Uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm?
“Có phải vì uống sữa nhiều khiến con tôi dậy thì sớm?” là câu hỏi bác sĩ thường xuyên nhận được từ cha mẹ các bệnh nhi. Dậy thì sớm là tình trạng trẻ phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát đánh dấu sự trưởng thành về sinh dục sớm hơn bình thường, trước 8 tuổi ở trẻ gái (có kinh trước 9,5-10 tuổi) và trước 9 tuổi ở bé trai.
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Trưởng khoa Thận Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, mỗi ngày, nơi đây thăm khám từ 20-30 trẻ dậy thì sớm. Trong số đó, khoảng 6 trẻ phải nhập viện để chẩn đoán, điều trị can thiệp.
“Câu hỏi phụ huynh thường xuyên đặt ra là, có phải vì con uống sữa nhiều quá nên bị dậy thì sớm hay không? Đây là quan niệm sai lầm!”, bác sĩ Vũ Quỳnh khẳng định.
Sữa không phải nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ.
Theo thống kê, trẻ dậy thì sớm trung ương (dậy thì sớm thật sự) có đến 80% là vô căn. Ngoài ra, có thể do khối u thần kinh trung ương, u tuyến yên, nhiễm trùng thần kinh trung ương, yếu tố di truyền hoặc phơi nhiễm quá mức hormone sinh dục…
Các bác sĩ nhận định, sữa có thể liên quan gián tiếp đến dậy thì sớm nếu trẻ đó bị béo phì.
TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 lý giải, tế bào mỡ có thể tiết ra được một số hóa chất có tính chất như hormon (kích thích tố leptin). Trẻ béo phì lại có quá nhiều các mô mỡ, vì vậy nguy cơ dậy thì sớm cũng cao hơn trẻ khác.
Nhưng sữa tại sao gây ra béo phì, dư cân? Bác sĩ Hậu phân tích, ở trẻ dưới 1 tuổi, sữa là thức ăn chủ yếu, rất nhiều dinh dưỡng. Trên 1 tuổi, trẻ vẫn cần duy trì 400-500ml sữa hoặc chế phẩm sữa mỗi ngày, để đảm bảo đủ canxi giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.
Khi trẻ 2 tuổi, cấu trúc não đạt 80% so với người lớn, nhu cầu chất béo không nhiều như trước. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cho trẻ uống sữa nguyên kem, sữa nhiều đường với số lượng lớn. Từ đó, trẻ dễ dàng bị dư cân, béo phì.
“Lỗi không phải tại sữa mà chúng ta cho trẻ uống sữa như thế nào”, bác sĩ Hậu kết luận.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu chứng minh, những em bé bú sữa mẹ ít bị béo phì hơn trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là trong sữa mẹ, lượng đạm thấp và đều là các đạm quý. Còn trong sữa bò, lượng đạm quá cao khiến trẻ tăng cân nhanh và “nhạy cảm” với việc tích tụ mỡ sau này.
“Ngay cả trẻ sinh non thiếu tháng, bắt buộc phải nuôi bằng sữa có độ đạm cao cũng có mặt trái là nguy cơ béo phì cao hơn”, bác sĩ Hậu phân tích.
Trước băn khoăn về sữa và thịt gia súc chứa hormon tăng trưởng có thể gây ra dậy thì sớm, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh nhấn mạnh, đây là quan niệm sai lầm. Hormon dậy thì là hormon sinh dục, bản chất là hormon steroid. Trong khi đó, bản chất của hormon tăng trưởng là protein (peptit), khi đi vào dạ dày, sẽ cắt ra thành các axit amin.
Do đó không có mối liên quan giữa hormon tăng trưởng và dậy thì sớm.
Trên 80% trẻ gái dậy thì sớm không xác định được nguyên nhân.
Các bác sĩ lưu ý, cha mẹ không nên cắt khẩu phần sữa khi trẻ béo phì hay dậy thì sớm vì trẻ vẫn cần bổ sung canxi, phát triển chiều cao. Thay vì sữa béo, sữa nguyên kem, trẻ béo phì nên uống sữa tách béo và ít đường.
