Điểm sàn đại học khó thấp hơn năm trước
Đến thời điểm này, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) đã công bố kết quả tuyển sinh một số trường đã công bố điểm chuẩn như trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách khoa HN, số khác mới chỉ dự kiến điểm chuẩn vì còn chờ Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn. Tuy nhiên, nhiều trường cũng dự định dành nhiều chỉ tiêu nguyện vọng tiếp theo cho các thí sinh trượt nguyện vọng 1.
Nhiều trường top đầu vẫn rộng cửa dành cho các thí sinh trượt NV1
Điểm trung bình cao hơn năm trước
Theo thông tin tổng hợp ban đầu từ các trường của Bộ GD&ĐT, số thí sinh thi ĐH có tổng điểm ba môn từ 13 điểm trở lên nhiều hơn hẳn so với năm trước và số thí sinh có điểm 0, điểm 1 ít đi. Số thủ khoa tuyệt đối không nhiều như mấy năm trước nhưng số điểm trung bình từ 15 điểm trở lên cao hơn. Do đó, theo nhiều trường top trên, điểm chuẩn của một số ngành có thể cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1,5 điểm.
Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: “Ngày 8/8 tới, Hội đồng xét duyệt điểm sàn sẽ họp bàn để đưa ra phương án thống nhất về điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ năm nay”.
Trước nhiều thông tin phỏng đoán điểm sàn năm nay có thể thấp hơn, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Chưa có lý do nào có thể khiến điểm sàn năm nay thấp hơn năm ngoái. Quan điểm của Ban chỉ đạo tuyển sinh năm nay là xây dựng điểm sàn sao cho bảo đảm chất lượng đào tạo ĐH, CĐ.
Thực tế, việc sàng lọc đào tạo trong các trường ĐH hiện nay chưa thật chuẩn. Nhiều trường ĐH ngại sàng lọc vì sợ xáo trộn kế hoạch đào tạo, lo mất thêm kinh phí để xếp lớp, xếp thầy… Do đó, không còn cách nào khác nên Bộ phải quyết liệt với phương án xây dựng điểm sàn, giúp các trường sàng lọc người học đạt tiêu chuẩn ngay từ đầu vào”.
Lãnh đạo nhiều trường dự kiến điểm chuẩn không có gì thay đổi so với năm trước. Điểm sàn cũng không thể thấp hơn. Ông Đinh Văn Chỉnh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho rằng: “Điểm sàn năm nay không thể thấp hơn năm trước vì đó là mức thấp nhất để đảm bảo để đảm bảo chất lượng đầu vào”.
Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng đào tạo ĐH Mỏ Địa chất cho biết, dù điểm thi của trường năm nay so với năm 2011 thấp hơn một chút nhưng trường vẫn giữ mức ổn định điểm chuẩn như năm trước để giữ chất lượng đầu vào.
Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long cho biết: “Dù không tuyển đủ chỉ tiêu nhưng để giữ chất lượng đào tạo, chúng tôi không đề nghị Bộ hạ điểm sàn được”. Được biết, nếu điểm sàn bằng năm trước và trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, trường này mới có khoảng 400 thí sinh đỗ NV1 và còn khoảng 1.500 chỉ tiêu cho NV tiếp theo.
Quan điểm của ông Trịnh Tuấn Anh, Phó trưởng phòng đào tạo ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Không thể để điểm sàn thấp quá được”. Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Dư, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) lại cho rằng, điểm sàn thấp hay cao là chuyện bình thường, do đề thi các năm ra khác nhau, chất lượng thí sinh cũng khác nhau.
Video đang HOT
PGS.Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: “Điểm sàn năm nay có thể sẽ không có gì thay đổi so với năm ngoái. Năm nay, việc đổi mới xét tuyển NV của Bộ sẽ có lợi cho các thí sinh trượt NV1. Tuy nhiên, có một vấn đề là xuất hiện hồ sơ ảo bởi mỗi thí sinh sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường dự thi, chưa kể nhiều trường còn nhận bản sao”.
Không hạn chế thời gian xét tuyển
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm 2011, số thí sinh dự thi khối A đạt từ điểm sàn trở lên xấp xỉ bằng 1,5 lần chỉ tiêu tuyển sinh. Năm 2012, số thí sinh dự thi ĐH khối A đạt từ 13 điểm trở lên dự tính còn cao hơn mức 1,5 lần chỉ tiêu. Ở các khối thi khác, số thí sinh trên 13 điểm còn gấp nhiều lần hơn nữa so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu dự kiến cho tất cả các khối của ĐH là 310.000 chỉ tiêu và CĐ là hơn 260.000 chỉ tiêu.
Về việc xét tuyển NV tiếp theo, theo Thứ trưởng Ga, năm nay Bộ giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Theo đó, không có đợt xét tuyển NV2, NV3. Thời gian xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm NV sau cao hơn trước. Đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước, thí sinh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu”.
Nhìn vào các năm trước, số thí sinh đạt trên điểm sàn, đủ tiêu chuẩn xét tuyển NV tiếp theo vào các trường cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu. Thế nhưng, một thực tế đáng suy nghĩ làâ các trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí nhiều trường còn “xin” Bộ hạ điểm sàn.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Ga cho rằng: “Có hàng ngàn sinh viên đạt 16-17 điểm trở lên, cao hơn điểm sàn rất nhiều lại có nguyện vọng theo học ĐH nhưng do tính toán sai lầm, chọn xét nguyện vọng bổ sung vào những cánh cửa quá hẹp trong khi số NV chỉ giới hạn thêm hai địa chỉ sau NV1 nên các em đã không đỗ”.
Không chỉ có các trường ĐHDL mà các trường ĐH, CĐ công lập cũng dành khá nhiều chỉ tiêu cho các thí sinh trượt NV1. Theo ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện ĐH Mở, trường dự kiến điểm chuẩn năm nay tương đương năm ngoái.
Năm nay, trường có hơn 10.000 thí sinh dự thi NV1, trong đó hơn số thí sinh tổng điểm bằng với mức điểm sàn năm trước khoảng 35%. Có thể năm nay trường sẽ lấy ít NV tiếp theo so với năm 2011 là hơn 1.000 chỉ tiêu cả ĐH, CĐ.
Năm nay thí sinh trượt NV1 có cơ hội vào ĐH cao hơn so với năm ngoái, bởi theo quy định của Bộ, các em đủ điểm sàn sẽ được xét tuyển đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi. Không như năm ngoái điểm NV2 cao hơn NV1, NV3 lại cao hơn NV2 do đó các em sẽ ít cơ hội vào ĐH hơn.
Một số trường lại dành một số phần trăm nhất định hàng năm cho NV tiếp theo để thu hút những thí sinh điểm số cao. Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Điện lực cho biết, nhà trường dự kiến điểm chuẩn một số ngành sẽ cao hơn năm ngoái. Dự kiến điểm sàn vào trường khối A là 15 khối D1 khoảng 16. Như vậy so với năm ngoái thì khối A không có gì thay đổi nhưng khối D1 nhích hơn 0,5 điểm. Như ngành Hệ thống điện dự kiến điểm chuẩn năm nay là 18 cao hơn năm ngoái lấy 17 điểm. Đối với NV2, hầu như năm nào tuyển sinh trường cũng dành khoảng 15% chỉ tiêu.
Năm nay đại học Điện lực tuyển 1.600 chỉ tiêu cho hệ ĐH và 1.100 cho hệ cao đẳng. Có thể sang tuần sau trường sẽ chính thức công bố điểm chuẩn.
Điểm chuẩn dự kiến của trường ĐH Ngoại thương sẽ không thay đổi nhiều, điểm đầu vào của trường vẫn thuộc top đầu. Theo lãnh đạo ĐH Ngoại thương, dự kiến điểm chuẩn của trường vẫn không có gì thay đổi so với năm trước.
