Điểm lại 6 bài văn điểm 0 “bá đạo” gây bão
Thời gian qua, có rất nhiều bài văn, thật, giả tung lên mạng, nhưng chí ít vẫn đem lại tiếng cười cho độc giả.
Bài văn về tình thầy trò
Năm 2011, dư luận xôn xao về bài văn dài hơn 2.800 chữ, kín 10 trang giấy thi nhưng vẫn bị điểm 0 vì hoàn toàn lạc đề.
Điều khiến bài kiểm tra này gây chấn động dư luận bởi người viết kể lại câu chuyện của một cô bạn thân tuổi học trò yêu thầy giáo dạy mình với nhiều số chi tiết nhạy cảm.
Bài văn điểm 0 về tình yêu thầy trò khiến người đọc bất ngờ.
Trong đó có đoạn: “Mười tám tuổi, lần đầu tiên tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực”, hay “Hai tháng sau, cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai…”.
Sau khi đăng tải lên mạng, bài văn này đã được cô giáo Hoàng Thúy Nga, giáo viên dạy Văn, trường THPT Năng khiếu Trần Phú, người trực tiếp chấm bài khẳng định đây là bài làm của thí sinh là học sinh lớp 12 của trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng), thi thử với tên giả.
Cô Nga cho rằng, thí sinh làm bài trong lúc tâm lý không bình thường, có thể bị ảnh hưởng bởi các câu chuyện tình yêu trên mạng.
Sau đó, tác giả của bài thi này cũng thừa nhận câu chuyện trên hoàn toàn hư cấu, khi viết đã không lường trước được hậu quả.
Bài văn lý giải vấn nạn bạo lực học đường
Tháng 5/2012, một bài văn lạ với đề bài “phân tích vấn nạn bạo lực học đường” bị điểm 0 tiếp tục xôn xao dân mạng.
Nội dung bài văn được lưu truyền như sau: “Bạo lực học đường là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là khủng bố tinh thần.
Bài văn điểm 0 nhận lời phê “ý thức kém, cần chấn chỉnh ngay” từng khiến dư luận xôn xao.
Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, một cái ở chỗ ngồi giáo viên, hai cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại, và hai cái dành cho 50 học sinh còn lại.
Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn /7 bàn nên tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, một con số vô cùng lớn….
Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của một người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong mộtbuổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước.
Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể. Cơ thể chúng ta khi mất từ 2-5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mât khoảng 7-8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức”.
Mặc dù bài văn được cư dân mạng đánh giá cao nhưng thực tế tác giả bài viết không chỉ nhận điểm 0 mà còn kèm theo lời phê “ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay” của giáo viên.
Bài văn về nói tục, chửi bậy
Video đang HOT
Đầu năm 2013, dân mạng lại xôn xao với bài văn trình bày suy nghĩ về hiện tượng nói tục, chửi bậy trong học đường.
Chủ nhân của bài văn là V.H.L (học sinh lớp 12) đã khiến dư luận choáng váng khi sử dụng rất nhiều tiếng lóng thô tục.
Bài văn gây sốt với lời thú nhận của tác giả “mình cũng hay nói bậy lắm!”.
Bài văn gây sốt với lời thú nhận của tác giả “mình cũng hay nói bậy lắm!”.
Bài văn mở đầu bằng cách tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Nhắc đến vấn đề nói tục chửi bậy thì nó là một trò bình thường vãi. Mục đích của nó là gì? Ý nghĩa của nó là chi? Để mọi người có thể mắng nhiếc ư?”.
Sau đó, học sinh này cũng rất ngang nhiên thừa nhận: “Mình cũng hay nói bậy lắm”. Và có lẽ để minh chứng cho việc “ai mà chẳng nói tục chửi bậy”, bạn học sinh này đã dẫn ra những cuộc hội thoại thường ngày nói với bạn bè, hoặc tưởng tượng ra tình huống chia tay của một đôi nam nữ… Cuối cùng, nam sinh này kết luận: “Trường hợp nào chúng ta cũng có thể nói bậy. Cơ bản là vì nó ăn sâu vào máu rồi, người nào mà chẳng chửi…”.
Tuy bài văn của nam sinh này chỉ được chụp lại trang đầu tiên, nhưng có thể thấy khá nhiều từ tục, lời lẽ tự do, thoải mái. Vì thế, nhiều người cho rằng bài văn xứng đáng đã nhận điểm 0 cùng lời phê “cần xem lại đạo đức bản thân” của giáo viên.
Bài văn tả trường 10 năm sau
Gần đây nhất, một bài văn tả về ngôi trường sau 10 năm nhận điểm 0 tiếp tục thu hút hàng trăm nghìn lượt like (thích) của cộng đồng mạng.
Điều khiến bài văn này có sức hút đặc biệt chính là cách giải quyết vấn đề quá nhanh gọn của tác giả. Bài vừa mở đã đặt dấu chấm hết cho câu chuyện.
Bài văn tả trường chỉ vỏn vẹn một trang giấy.
Nguyên văn bài làm của học sinh này: “A lô! Mày hả? Ừ, tao nè, có gì không? Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không? Ok kiki.
Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. “Ôi một tiếng “ôi” của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau 10 năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!
Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi. Không còn gì tả! Hết”.
Theo thông tin trong bài viết, PV đã liên lạc với nhà trường và nhận được thông tin không có giáo viên lớp 9 nào ra đề như vậy. Thực chất, đây chỉ là trò đùa của học sinh.
Bài văn tả cô giáo 20 năm sau
Cách đây ít giờ, một trang học tiếng của giới trẻ đã chia sẻ 1 bài làm của học sinh Trung Quốc được điểm 0 (không) khá thú vị thu hút sự quan tâm của dân mạng. Khi đăng tải trên mạng bức ảnh của bài, người viết đã không ngần ngại cho rằng đây là “bài văn hay nhất mà mình từng đọc”.
Bài làm như sau:
- Môn học: Ngữ văn
- Đề bài: Hãy viết về “Tôi của 20 năm sau”
Và bài thi như sau: Tôi của 20 năm sau!
Hôm nay thời tiết rất đẹp, tôi và vợ dắt 2 đứa con gái đáng yêu đi chu du thế giới. Bỗng nhiên, bên đường xuất hiện một người vô cùng xấu xí, một bà lão vô gia cư không có nhà để về. Trời ơi, đó chính là cô giáo ngữ văn 20 năm về trước của tôi.
Kết quả: 0 điểm
Lời phê cô giáo: Tuần sau lên lớp cả tuần!
Ngay sau khi được đăng tải, bài văn bá đạo này đã nhận được sự yêu thích của rất nhiều người và nhiều bình luận tỏ ra thán phục cậu học sinh như “Cậu này cứng thật”, “Bạn thật cừ, mình ngưỡng mộ bạn”.
Xôn xao cư dân mạng.
Ngoài ra, cũng có nhiều người tỏ vẻ khen ngợi về việc học sinh này viết chữ khá đẹp, trong khi chữ của giáo viên thì quá xấu, khó đọc.
Tóm lại nhỏ đẹp và điện nước đầy đủ. “Ngon” là từ mà em sẽ nói về nhỏ, em hi vọng nhỏ sẽ là mẹ của các con em sau này”, nam sinh này viết.
Ngày 12/8, một bài văn ngắn, được chia sẻ lên diễn đàn dành cho giới trẻ với tựa đề Bài văn của bạn mình, cô giáo xem xong trả lại không thèm chấm điểm luôn, do thành viên có nickname O.E đăng tải, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người xem.
Bài văn khiến dân tình choáng váng.
Theo như hình ảnh, người làm bài văn này có tên Nguyễn Thanh Tuấn, yêu cầu của đề bài là tả bạn. Tuấn mở đầu bài làm của mình một cách ngắn gọn, ngôn từ ngô nghê: “Em có một con bạn ngồi kế bên bàn học, cũng chẳng thân lắm nhưng em thấy thích nó lắm”.
Sau đó, Tuấn dùng ngòi bút tả thực đến trần trụi để vẽ lên chân dung cô bạn học, khiến người đọc chào thua. Cậu viết:
“Nó có một mái tóc, hai con mắt, một cái mũi, nhưng cái mũi có hai cái lỗ mũi, cái miệng có cái răng nanh chìa ra, người ta bảo ra răng khểnh. Trong giờ học em hay nhìn ngắm nó, nhất là hai cái đó em nhìn mãi không thôi, lúc nó cười hai cái đó càng rõ. Người ta bảo đó là má lúm đồng tiền, hèn gì kích thích ghê”.
Giữa mạch văn, thấy còn một dọc thừa ra, Tuấn không ngần ngại nhắn nhủ cô giáo: “Còn một dòng em bỏ dòng này nha cô”.
Đoạn tiếp theo của bài làm Tuấn tiếp tục sử dụng biện pháp tả thực cùng lối hành văn ví von, so sánh, khơi gợi nhiều sự liên tưởng từ phía người đọc. Mục đích cuối cùng của cậu học sinh này là khen ngợi cô bạn học xinh đẹp, muốn được trở thành nửa kia của cô ấy.
“Tóm lại nhỏ đẹp và điện nước đầy đủ. “Ngon” là từ mà em sẽ nói về nhỏ, em hi vọng nhỏ sẽ là mẹ của các con em sau này”.
Hiện vẫn chưa xác minh được đây là 1 sản phẩm có thật hay chỉ là sản phẩm được chế ra để gây chú ý.
Theo Đất Việt
Cách học Lịch sử muốn quên cũng khó
Nhiều bạn cho rằng đây là môn "khó nhai" nhất trong 3 môn thi xã hội nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể tự học và đạt điểm cao nếu có phương pháp học đúng. Với môn học này, mình đề cao việc học hiểu.
Luôn hỏi vì sao
Khi tiếp cận với bất kì đơn vị kiến thức nào, các bạn phải hiểu được bản chất, nguyên nhân, tác động của nó; đừng chỉ đọc đi đọc lại một con số nào đó mà không hiểu nó mang ý nghĩa gì!
Khi học sử, hãy luôn đặt câu hỏi tại sao? Vì sao Đảng CSVN chính thức nắm vai trò lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1930 mà không phải mốc thời gian sớm hay muộn hơn? Vì sao ngày 9/3/1945 phát xít Nhật đảo chính Pháp mà không phải ngay từ năm 1940 khi Nhật đặt chân vào lãnh thổ nước ta?...
Đừng bao giờ mặc nhiên chấp nhận một con số, một ngày tháng có sẵn, hãy hiểu nó hơn là buộc mình phải nhớ nó. Một khi đã hiểu bản chất của một sự kiện, tôi chắc rằng bạn muốn quên cũng khó.
So sánh đối chiếu
Lịch sử là một dòng chảy liên tục không dừng lại, hãy phân kì các giai đoạn lịch sử, hiểu được nội dung khái quát của từng giai đoạn, tránh nhầm lẫn sự kiện.
Cách học này, là cơ sở để so sánh đối chiếu một hay nhiều đối tượng lịch sử ở từng giai đoạn thời gian khác nhau và đưa ra đánh giá nó phát triển theo chiều hướng nào: tích cực hay tiêu cực?
Học Sử phải biết chọn lọc
Học Sử tất nhiên phải biết chọn lọc, đánh giá mức độ nặng nhẹ của từng sự kiện để biết được cái gì cần đặc biệt coi trọng cái gì có thể lướt qua...
Tuy nhiên, kinh nghiệm từ kì thi đại học và cả kì thi học sinh giỏi quốc gia cho thấy, đề thi ngày càng có xu hướng đánh giá kiến thức toàn diện của thí sinh.
Thực tế, người ra đề có thể hướng đến những sự kiện lịch sử ít được chú ý hơn để kiểm tra xem học sinh có học một cách toàn diện hay chỉ "tủ" những bài trọng tâm?
Kĩ năng làm bài môn Sử
Cũng như môn Văn, bên cạnh nền tảng kiến thức, các bạn cũng phải coi trọng kĩ năng viết bài luận Sử. Không nên viết một bài luận không đầu không cuối như một đoạn văn thật dài từ trang này sang trang kia, đó không phải một bài luận sử. Lịch sử là một môn khoa học xã hội, viết bài luận bao gồm mở, thân, kết; trong thân bài lại bao gồm những đoạn nhỏ hơn.
Bản thân mình thích lối mở bài tường minh khi viết luận Sử chứ không nên quá trau chuốt, cầu kì như môn Văn. Trong thân bài, tùy đề bài mà xác định các luận điểm lớn và chia thành tiểu mục như 1,2,3 hay a,b,c...trong mỗi tiểu mục cũng có thể chia thành từng tiểu mục nhỏ hơn.
Viết sử giống viết Văn ở chỗ đó là phải viết có luận điểm, định hướng rõ ràng. Kết bài mình thường nghiêng về đánh giá khái quát lại toàn bộ nội dung chủ đề của bài luận, rồi mở ra phương hướng phát triển của nó ở những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
Kết bài đồng thời cũng là cơ hội để các bạn đưa ra ý kiến chủ quan hay cảm nhận của mình về ý nghĩa của sự kiện đó song chỉ nên giới hạn trong một câu là đủ vì các bạn phải ý thức mình đang viết luận sử chứ không phải một bài văn biểu cảm.
Theo Mực tím
5 lỗi thường gặp khi làm văn Để có một bài văn hay và đạt điểm cao cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trải qua nhiều kỳ thi cho thấy, trong quá trình làm văn, thí sinh vẫn mắc nhiều lỗi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bài thi của thí sinh. Vì vậy, để làm tốt bài thi, các thí sinh...