để sinh viên Mỹ và quốc tế làm quen với sinh viên Trung Quốc là rất quan trọng”, Victoria Dutche, phó chủ tịch bộ phận quản lý tuyển sinh của trường trả lời CGTN America.
Sĩ tử miệt mài ôn thi vào buổi tối ở điểm trường THCS Nam Sung, Trung Quốc khi kỳ thi gaokao 2018 đến gần. Ảnh: People’s Daily
Gaokao là kỳ thi quan trọng nhất trong đời đối với mỗi học sinh Trung Quốc, được đánh giá là một trong những kỳ thi chuẩn hóa khó nhất thế giới.
Kỳ thi kéo dài khoảng 9 tiếng trong hai ngày, tổ chức vào tháng 6 hàng năm như một sự kiện quốc gia. Thí sinh phải thi các môn bắt buộc như tiếng Trung, Toán, tiếng Anh và một số môn tùy chọn.
Video đang HOT
Chính sách mới của UNH giúp sĩ tử Trung Quốc không cần dành nhiều thời gian, công sức và nguồn lực cho các kỳ thi chuẩn hóa thường được yêu cầu bởi đại học quốc tế. Các em có thể bắt đầu học kỳ mùa thu từ cuối tháng 8.
Trước đó, Đại học San Francisco, cơ sở tư thục, là nơi đầu tiên ở Mỹ chấp nhận điểm gaokao trong quá trình xét tuyển đầu vào, bên cạnh điểm ở trường trung học và một buổi phỏng vấn tiếng Anh.
Các nhà phê bình từ lâu đã chỉ trích gaokao vì nhấn mạnh vào khả năng học thuộc lòng hơn tính sáng tạo, nhưng Dutcher khẳng định kết quả kỳ thi đó chỉ là một phần trong tiêu chuẩn tuyển sinh của Đại học New Hampshire.
Dù chính sách mới hướng đến sinh viên Trung Quốc, trường cũng tin nhóm sinh viên còn lại sẽ hưởng lợi từ sự tương tác đa văn hóa lành mạnh.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Thanh Hóa thiếu hơn 3.300 giáo viên, nhân viên hành chính
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên hành chính của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Năm học 2017-2018, đối với khối trường học trực thuộc UBND huyện, thị, thành phố quản lý, số giáo viên thừa, thiếu biên chế tỉnh giao so với nhu cầu là hơn 3.300 người.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, đến năm 2020, địa phương này sẽ giảm 113 cơ sở giáo dục công lập. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.128 trường học, giảm 22 trường so với năm học 2016-2017.
Cấp học Mầm non còn thiếu nhiều nhất biên chế tỉnh giao so với nhu cầu
Sau 2 năm thực hiện sắp xếp lại trường lớp, khối trường trực thuộc cấp huyện quản lý đã sắp xếp được 96 trường học thành 48 trường học (giảm được 48 trường); khối trường trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý có 13 trường THPT giải thế, sáp nhập. Trong đó, năm 2018 có 5 trường, năm 2019 có 8 trường.
Cùng với đó, công tác rà soát hiện trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên cũng được ngành giáo dục Thanh Hóa quan tâm. Đến năm học 2017 - 2018, tỉnh Thanh Hóa đã điều chuyển được hơn 3.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Đồng thời, năm 2017, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa rà soát, thẩm định việc xét tuyển, hợp đồng 1.200 giáo viên Mầm non, 104 giáo viên tiếng Anh; tuyển dụng, bổ sung giáo viên Mầm non, Tiểu học và nhân viên hành chính đối với các huyện, thị, thành phố thiếu chỉ tiêu biên chế theo quy định của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, công tác sắp xếp, điều chuyển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mới đạt kết quả bước đầu, chưa có tính bền vững.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Năm học 2017-2018, đối với khối trường học trực thuộc UBND cấp huyện quản lý, số giáo viên vẫn còn tình trạng thừa, thiếu biên chế tỉnh giao so với nhu cầu.
Cụ thể, khối Mầm non thiếu 2.549 giáo viên; Tiểu học thiếu 349 giáo viên; THCS thừa 352 giáo viên; khối trường THPT thiếu 126 giáo viên, 54 cán bộ quản lý và 255 nhân viên hành chính.
Trong thời gian tới, ngành giáo dục Thanh Hóa tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành để nắm vững biên chế, cũng như trình độ đào tạo hiện nay.
Từ đó, điều chỉnh định mức số lượng người làm việc theo vị trí việc làm ở các cơ sở giáo dục và đào tạo theo chủ trương tinh giản biên chế; có phương án phù hợp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là ở những vùng tăng trưởng "nóng" về quy mô học sinh; tổ chức sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên; không điều giáo viên THCS xuống dạy Mầm non.
Trước thực trạng trên, Sở GD&ĐT Thanh Hóa kiến nghị Chính phủ giao đủ biên chế cho các cơ sở giáo dục, nhất là khi số lượng học sinh tăng, số lớp tăng hàng năm (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015). Nếu không bổ sung đủ biên chế giáo viên sẽ không đảm bảo được chất lượng giáo dục; không đảm bảo các điều kiện an toàn trong trường học, đặc biệt đối với trẻ Mầm non.
Đồng thời, quy định cụ thể, thống nhất số lượng cán bộ, công chức biên chế tại Phòng GD&ĐT huyện, thị, thành phố để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Chỉ 19,4% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố số liệu thống kê tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn của từng bậc học hiện nay. Trong đó đáng chú ý là chỉ 19,4% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn. Năm học mới, nhà trường tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu - B.THANH Ngày 17.8, Sở GD-ĐT...