Phụ huynh cần cắt nguồn năng lượng rỗng từ đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt, các loại thức ăn nhanh, đồ chiên, da heo, da gà… để kiểm soát cân nặng cho trẻ.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm ở Việt Nam và thế giới đều tăng cao, tuổi dậy thì cũng sớm hơn. Đặc biệt, trong số các bệnh nhi dậy thì sớm đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2, khoảng 95% là trẻ gái.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cần can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá tuổi khởi phát, mức độ tiến triển tuổi xương, vấn đề tâm lý… từng trường hợp. Từ đó, xem xét chỉ định can thiệp hay không.
Nếu cần điều trị, thời gian thường kéo dài đến khi trẻ 11-12 tuổi. Sau khoảng 9-16 tháng ngưng can thiệp, trẻ gái sẽ có kinh nguyệt trở lại. Khi đó, các dấu hiệu dậy thì đã phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ và bạn bè cùng trang lứa.
Dậy thì sớm ở bé gái - Nguyên nhân & giải pháp
Theo Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), hiện tượng dậy thì sớm ở các bé gái đang có chiều hướng trẻ hóa, kéo theo nhiều bất ổn về tâm sinh lý, và là nỗi lo đối với gia đình, xã hội.
Đôi nét về hiện tượng dậy thì sớm
Theo thống kê của CDC, tại Mỹ hiện có khoảng 16% bé gái dậy thì ở tuổi lên 7, 30% ở tuổi lên 8, như vậy hiện tượng này đang có chiều hướng trẻ hóa, tăng đáng kể từ năm 1997. Độ tuổi trung bình có kinh nguyệt ở các nước phương Tây bắt đầu rút ngắn từ những năm đầu thế kỷ XX do con người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dạng thịt và hàm lượng calo đầu vào. Riêng tại Mỹ, tỷ lệ dậy thì bắt đầu bùng nổ từ nửa cuối thập niên 90.
Tại châu Âu, năm 1930 tuổi trung bình của phụ nữ có kinh là 17, đến những năm 80 thế kỷ XX, độ tuổi có kinh trung bình của phụ nữ nông thôn Trung Quốc là 17. Năm 1900 ở Mỹ là 14,2 tuổi, đến năm 2002 là 13,34 năm. Tương tự, tại châu Âu tuổi có kinh trung bình phụ nữ Bắc Ai-len giảm từ 13,5 năm trước 1986 xuống còn 12,5 năm (2006). Tại Italia tuổi có kinh của các thiếu nữ hiện nay sớm hơn mẹ các em khoảng 3 tháng.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy, hiện tượng có kinh sớm ở phụ nữ là do ăn uống, tiêu thụ quá nhiều dưỡng chất và calo. Riêng tại Mỹ có tới trên một nửa bé gái trước khi bước vào tuổi lên 10 ngực phát triển mạnh, và tuổi có kinh trung bình là 12,5.
Nguyên nhân gây dậy thì sớm
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy hệ thống thần kinh và nội tiết tố (hormone) rất phức tạp nên có nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết, nhưng một số yếu tố khách quan dưới đây cũng rất quan trọng và không thể bỏ qua.
Do tăng cân, béo phì:
Phần lớn những bé gái dậy thì sớm đều mắc chứng tăng cân, béo phì. Cụ thể, chỉ số trọng lượng cơ thể BMI rất cao. MBI được tính theo công thức BMI = trọng lượng: (chiều cao) 2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55 kg, cao 1,6 mét thì BMI= 55:(1,6) 2 = 21,48 . Nếu IBM 18,5- 24,9 là bình thường, nếu từ BMI= 25-30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì). Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể chính là thủ phạm làm thay đổi hàm lượng các yếu tố insulin leptin và estrogen, gây chính là những yếu tố gây dậy thì sớm. Ngoài ra, béo phì, ăn nhiều lại ít vận động nên melatonin giảm mạnh và cuối cùng kích thích não đẩy nhanh quá trình dậy thì.
