Điểm mạnh của trường đại học Phenikaa
Trường đại học Phenikaa, thành viên Tập đoàn Phenikaa có quỹ học bổng trên 50 tỷ đồng, phương pháp giáo dục chất lượng cao và môi trường cởi mở.
Chính sách học bổng và hỗ trợ học phí cho sinh viên
Năm 2021, trường đại học Phenikaa tiếp tục triển khai Quỹ học bổng với tổng giá trị trên 50 tỷ đồng dành cho sinh viên trúng tuyển đại học chính quy năm 2021. Ngoài nguồn tài trợ chính từ Tập đoàn Phenikaa, trường đại học Phenikaa nhận được hỗ trợ từ nhiều nguồn khác như: tài trợ từ các công ty thành viên của Tập đoàn Phenikaa; Các doanh nghiệp, đối tác; Cựu sinh viên thành đạt và các nguồn hợp pháp khác.
Trường đại học Phenikaa trao 4 loại học bổng: Tài năng, Xuất sắc, Chắp cánh tương lai và Đồng hành để khuyến khích thí sinh có thành tích học tập tốt và phát triển tài năng. Với học bổng “Tài năng”, sinh viên sẽ được miễn 100% học phí toàn khoá (trị giá từ 80 – 170 triệu đồng). Với học bổng “Xuất sắc”, sinh viên sẽ được miễn học phí 2 năm đầu tiên, tương đương giá trị học bổng 40 – 80 triệu đồng. Học bổng “Chắp cánh tương lai” sẽ miễn phí năm học đầu tiên trị giá 20 – 40 triệu đồng và học bổng “Đồng hành” sinh viên được miễn 50% học phí năm đầu tiên (trị giá 10-20 triệu đồng).
Trường đại học Phenikaa trao học bổng cho tân sinh viên xuất sắc năm 2020. Ảnh: Trường đại học Phenikaa.
Đồng thời, trường đại học Phenikaa sẽ hỗ trợ 20% học phí cả khoá học cho tất cả sinh viên đỗ vào trường năm 2021 với mong muốn mang lại sự bình đẳng và cơ hội tiếp cận đại học chất lượng cao dành cho tất cả đối tượng có năng lực, có ước mơ và khát vọng lớn, dám nghĩ dám làm.
Ngoài chính sách học bổng và hỗ trợ học phí, trường còn có các chính sách hỗ trợ khác như: tài trợ học bổng toàn phần hoặc bán phần cho các em sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh tham gia trao đổi sinh viên tại các trường đại học trong khu vực ASEAN và quốc tế.
Phương pháp giáo dục chất lượng cao
Tại trường đại học Phenikaa, sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng thực tiễn là một trong những chuẩn mực của đào tạo hiện đại. Với thời lượng thực hành chiếm tới 30% – 50% thời lượng bắt buộc trong chương trình học chính thức, sinh viên được học tập thông qua thảo luận, phản biện, bài tập nhóm, thuyết trình và nghiên cứu với các đầu bài từ thực tế doanh nghiệp.
Sinh viên cũng áp dụng lý thuyết được học vào những thí nghiệm, nghiên cứu hay những dự án phát triển sản phẩm mang tính thực tiễn. Ngoài ra, sinh viên được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm qua những chuyến thực địa, kiến tập, thực tập, làm việc bán thời gian tại các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Phenikaa và hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam là đối tác hợp tác của trường.
Video đang HOT
Tại trường đại học Phenikaa, sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận môi trường nghiên cứu hiện đại, chuyên nghiệp và tham gia các dự án nghiên cứu – chuyển giao ngay từ năm thứ 2 để nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp. Sinh viên được hướng dẫn và đồng hành cùng các giảng viên xuất sắc, nhà khoa học ưu tú. Hiện nay, trường này có trên 70% cán bộ giảng viên có trình độ Tiến sĩ, trên 20% giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.
Các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có tính ứng dụng cao sẽ được hỗ trợ kinh phí để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn nếu thành công tại hệ sinh thái Tập đoàn Phenikaa, các công ty khởi nghiệp của Tập đoàn Phenikaa hoặc chuyển giao cho các đối tác.
Sinh viên Phenikaa trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp lớn. Ảnh: Trường đại học Phenikaa.
Đại diện trường đại học Phenikaa khẳng định, sinh viên khi ra trường hoàn toàn tự tin làm chủ tương lai nhờ nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm qua các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo được tích lũy tại môi trường học tập.
Môi trường học tập truyền cảm hứng
Trường đại học Phenikaa có không gian xanh rộng 140,000 m2, hệ thống phòng học đa phương tiện, phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, cơ sở lưu trú đầy đủ tiện ích, nhà thi đấu đa năng, các sân thể thao chuyên biệt (sân bóng, tennis, cầu lông…).
Khuôn viên của trường này được đơn vị quản lý bất động sản hàng đầu thế giới Savills vận hành. Đây sẽ là môi trường học tập, nghiên cứu và sinh sống thân thiện, an toàn, thông minh cho sinh viên.
Cộng đồng sinh viên Phenikaa thường xuyên có các hoạt động ngoại khoá và hoạt động thiện nguyện để sinh viên phát triển toàn diện, khám phá tài năng của bản thân, phát triển kỹ năng về tranh biện, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo… Những kỹ năng này góp phần giúp sinh viên trở thành công dân toàn cầu, hòa nhập dễ dàng với môi trường.
