Điểm mặt những thực phẩm có thể gây dậy thì sớm ở trẻ
Trên thực tế, trẻ dậy thì sớm ngày càng có xu hướng gia tăng do tình trạng béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Vậy những thực phẩm nào có thể làm tăng nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ?
1. Dinh dưỡng không hợp lý có thể gây dậy thì sớm
Dậy thì là sự phát triển sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ dậy thì sớm. Hiện tượng này có thể gây khó khăn cho trẻ về tâm lý, tinh thần.
Dậy thì sớm phổ biến ở trẻ em gái hơn nhiều hơn so với trẻ em trai. Những trẻ gái trưởng thành sớm có thể mặc cảm và tỷ lệ trầm cảm, rối loạn tâm lý và rối loạn ăn uống cao hơn.
Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, trong đó dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trên thực tế, trẻ dậy thì sớm ngày càng có xu hướng gia tăng do tình trạng béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
BS. La Thị Nhung
Oestrogen trong các loại thuốc, thực phẩm, chất dưỡng da có thể qua đường ruột, sữa hoặc da, đi vào hệ tuần hoàn hoặc toàn thân của trẻ gây nên những biểu hiện dậy thì sớm. Đây là “chứng dậy thì sớm có nguồn gốc từ bên ngoài”.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng không cân đối, lượng chất béo dư thừa trong cơ thể làm thay đổi mức độ hormone thúc đẩy thời gian dậy thì. Tiêu thụ lượng protein động vật và thịt cao có thể thúc đẩy tăng trưởng đẩy nhanh quá trình dậy thì.
Việc tiếp xúc với các hóa chất gây rối loạn nội tiết như các hóa chất tổng hợp được tìm thấy trong nhựa, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và các hóa chất công nghiệp khác có tác dụng ức chế hoặc thay đổi hoạt động của các hormone tự nhiên. Các hoá chất này tích tụ trong các mô mỡ của động vật, thực phẩm động vật chứa hàm lượng các hóa chất này cao hơn thực ph ẩm thực vật.
Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có thể gây rối loạn sự phát triển thể chất bình thường.
Dinh dưỡng không hợp lý hay béo phì làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Video đang HOT
2. Một số thực phẩm có thể gây dậy thì sớm
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh thường không cân đối về các chất dinh dưỡng, nó chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, thiếu vitamin và khoáng chất. Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, bánh ngọt, gà rán, khoai tây chiên, trà sữa, nước có gas… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ.
Bữa ăn không cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Sử dụng đồ ăn nhanh thường xuyên hơn mức cơ thể cần trong một bữa ăn khiến bạn nhanh chóng tăng cân và béo phì. Chất béo dư thừa trong cơ thể có thể làm thay đổi mức độ hormone và thúc đẩy thời gian dậy thì sớm hơn.
Ăn nhiều thức ăn nhanh dễ gây béo phì.
Mặc dù thịt có thể là một nguồn cung cấp protein, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, nhưng tiêu thụ quá nhiều thịt cũng không tốt, đặc biệt là thịt chế biến sẵn.
Thịt chế biến sẵn là bất kỳ loại thịt nào đã được ướp muối, đường, xử lý hoặc dùng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu… như: xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói, thịt đóng hộp…
Khi sử dụng thường xuyên loại thịt này có nghĩa là bạn đang đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản nhiều dẫn đến có hại cho tim, thận, làm tăng huyết áp động mạch và nhiều nguy cơ sức khoẻ khác.
Ăn nhiều protein động vật cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng và đẩy nhanh quá trình dậy thì.
Những loại thực phẩm trái mùa như rau, củ, quả thường sử dụng nhiều loại hóa chất, trong đó có chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản… Những hoá chất này có thể ức chế hoặc thay đổi hoạt động của các hormone tự nhiên. Nếu trẻ ăn nhiều loại thực phẩm này cũng có thể bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị dậy thì sớm.
Rau củ trái mùa thường sử dụng nhiều loại hóa chất. Ảnh minh họa
Dậy thì sớm hay muộn đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, đặc biệt là tâm sinh lý của trẻ. Để phòng ngừa dậy thì sớm, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đủ chất, cân đối các nhóm thực phẩm. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh có chứa phụ gia, chất béo xấu, chất tạo màu như: đồ hộp, đồ ngọt, béo, thức ăn nhiều dầu mỡ… Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện phát triển bất thường so với lứa tuổi cần đưa trẻ đi khám.
Kiểm tra tủ lạnh có 3 món này, vứt bỏ càng sớm càng tốt để tránh K tuyến giáp
Tủ lạnh nhiều nhà 'tích trữ' 3 món gây K tuyến giáp, chuyên gia khuyên: "Vứt ngay đừng tiếc của".
Tủ lạnh là nơi chứa đồ ăn thức uống của mỗi gia đình. Việc trữ đồ trong tủ lạnh giúp bảo quản được lâu hơn, kéo dài thời gian sử dụng, tiết kiệm thời gian, công sức giúp đồ ăn luôn tươi ngon. Tuy nhiên, nhiều món ăn không tốt cho sức khỏe, khi bảo quản trong tủ lạnh kéo dài lại có thể gây bệnh đáng tiếc. Tủ lạnh nhà ai cũng hay có 2 món này, chuyên gia khuyên nên cực hạn chế ăn.
Ảnh minh họa
PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) cho biết, đồ ăn chứa nhiều muối nói chung là những món bất cứ ai cũng nên hạn chế vì không hề tốt cho sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, chúng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tuyến giáp. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh có 3 món tủ lạnh nhà nào cũng thường xuất hiện: dưa muối và thịt chế biến sẵn. 3 món này cực kỳ độc hại với người mắc bệnh tuyến giáp, là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp, muốn tránh mắc bệnh nên loại bỏ ngay.
Dưa muối chua
Để món dưa muối đỡ bị chua, ăn thêm giòn ngon hơn, nhiều chị em thường bảo quản trong tủ lạnh với hi vọng kéo dài thời gian sử dụng. Để càng lâu, muối càng ngấm vào dưa, khả năng gây hại sức khỏe do đó cũng càng cao hơn.
Theo PGS.TS Trần Đáng, ăn mặn có nguy cơ bị ung thư dạ dày gấp 2 lần so với người khác. Dưa muối còn cay và dưa khú có hàm lượng nitrit còn cao, vào dạ dày dễ tạo ra nitrosamin gây ung thư. Đặc biệt thói quen của người Việt là ăn kèm dưa hành với các món mặn có hàm lượng đạm và protein cao khiến nguy cơ này càng ở mức cao hơn.
Không tốt cho sức khỏe, chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, món ăn này cực kỳ không tốt cho chức năng tuyến giáp. Lượng muối cao trong dưa muối sẽ làm tăng hormone tuyến giáp, từ đó có thể dẫn đến các bệnh phổ biến như cường giáp, viêm tuyến giáp, làm gia tăng nguy cơ ung thư ở bộ phận này.
Hải sản để qua đêm
Hải sản có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, I-ốt, omega-3 tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn tối đa 2 lần hải sản. Ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng I-ốt trong cơ thể, gây rối loạn hormone tuyến giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu để hải sản qua đêm thì còn nguy hiểm hơn. Lúc này chúng đã bị mất chất, hàm lượng protein bị biến chất, ăn vào sẽ làm tổn thương gan, thận và cả tuyến giáp.
Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng... đều là những loại thịt được nhiều mẹ nội trợ mua nhiều tích trữ trong tủ lạnh. Nhiều người cho rằng, món thịt này không có khả năng bị ôi thiu như thực phẩm tươi sống khác nên có thể mua và để tủ lạnh bao lâu tùy ý. Khi cần sử dụng có thể đem ra dùng ngay, cực tiện lợi lại tiết kiệm đủ đường.
Thế nhưng để thịt chế biến sẵn trong tủ lạnh và ăn nhiều ngày lại có thể khiến gia đình bạn có nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư tuyến giáp.
Nguyên nhân khiến thịt chế biến sẵn gây ung thư là bởi chúng thường được tẩm ướp thêm rất nhiều chất phụ gia để tạo hương vị, đồng thời có thể bảo quản lâu hơn. Những loại thịt này cũng được bổ sung rất nhiều muối. Nếu ăn thường xuyên, món này có thể gây tổn thương ADN, nguy cơ ung thư tuyến giáp cực cao.
"Ngoài ra, ăn thịt chế biến sẵn như thịt xông khói và thịt nguội có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng", PGS.TS Trần Đáng cho biết thêm.
Ngoài 3 món ăn trên, phòng tránh ung thư tuyến giáp cần ghi nhớ 6 điều
Theo PGS.TS Trần Đáng, để phòng tránh ung thư tuyến giáp, mọi người cần lưu ý một số điều sau để cả nhà cùng khỏe mạnh:
- Có chế độ ăn uống khoa học: chế độ ăn được cung cấp đủ i-ốt, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, chất xơ, giúp cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm lượng i-ốt được khuyến cáo vào mỗi bữa ăn.
- Sinh hoạt lành mạnh: có chế độ luyện tập phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ...
- Không sử dụng chất kích thích: Rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.
- Tầm soát ung thư định kỳ: Bạn nên tiến hành tầm soát ung thư định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, để phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
4 món "trên mâm cơm phá hủy DNA", làm viêm nhiễm tế bào trong người Trong mâm cơm hàng ngày, nhiều gia đình đang vô tư ăn 4 món gây viêm nhiễm tế bào và "phá hủy DNA" mà không biết. Bệnh ung thư thường đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do di truyền, do ô nhiễm môi trường hay bẩm sinh... Nhưng 70% số ca ung thư đều đến từ việc ăn uống. Nhiều...