Do ăn nhiều protein động vật:
Theo nghiên cứu thì ăn nhiều protein động vật và thịt ở trẻ nhỏ (tuổi từ 3-7) được xem là nguyên nhân gây có kinh sớm ở phụ nữ, ngược lại nếu ăn nhiều protein gốc thực vật thì tuổi có kinh sẽ chậm lại. Lý do protein động vật làm tăng hormone tăng trưởng có tên là IGF-1, hormone này có tính hoạt hóa rất cao, ngoài ra nó còn tham dự trong quá trình tạo tín hiệu estradiol (hormone hình thành buồng trứng), rút ngắn tuổi dậy thì so với ngưỡng thông thường. Các loại thực phẩm đi từ sữa còn có chứa hóa chất độc hại cao, gây gián đoạn endocrine (EDC) thường tích trong mỡ động vật sau đó truyền sang cơ thể con người.
Do ăn uống
Đặc biệt là uống nhiều sữa, uống nhiều sôđa trong khi đó khẩu phần ăn không đủ dưỡng chất, ăn nhiều thức ăn nhanh, chế biến quá kỹ, giàu mỡ, giàu đường muối, gây gián đoạn các chức năng của cơ thể làm cho người ta chóng già và có kinh sớm. Dậy thì sớm là một công đoạn của quá trình này.
Phơi nhiễm hóa chất EDC
Như trên đề cập EDC là nhóm hóa chất gây gián đoạn endocrine. Nói ngắn hơn, EDC là những loại hóa chất tổng hợp hoạt hóa mang tính nội tiết tố, có thể bắt chước quá trình ức chế hoặc làm thay đổi các loại hormone tự nhiên. Nó có sẵn trong môi trường tự nhiên, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, kể cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Ví dụ tiếp xúc nhiều với hóa chất thuốc trừ sâu, nhựa plastic, khói xe. Một trong những hóa chất thuộc nhóm này là BPA và phthalate có nhiều trong đồ nhựa, ví dụ cốc nhựa, chai đựng nước uống, đồ chứa thực phẩm vv...lớp lót lon chứa đồ uống, thực phẩm khi bài tiết ra, nhất là khi được gia nhiệt, đi vào cơ thể con người. Phthalate là hóa chất được dùng để sản xuất nhựa PVC, giúp nhựa mềm, kể cả đồ chơi cho trẻ, đồ chứa thực phẩm, xà phòng, thuốc nhuộm móng tay, thuốc nhuộm tóc vv... nếu phơi nhiễm thường xuyên sẽ gây dậy thì sớm, dễ nhận biết là ngực phát triển nhanh hơn so với mức bình thường.
3. Giải pháp
Một số dấu hiệu dễ nhận biết dậy thì là ngực phát triển trước 8 tuổi, xuất hiện lông mặt, mụn trứng cá, thay đổi giọng nói, quầng vú, cơ quan sinh dục chuyển sang màu sẫm. Trẻ phát triển nhanh về chiều cao nhưng lại ngưng sớm và có kinh trước 10 tuổi. Nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân bởi có trường hợp dậy thì do u bướu hay do nội tiết. Tất cả những trường hợp này cần điều trị và can thiệp.
Phần lớn, nhiều trẻ khi thấy kinh nguyệt lần đầu lo lắng hoảng loạn bởi chưa được trang bị kiến thức cần thiết. Các bậc phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý, kiến thức cho các em, hướng dẫn các em cách giữ vệ sinh hằng ngày và những thông tin cần thiết khác để giúp trẻ bớt lo lắng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần trang bị kiên thức giới tính để giúp trẻ tránh xa sự cố bị lạm dụng tình dục hay mang thai ngoài ý muốn.
Trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm, thận trọng với các nhóm thực phẩm nào? Theo các chuyên gia, những trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn nhóm trẻ khác. Các nhóm thực phẩm dưới đây cần hạn chế để giảm nguy cơ trẻ béo phì, giảm nguy cơ dậy thì sớm. PGS.TS Bùi Phương Thảo, Phó Trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tình...