Điểm mặt những nguyên nhân khiến bạn ngáp liên tục
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại ngáp liên tục đến như vậy cho dù bản thân đã ngủ rất nhiều và không hề buồn ngủ.
Ngáp là việc mà bất cứ ai cũng làm, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ cũng ngáp. Hầu hết mọi người tin rằng ngáp xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ và uể oải. Nhưng thực tế, ngáp có thể do một loạt các lý do khác gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.
- Cơ thể cần cung cấp oxy: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một trong những lý do chính gây ra ngáp là sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu. Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi và từ đó cung cấp oxy vào máu.
- Nhiệt độ não bị thay đổi: Ngáp còn là việc làm giúp duy trì nhiệt độ của não. Khi một người đang mệt mỏi hoặc không thể ngủ được, nhiệt độ của não tăng lên. Khi một người ngáp, cơ thể được làm mát hơn, các cơ bắp và khớp xương được uốn cong và nhiệt độ não cũng được giữ ổn định.
- Mệt mỏi hoặc chán nản: Nếu bạn ngáp quá nhiều trong khi đang làm việc thì lý do có thể là mệt mỏi hoặc chán nản, căng thẳng.
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm. Ảnh minh họa
- Bắt chước người khác: Các tế bào thần kinh gương (tế bào thần kinh phản chiếu) trong não chịu trách nhiệm việc gây ra các cơn ngáp. Khi bắt gặp một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và gây ra phản ứng, tạo thành hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.
- Do hóa chất trong não bị kích thích: Khi một số hóa chất trong não như serotonin, dopamine và glutamine… bị kích thích, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng còn kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng là ngáp.
- Rối loạn giấc ngủ: Đôi khi, ngáp quá mức có thể chỉ ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và ngủ đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi. Và điều này có thể dẫn đến những cơn ngáp liên tục.
Khi nào thì ngáp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn không tốt? Ngáp liên tục có thể là dấu hiệu chỉ ra một căn bệnh tiềm ẩn hoặc rối loạn trong cơ thể bạn. Nếu bạn ngáp liên tục, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, đau đầu mãn tính… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim, khối u não, động kinh… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dây thần kinh phế vị bị ảnh hưởng, làm suy giảm nhịp tim và huyết áp. Do đó, mức độ oxy trong máu giảm khiến bạn ngáp nhiều hơn bình thường.
Ngáp là một tình trạng hoàn toàn bình thường nếu người ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào cuối ngày. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Theo VNE
Điểm mặt tất cả nguyên nhân khiến bạn bị đau vùng xương chậu
Đau vùng xương chậu (đau dưới rốn ở bụng dưới phía trước bao gồm cả cơ quan sinh dục) có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như do vấn đè kinh nguyệt, viêm ruột thừa, bàng quang...
Nếu bạn có triệu chứng đau vùng xương chậu này thì hãy cảnh giác với các nguyên nhân sau đây nhé.
1. Đau ruột thừa
Viêm hoặc nhiễm trùng ruột thừa thường gây đau vùng chậu hoặc bụng bên phải mặt thấp hơn. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa và sốt. Nếu bị viêm ruột thừa thì cần phải cắt bỏ để tránh chuyển sang viêm phúc mạc và gây đe dọa tính mạng.
Ảnh minh họa
2. Hội chứng ruột kích thích (IBS )
Video đang HOT
Các triệu chứng chuột rút đau đớn trong vùng chậu và vùng bụng kèm theo đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy... có thể là do hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra. IBS là một căn bệnh mãn tính và thường tái phát. Thay đổi trong chế độ ăn uống, giảm căng thẳng có thể có tác dụng điều trị các triệu chứng của IBS.
Ảnh minh họa
3. Rụng trứng
Mặc dù không phải chị em nào cũng bị đau bụng khi rụng trứng nhưng đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng khung xương chậu. Cơn đau nầy xảy ra ngay trước và trong khi rụng trứng vì màng bao phủ buồng trứng kéo dài để giải phóng trứng. Mức độ đau có thể khác nhau tùy mỗi người và nó sẽ tự hết, không cần thiết phải đến bệnh viện khẩn cấp.
Ảnh minh họa
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Trái ngược với sự rụng trứng đau đớn mô tả trước đây, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường xuất hiện trong những ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Triệu chứng này khiến bạn cảm thấy khó chịu bên ngoài vùng xương chậu như đau lưng dưới, đau đầu và ngực. Dùng thuốc giảm đau (theo chỉ dẫn của bác sĩ), cùng với thay đổi lối sống (chế độ ăn uống, tập thể dục, quản lý căng thẳng...) có thể giúp giảm các triệu chứng PMS.
Ảnh minh họa
5. Chuột rút trong kì kinh nguyệt
Những cơn đau bụng này bạn có thể cảm nhận gần giống như những cơn tiểu đau bụng kinh. Tuy nhiên nó được gây ra bởi một căn bệnh nào đó trong tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng chứ không phải là do việc sản xuất bình thường của prostaglandin.
Thay đổi lối sống (tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc...) có thể làm giảm các triệu chứng này.
Ảnh minh họa
6. Mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là sự tăng trưởng của một phôi thai ở bên ngoài tử cung. Nó có thể gây ra cơn đau vùng chậu rất dữ dội và đi kèm sự chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Thai ngoài tử cung nếu phát hiện sớm có thể được điều trị kịp thời, nếu để lâu có thể gây chảy máu hoặc vỡ ống dẫn trứng.
Ảnh minh họa
7. Bệnh viêm vùng chậu (PID )
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh viêm, nhiễm trùng ở các cơ vùng xương chậu. Nó cũng có thể là một biến chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như bệnh lậu. PID có thể gây ảnh hưởng đến các ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung. Cơn đau sẽ lan đến bụng, dịch âm đạo xuất hiện nhiều, đau khi giao hợp hoặc đi tiểu bất thường là những triệu chứng phổ biến của bệnh này.
Mặc dù thuốc kháng sinh có thể chữa bệnh PID nhưng với một số phụ nữ, tình trạng bệnh tăng nặng nên cần phải phẫu thuật . Nếu PID không được điều trị có thể gây vô sinh, thai ngoài tử cung và đau vùng chậu mãn tính.
Ảnh minh họa
8. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là những vùng chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng hình thành bởi chất lỏng tích tụ khi một nang không phát hành thành trứng. Triệu chứng u nang buồng trứng thường gặp bao gồm đau vùng chậu mạnh, kinh nguyệt không đều, áp lực vùng chậu hoặc đau sau khi giao hợp. Đau vùng chậu và đi tiểu đau có thể xảy ra khi các u nang đã phát triển lớn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ u nang.
Ảnh minh họa
9. U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u phát triển trong thành tử cung (khối u lành tính hoặc tăng trưởng). Một số u xơ tử cung gây ra cơn đau vùng chậu (nhẹ, trung bình hoặc nặng), đau khi giao hợp, đau vùng chậu và có thể cản trở khả năng thụ thai của người phụ nữ. U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30-40.
Ảnh minh họa
10. Lạc nội mạc tử
Lạc nội mạc tử là sự phát triển của các mô nội mạc tử cung (mô tử cung) tại khu vực bên ngoài tử cung. Mô này có thể gắn với nhiều cơ quan khác như buồng trứng, bàng quang hoặc ruột. Mô này bị phá vỡ hàng tháng giống như mô nội mạc tử cung bình thường nhưng những mảnh mô và một số máu lưu lại trong xương chậu hoặc bụng có thể gây ra đau vùng chậu và bụng định kỳ.
Ảnh minh họa
11. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Một nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây ra cơn đau vùng chậu. Nếu bị UTI, bạn sẽ có các triệu chứng như đi tiểu đau, tiểu khó, thường xuyên muốn đi tiểu, áp lực vùng chậu kèm theo đau... Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến thận nên gây ra tình trạng đau bên sườn, sốt, buồn nôn...
Ảnh minh họa
12. Sỏi thận
Sỏi thận thường hình thành trong thận hoặc niệu quản (là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Người bị bệnh sỏi thận sẽ có cảm giác đau vùng chậu vì những viên sỏi này kích thích niệu quản. Một số triệu chứng của bệnh có thể kèm theo đi tiểu ra máu.
Ảnh minh họa
13. Viêm bàng quang kẽ (IC)
Đau vùng chậu mãn tính tái phát là một dấu hiệu của viêm bàng quang kẽ (IC). Áp lực và đau ở vùng xương chậu, buồn đi tiểu, đi tiểu đau và đau trong khi giao hợp... cũng có thể xảy ra khi bạn bị bệnh này.
Ảnh minh họa
14. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Mặc dù các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) không thường xuyên gây ra đau vùng chậu nhưng nếu một người bị đau vùng chậu và mắc bệnh STD nào đó thì khả năng này cũng có thể xảy ra. Các bệnh STDs gây đau vùng chậu phổ biến nhất là Chlamydia và bệnh lậu.
Ảnh minh họa
15. Sa vùng chậu
Sa vùng chậu là trường hợp một cơ quan vùng chậu như bàng quang hay tử cung rơi vào một vị trí thấp hơn bình thường và có thể chạm vào ống âm đạo. Tình trạng này dẫn đến đau vùng chậu, gây áp lực đè lên âm đạo. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi.
Ảnh minh họa
16. Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu
Hội chứng sung huyết vùng chậu xảy ra khi tĩnh mạch vùng chậu trở nên sưng lên và đau đớn do lưu lượng máu thấp , giống như giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở chân. Cơn đau vùng chậu gây ra bởi các tĩnh mạch thường tăng lên cùng khi bạn ngồi hoặc đứng và có thể giảm khi bạn nằm thoải mái.
Ảnh minh họa
Theo VNE
Những lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói Nhiều khi bạn cảm thấy đói cho dù bạn đã ăn rất nhiều. Thực tế, đây chỉ là cảm giác mà thôi chứ không phải do cơn đói thực sự. Nếu bạn không phân biệt được khi nào mình đói thực sự thì sẽ dẫn tới ăn uống vô độ. Và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân...