Điểm sàn xét tuyển ĐH Nội vụ Hà Nội cao nhất là 23 điểm
Ngày 29/7, ĐH Nội vụ Hà Nội vừa công bố ngưỡng điểm sàn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, theo đó mức cao nhất là 23 điểm với ngành Quản trị nhân lực khối C00.
ĐH Nội vụ Hà Nội cho biết, mức điểm xét tuyển này dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với từng tổ hợp môn thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại diện ĐH Nội vụ Hà Nội cho biết, với 13 ngành và 9 chuyên ngành được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội công bố tuyển sinh năm 2021 mức điểm xét tuyển cao nhất là 23 điểm. Một số ngành luôn giữ ở mức điểm chuẩn cao những năm trở lại đây như ngành Quản trị Nhân lực, Quản trị Văn phòng, ngành Luật… điểm năm sau thường cao hơn năm trước từ 1- 2 điểm.
Đối với ngành Ngôn ngữ Anh (2 chuyên ngành Biên – Phiên dịch, Tiếng Anh du lịch) tổ hợp khối xét tuyển D01 (Toán, Văn, tiếng Anh), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh), D15 (Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh) thì điểm tiếng Anh sẽ nhân đôi (tổng điểm là 40) công thức tính cụ thể như sau: Điểm tiếng Anh nhân 2 cộng điểm môn 1 cộng điểm môn 2.
Năm 2021, ĐH Nội vụ Hà Nội tuyển sinh theo 3 phương thức gồm xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo kết quả học tập THPT và xét tuyển thẳng.
Điểm sàn các ngành cụ thể như sau:
Video đang HOT
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương qua từng năm
Phụ huynh và học sinh có thể tham khảo điểm chuẩn vào Đại học Ngoại thương từ năm 2017 đến 2020.
Đại học Ngoại thương công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển hệ đại học chính quy cho phương thức 3 và phương thức 4 năm 2021.
Mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 4) là 20 và 23,8 tuỳ từng cơ sở. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực Hà Nội và TP.HCM là 23,8 điểm và khu vực Quảng Ninh là 20 điểm.
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương qua các năm:
Năm 2021, Đại học Ngoại thương tuyển 3.990 sinh viên theo 6 phương thức, trong đó bổ sung cách lấy kết quả đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia.
Phương thức thứ nhất, kết hợp học bạ với thí sinh đạt giải quốc gia hoặc là học sinh trường THPT chuyên. Trường dành 25% chỉ tiêu cho phương thức này.
Nếu tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (gồm Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật), thí sinh phải đạt điểm trung bình 5 kỳ học (trừ kỳ II lớp 12) từ 8 trở lên.
Trường hợp đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh, thành phố hoặc là học sinh trường chuyên, thí sinh lần lượt phải có điểm học tập từng năm lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12 tối thiểu 8 và 8,5; điểm trung bình 5 kỳ học này từ 8,5 và 9 trở lên.
Phương thức thứ hai, xét tuyển kết hợp học bạ và chứng chỉ quốc tế, chỉ áp dụng cho chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại với 28% chỉ tiêu.
Học sinh trường THPT chuyên nộp hồ sơ vào các chương trình dạy bằng tiếng Anh phải có IELTS 6.5 trở lên hoặc chứng chỉ khác tương đương, điểm học tập từng năm lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12 tối thiểu 8 và điểm trung bình 5 kỳ này không dưới 8,5. Nếu có nguyện vọng vào ngành ngôn ngữ thương mại, thí sinh phải đảm bảo yêu cầu tương tự, trung bình học tập từng năm lớp 10, 11 và kỳ I lớp 12 từ 8 điểm trở lên.
Nếu là học sinh không chuyên, yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh không đổi nhưng điểm từng năm từ 8,5 và trung bình 5 kỳ từ 9 trở lên.
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển bằng cách đạt IELTS tối thiểu 6.5, ACT 27 hoặc SAT 1260 trở lên hoặc A môn Toán của chứng chỉ A-level, không cần sử dụng điểm học bạ.
Thứ ba, trường dành 7% chỉ tiêu để xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021. Phương thức này cũng chỉ áp dụng cho các chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Thí sinh cần đạt IELTS tối thiểu 6,5, điểm trung bình học tập từng năm bậc THPT từ 7,5 trở lên và điểm thi tốt nghiệp THPT thuộc ba tổ hợp (Toán - Lý, Toán - Hóa hoặc Toán - Văn) qua ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường.
Phương thức thứ tư, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, chiếm 30% chỉ tiêu. Thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện là tổng điểm thi của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải qua điểm đầu vào của Đại học Ngoại thương, điểm trung bình từng năm bậc THPT từ 7 trở lên.
Thứ năm, Đại học Ngoại thương sẽ xét tuyển thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM. Phương thức tuyển sinh mới này chiếm 7% tổng chỉ tiêu.
Điều kiện đối với thí sinh sử dụng phương thức này gồm: Điểm trung bình từng năm bậc THPT tối thiểu 7, điểm đánh giá năng lực không dưới 105/150 (đối với bài thi của Đại học Quốc gia Hà Nội) hoặc 850/1200 (với Đại học Quốc gia TP HCM).
Với phương thức thứ sáu, Đại học Ngoại thương dành 3% chỉ tiêu còn lại tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh đạt 25 - 26 điểm vẫn có thể trượt đại học PGS-TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, chia sẻ những kinh nghiệm làm thế nào để tránh tình trạng thí sinh đạt 25-26 điểm vẫn có thể trượt đại học. - Phóng viên: Với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, dự kiến điểm chuẩn vào đại học sẽ như thế nào, thưa bà? Vụ trưởng...