Trường vẫn dành khoảng 100 chỉ tiêu cho hệ CĐ và một số chỉ tiêu cho hệ ĐH. Các ngành sẽ lấy theo điểm sàn của khối thi, riêng ngành Kinh tế đối ngoại khối A lấy 26 điểm (cơ sở phía Bắc), 25 điểm (phía Nam), khối A1, D lấy 24 điểm ở cả hai cơ sở ngành Tài chính quốc tế, khối A lấy 25 điểm, khối A1, D lấy 24 điểm. Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ công bố điểm chuẩn chính thức sau khi Bộ GD&ĐT có điểm sàn.
Một số trường top đầu khác cũng dành nhiều chỉ tiêu cho NV tiếp theo. Như Học viện Ngân hàng, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông cũng dành khoảng 50% chỉ tiêu để nâng cao chất lượng…
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn lo ngại, việc các trường công khai cập nhật thông tin về thí sinh đăng ký NV trên trang web có thể gây bất lợi đối với các thí sinh vùng sâu vùng xa. Những sĩ tử này khó mà có điều kiện để cập nhật thông tin thường xuyên so với những thí sinh ở thành phố.
Cần cập nhật thông tin thường xuyên Dù không vào được trường NV ưa thích nhưng thí sinh vẫn có cơ hội vào các trường khác đúng ngành nghề mình mong muốn. PGS.Văn Như Cương khuyên các thí sinh khi nộp NV tiếp theo: “Trước khi nộp NV tiếp theo, các em cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, sao cho vừa với khả năng và niềm yêu thích của mình. Tuy nhiên, các em cũng phải xem mình có đáp ứng được yêu cầu mức điểm nhận hồ sơ của trường đó hay không. Thường xuyên cập nhật thông tin trên các website của trường để biết mình đang ở vị trí nào”.
Theo dân trí
Trường top dưới chạy đua giành thí sinh
Đến 30.7 đã có gần 200 trường ĐH, CĐ công bố kết quả tuyển sinh năm 2012. Trong khi các trường top trên dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng cao thì các trường top dưới vẫn lo không tuyển đủ chỉ tiêu.
Để thu hút thí sinh (TS) xét tuyển nguyện vọng, nhiều trường đã "tung chiêu" mời chào.
Nhiều trường không đạt 1/5 chỉ tiêu
Do phổ điểm trung bình của TS dự thi năm nay quá thấp nên dù điểm chuẩn dự kiến có bằng điểm sàn của Bộ GDĐT thì số TS trúng tuyển của nhiều trường ĐH cũng không đạt 1/5 chỉ tiêu. Trường ĐH Đại Nam chỉ có 119 TS đạt 13 điểm trở lên (tạm tính với điểm sàn của Bộ GDĐT năm 2011).
Với chỉ tiêu là 1.600 thì dù dự kiến điểm đỗ NV bằng điểm sàn, trường này vẫn phải đối mặt với nguy cơ khó tuyển đủ. Tương tự, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng chỉ có 279 TS đạt từ 14 điểm trở lên. Nếu so với chỉ tiêu tuyển sinh "khổng lồ" được giao, trường sẽ phải tuyển tới 1.200 chỉ tiêu các NV.
Nhiều trường ĐH phía Nam cũng rơi vào tình cảnh tương tự. ĐH Xây dựng Miền Tây năm nay tuyển sinh 1.400 chỉ tiêu, trong đó có 300 chỉ tiêu của 2 ngành Kiến trúc và Công trình xây dựng, nhưng chỉ có 39 TS khối V và 53 TS khối A của 2 ngành này được điểm trên 13.
Ông Nguyễn Văn Xuân - Trưởng phòng Đào tạo của trường cho biết: "Tính cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng, trường vẫn không thể đủ TS ở NV1 với mức điểm bằng sàn. Dự kiến trường sẽ xét tuyển NV2 cho các ngành này cũng bằng điểm sàn của Bộ".