Hoạt động gắn kết của sinh viên Phenikaa. Ảnh: Trường đại học Phenikaa.
Năm 2021, Trường đại học Phenikaa dự kiến tuyển sinh 3767 sinh viên đại học chính quy cho 32 ngành hoặc chương trình đào tạo. Năm 2020, trường này đón hơn 1.000 tân sinh viên K14 nhập học, gần 24% tổng số thí sinh trúng tuyển có điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt từ 24 điểm trở lên. Năm 2020, Trường Đại học Phenikaa trao học bổng các mức khác nhau cho 151 sinh viên.
Sau 13 năm phát triển, Trường đại học Phenikaa có chiến lược điều chỉnh theo định hướng đổi mới sáng tạo trở thành đại học không vì lợi nhuận theo chuẩn quốc tế nhằm, đào tạo nên thế hệ công dân toàn cầu với đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.
Chuyển đổi số: Phương pháp giáo dục truyền đạt kiến thức không còn phù hợp
Giáo dục chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp; phương pháp tập trung tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất "con người" mà máy móc không thể thay thế ngày càng được chú trọng.
Ngày 28/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo "Tăng cường giáo dục năng lực số và kỹ năng chuyển đổi hướng đến phát triển bền vững trong khu vực Đông Nam Á", thuộc Dự án Học tập cho trẻ em của UNICEF tại Việt Nam.
Tham dự hội thảo, có đại diện các đơn vị của Bộ GDĐT, UNICEF, một số chuyên gia quốc tế tại điểm cầu Việt Nam đến từ UNESCO, GNI Việt Nam, Hội đồng Anh...; chuyên gia tại điểm cầu các nước Anh, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Malaysia, Philippines, Phần Lan, Singapore, Thái Lan, Úc.
Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến
Ông Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận, triển khai tăng cường giáo dục năng lực số và kỹ năng chuyển đổi giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đồng thời, định hướng chiến lược, xây dựng tầm nhìn trong tăng cường giáo dục năng lực số và kỹ năng chuyển đổi, hướng đến phát triển bền vững trong khu vực ASEAN.
Theo Ban tổ chức hội thảo, trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, những thế hệ công dân trong tương lai sẽ phải trang bị những năng lực mới để có thể thành công trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Theo dự đoán của Diễn đàn Kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và các thuật toán chiếm đến 52%. Vì vậy, việc giáo dục đơn thuần chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, phương pháp tập trung vào tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất "con người" mà máy móc không thể thay thế ngày càng được chú trọng.
Đây là cốt lõi của giáo dục hiện đại, nơi đào tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi.
Trên thực tế, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã tập trung đào tạo các kỹ năng hữu ích cho tương lai như: kỹ năng sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và năng lực số.
Giá trị cốt lõi của những kỹ năng chuyển đổi (transferable skills) chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại.
Với nền tảng vững chắc này, thế hệ công dân thời đại số sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế, đồng thời giúp đánh giá, phân tích các vấn đề, giao tiếp hiệu quả và hành động theo cách mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế được.
Bà Lê Anh Lan, đại diện Chương trình Giáo dục UNICEF tại Việt Nam cho biết, kỹ năng chuyển đổi là những kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kỹ năng của thế kỷ 21, hướng tới sáng tạo, giao tiếp, tư duy phản biện, vớ những năng lực số đi kèm.
Năng lực số là công cụ thúc đẩy kỹ năng chuyển đổi. Tác động của Covid-19 đã cho thấy thế giới đang thay đổi rất nhiều, vì vậy, cần hình dung lại giáo dục, thay đổi giáo dục và cần tính đến sự kết hợp với năng lực số và kỹ năng chuyển đổi.
Ông Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, ông Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, điều quan trọng là trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam những kỹ năng để thích ứng sự phát triển của ASEAN. Học sinh cần thích ứng trong tương lai, và hội thảo là cơ hội để lắng nghe các quốc gia trên thế giới chia sẻ về phát triển giáo viên, chương trình, sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, hội thảo sẽ trao đổi về những khoảng trống trong cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện. "Lắng nghe học hỏi các quốc gia sẽ giúp xác định được phương pháp triển khai phù hợp nhất cho Việt Nam và khu vực", ông Vinh khẳng định.
Bà Lan Anh cho rằng, cần nghiên cứu để cho trẻ em Việt Nam cơ hội học tập tốt nhất, tất cả trẻ em đều được đến trường, thu hẹp khoảng cách giữa các trẻ em Việt Nam. Đó là quyền học tập bình đẳng của tất cả trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất, như trẻ em khuyết tật, trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ em nghèo, không có cơ hội tiếp cận công nghệ thiết bị thông minh.
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, những vấn đề lý thuyết và việc ứng dụng các lý thuyết về giáo dục kĩ năng chuyển đổi và năng lực số hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh kỉ nguyên số; Các chính sách và thực trạng triển khai giáo dục năng lực số và kĩ năng chuyển đổi của các quốc gia ASEAN hướng tới phát triển bền vững; Các rào cản và giải pháp về chính sách và thực tiễn nhằm nâng cao giáo dục năng lực số và kĩ năng chuyển đổi trong khu vực.
Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học Ngày 28.12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (Ủy ban về Giáo dục và phát triển nhân lực) tổ chức hội thảo Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao -...