Điểm lại những lần thầy cô ra tay ghi lời phê ‘chất như nước cất’ khiến học sinh vừa xấu hổ vừa buồn cười
Không phải những lời phê khuôn mẫu, chuẩn mực Sư phạm, lối viết lời phê vừa chân thực, gần gũi và có phần “ lệch chuẩn” của các thầy, cô giáo dưới đây khiến sinh viên ai đọc xong cũng “cười té ghế”.
Nhiều người tưởng rằng những thầy cô đứng trên bục giảng luôn nghiêm túc, tiếng nói ‘thét ra lửa’ nhưng không hẳn vậy, nhiều thầy cô cũng ‘ bá đạo’ chẳng kém gì học trò.
Thầy cô bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm, vui tính hơn, biết nhiều trò để ‘troll’ học sinh mình nhiều hơn. Cứ nhìn những lời phê của thầy cô khi chấm bài cho học sinh mới biết, những lời phê khi thì chân thực, gần gũi lúc lại hài hước &’đá xéo’. Có khi, thầy cô còn dùng lời phê có nhiều teen code nữa! Dù học trò có bị điểm hơi kém một chút, nhiều trò còn lĩnh ngay điểm 0 tròn trĩnh, nhưng chắc chẳng ai buồn bực được khi đọc những lời phê dí dỏm và hài hước như vậy.
Thầy Nguyễn Việt Phương – giảng viên khoa Giáo dục ĐH Vinh
Thầy giáo sinh năm 1989, giảng viên khoa Giáo dục và công tác tại trường được 6 năm. Thầy Phương từng học cử nhân ở trường ĐH Hà Nội và thạc sĩ ở Úc. Thầy có 5 năm làm Bí thư Đoàn của Khoa và các chức vụ kiêm nhiệm khác liên quan đến đào tạo.
“ Có cái kính nào đeo vào học giỏi hơn không?”, “Nhan sắc tỉ lệ nghịch với chữ viết?”, “Em sống thế này đến bao giờ”; “Chữ xấu là dấu hiệu của thiên tài đó em, em đúng là một “thiên tài luôn”, “Em nên viết thư pháp vào mùa Xuân để tăng thêm thu nhập”… là những lời phê nói thẳng nói thật vào khuyết điểm kèm điểm kém nhưng khiến các cô cậu sinh viên không những không buồn mà còn vui vẻ và cố gắng sửa chữa.
Còn những bài đạt điểm cao thầy không quên hài hước “Sinh viên gương mẫu đây rồi”, “Triệu likes”, “Có những đứa dành hẳn 15 tuần cũng không lấy được con 9 này của em đâu, well done”,… giúp các bạn có thêm động lực.
Thầy Phương rất gần gũi với học trò nên rất được học trò yêu mến
Công tác ở trường được 6 năm, giảng viên 8X vẫn giữ phong cách viết lời phê này từ những ngày đầu đi dạy nguyên nhân chính bởi anh có tính cách vui vẻ, hài hước. Thêm nữa, vì làm Đoàn và công tác đào tạo liên quan trực tiếp đến xử lý các vấn đề cho sinh viên nên thầy giáo trẻ không muốn tạo khoảng cách cứng nhắc với học trò.
Thầy giáo Học viện Tài chính
Video đang HOT
Mới đây mạng xã hội xôn xao vì một bài viết của fanpage Học viện Tài chính (Academy of Finance) với loạt ảnh chụp lại những lời phê vô cùng đáng yêu của các thầy N., giảng viên bộ môn Quản lý dự án của trường.
Điều khiến người ta không khỏi bật cười là những lời phê này có phần hơi “gắt” nhưng ngẫm kỹ thì thấy “chất như nước cất” với phong cách, giọng điệu cool ngầu không kém gì các bạn tuổi teen.
Chỉ cần đọc lời phê, dân mạng cũng đoán được thầy N. là một người rất vui tính, gần gũi với sinh viên. Xem xong những con điểm từ thấp đến cao được gắn với lời phê hài hước của giảng viên N., ai cũng cảm thấy ghen tỵ với sinh viên Học viện Tài chính khi có một giáo viên vui tính, dễ thương cực độ.
Cô Nguyễn Thị Như Huyền (giáo viên dạy Toán của Trường THCS Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng)
Trong trào lưu “bóc mẽ” thầy cô giáo trên mạng xã hội bằng cách đăng tải các lời phê bá đạo, cô giáo phố núi Như Huyền bất ngờ nổi tiếng với những câu nhận xét thú vị khi chấm bài như “Tiếc quá! Hờn phép trừ”, “Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút”, “Chép nhầm đề, hờn cả thế giới”, “Chấm bài cho cô, tôi muốn tăng xông vì bài 2a“,…
Cô Nguyễn Thị Như Huyền (Đắk Lắk) được học trò yêu mến
Với những bài kiểm tra mắc những lỗi nhỏ là lời nhận xét: “Bẩn không bao giờ hoàn hảo. Lần sau nhớ viết chữ đẹp hơn”, “Con đọc kỹ đề là được 10 điểm rồi”, “Tiếc quá, lần sau cẩn thận hơn”,… Những bài kiểm tra điểm kém, cô Huyền dành những lời phê để các học sinh không quá buồn và thấy có sự chia sẻ: “Đường chinh phục đỉnh cao luôn gặp chướng ngại vật, cố gắng vượt qua nha. Cô tin em làm được”, “Con cần cố gắng thật nhiều nhé”, “Cô rất buồn, con đi học cần chú ý hơn”,…
Những lời phê “đi vào lòng người” vẫn hiện hữu đâu đó…
An ủi học sinh bằng thơ hẳn hoi.
Ăn miếng trả miếng không kém tuổi xì tin đâu nhé
“ Nếu em muốn về đội của cô…”
Quà sinh nhật đáng nhớ nhất tuổi học trò
Tùng Chi (tổng hợp)
Theo saostar
Ngôn ngữ lệch chuẩn trong giao tiếp
Những năm gần đây, một số ngôn từ ngoài xã hội đã len lỏi vào trường học, khiến học sinh, sinh viên thời @ rơi vào tình trạng lệch chuẩn trong giao tiếp. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của mạng xã hội đã tác động đến một bộ phận học sinh. Hành động và lời nói của các em dù ít hay nhiều cũng đã làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
Sử dụng nhiều tiếng lóng, đệm
Chỉ cần dạo quanh các trường học, nhất là các hàng quán ở cạnh trường, sẽ thấy học sinh túm tụm, tán gẫu, dùng nhiều lời lẽ thô tục, thiếu lịch sự. Tại quán cóc vỉa hè, một tốp 3 học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa phì phèo hút thuốc lá vừa bình phẩm: "Tao thấy con đấy xinh vãi nhưng hơi "cua mò", (chỉ quê mùa), hay cái thằng T...đúng là "sửu nhi, trẻ trâu". Hay "Con người yêu của mày bắt mắt phết nhưng mỗi tội ăn mặc hơi "lỳ toi".
Nguyễn Quang Huy, phụ trách một quán game trên đường Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội thừa nhận: Khách hàng của quán là học sinh, chuyên nói bậy, chửi tục, rất thường xuyên diễn ra ở đây.
Thực tế cho thấy, số học sinh có ngôn ngữ lệch chuẩn đang tăng lên cả về số lượng và mức độ. Qua khảo sát, chứng kiến, thấy rằng, lệch chuẩn ngôn ngữ chủ yếu rơi vào học sinh cá biệt THPT. Tuy nhiên, nhiều học sinh ngoan cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều năm tham gia giảng dạy và làm giáo viên chủ nhiệm, cô giáo Kim Phượng, Trường THPT Bình Lục A, Hà Nam chia sẻ: Học sinh nông thôn không ít em nói bậy như câu cửa miệng. Phụ huynh mải mê làm ăn, phó mặc việc dạy con cho nhà trường. Con chơi với bạn xấu, nói bậy, nói tục, bố mẹ cũng không hay. Chỉ đến khi, con vi phạm pháp luật, nhà trường, thậm chí công an gọi phụ huynh lên gặp thì họ mới biết là con mình từ lâu bị bạn xấu lôi kéo.
Trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt
Hiện tượng học sinh, sinh viên có hành vi và lời nói tục tĩu, lệch chuẩn, vô tình làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Việc uốn nắn hàng ngày là rất cần thiết. Song, muốn làm tốt công tác này, bản thân mỗi thầy cô giáo phải kịp thời uốn nắn để học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Trao đổi vấn đề này, NGND Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cho biết: Môi trường giáo dục phải trong sạch, trước hết bản thân thầy cô là tấm gương sáng. Học sinh Tiểu học Đoàn Thị Điểm không biết nói bậy, nói tục vì nhà trường quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên, thấy học sinh nào có lời nói chưa chuẩn, phải lập tức uốn nắn các em ngay. Như thế, sẽ không để các em lặp lại thói quen xấu.
Những năm qua, ngành GD-ĐT đã tổ chức các hoạt động, các phong trào, tạo các sân chơi lành mạnh cho thế giới học đường. Có thể nói, những phong trào này đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Giờ học ngoại khóa, Giáo dục công dân được giáo viên lồng ghép với việc dạy đạo đức, lối sống cho học sinh.
Sở GD&ĐT Hà Nội từ học kỳ II năm học 2010 - 2011 đã đưa vào giảng dạy đại trà bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh" cho học sinh Hà Nội. Trong đó có những nội dung quan trọng như: Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nội dung Chương trình sách giáo khoa mới và các hoạt động giáo dục khác.
Tuy nhiên, quy định và văn bản hướng dẫn về vấn đề này đã có đầy đủ nhưng nếu các cơ sở giáo dục triển khai không quyết liệt, gia đình thiếu quan tâm thì sự giao tiếp lệch chuẩn trong học sinh vẫn tiếp tục gia tăng. Từ lời nói lệch chuẩn đến hành vi lệch chuẩn rất gần nhau. Bạo lực học đường từ đó mà sinh ra.
Song Vũ
Theo giaoducthoidai
Bạn đọc viết: Thương con như thế bằng mười hại con Có những bà mẹ mới cho con đi học mầm non được vài ba buổi đầu, sau đó cho con ở nhà hẳn, mẹ sẵn sàng nghỉ việc để trông con vì thấy con đi học đáng thương quá nghĩ rằng "không ai chăm con bằng mẹ"... Ảnh minh họa Đọc bài viết "Buông tay để con đến trường, em nhé..." của tác...