Bi đát hơn, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ có 185 TS đạt 13 điểm trở lên trên tổng số 1.500 chỉ tiêu. Trường này dự kiến sẽ phải xét tuyển hàng ngàn chỉ tiêu với mức điểm từ sàn. Đồng cảnh ngộ, Trường ĐH Trà Vinh có tổng số 3.202 TS dự thi nhưng chỉ có 302 TS đạt tổng điểm 3 môn từ 13 trở lên, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh lên đến 3.300 sinh viên. Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) có tổng chỉ tiêu là 700, nhưng số TS đạt 13 điểm trở lên của trường chỉ có 97/1.300 TS dự thi...
"Cuộc chiến" xét tuyển nguyện vọng để tuyển đủ chỉ tiêu của các trường năm nay dự báo sẽ rất căng thẳng (ảnh minh họa)
Tung học bổng "khủng" mời chào thí sinh
Ông Đặng Ứng Vận - Hiệu trưởng Trường ĐH Hoà Bình lo ngại: "Nếu như năm nay Bộ GDĐT vẫn giữ mức điểm sàn như năm trước thì các trường dân lập khó mà tuyển đủ chỉ tiêu". Cũng theo ông Vận, mức điểm sàn cần tính toán sao cho dư được 20% TS (có điểm trên sàn) thì mới có cơ hội cho các trường top dưới tuyển được sinh viên.
Thông tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định Bộ GDĐT cho biết, năm nay Bộ không cho phép các trường ĐH, CĐ ưu tiên xét tuyển thí sinh có nguyện vọng 1B, 1C (đây là các thí sinh trượt NV1 đăng ký tiếp các NV khác vào trường đó). Mục đích của quy định này là để đảm bảo công bằng với tất cả các đối tượng thí sinh trong xét tuyển NV.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng bày tỏ, trường muốn tồn tại được phải có sinh viên, nếu không tuyển đủ chỉ tiêu thì nhiều ngành sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Năm nay, các trường còn phải đối mặt với lượng TS ảo lớn nên "cuộc chiến" xét tuyển sẽ rất khốc liệt.
Để đối phó với nguy cơ khó tuyển, nhiều trường đã nhanh chóng đưa ra các chiêu quảng bá thu hút khá hấp dẫn.
Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP. Hồ Chí Minh thông báo năm nay có 3 loại học bổng "khủng": Học bổng toàn phần trị giá 360 triệu đồng cho mỗi TS trúng tuyển NV1 đạt điểm thi 21 trở lên học bổng toàn phần trị giá 290 triệu đồng cho mỗi TS đỗ NV2 vào trường với điểm thi từ 21 trở lên và nhiều mức học bổng có giá trị từ 30 - 50 triệu đồng cho các TS đăng ký xét tuyển NV có điểm thi từ 18 - 21 điểm.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng dành trên 5 tỷ đồng cho tân sinh viên. Trong đó, học bổng tài năng vượt khó cho TS có đầu vào đạt 22 điểm trở lên và thuộc diện gia đình khó khăn, mức 10 triệu đồng/ năm và miễn 100% học phí. Ngoài ra, thí sinh xét tuyển NV có điểm cao hơn sàn từ 3 - 7 điểm sẽ nhận học bổng từ 3 - 7 triệu đồng.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn dành 100 suất học bổng toàn phần, trong đó có 80 suất cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt (trị giá gần 200 triệu đồng/suất) và 20 suất cho chương trình dạy bằng tiếng Anh (gần 500 triệu đồng/suất). Ngoài ra còn nhiều mức học bổng tương ứng 5 - 20% học phí...
Theo dân việt
Trường tốp đầu cũng có điểm 0 Cuối tuần này, hàng loạt trường ĐH, CĐ sẽ công bố kết quả thi của thí sinh dự thi năm nay. Đến thời điểm này, nhận xét của cán bộ chấm thi cho thấy điểm 10 khá hiếm, trong khi đó điểm 0 xuất hiện ở cả những trường tốp đầu. Chưa xuất hiện thủ khoa đạt điểm tuyệt đối Công bố điểm...