Điểm danh những trái cây Việt được “xuất ngoại” sang các thị trường “khó tính”
Thông tin về trái xoài của Việt Nam vừa chính thức được xuất khẩu sang thị trường rộng lớn với nhiều yêu cầu khắt khe của Mỹ, thêm một lần nữa tiếp thêm hy vọng và động lực cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp Việt trên con đường đưa nông sản đi chinh phục thế giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2017, trái cây xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2016 (1,7 tỷ USD). Năm 2018, đạt trên 4 tỷ USD. Tính đến nay, trái cây Việt Nam đã thâm nhập thị trường của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự tăng trưởng xuất khẩu trái cây cho thấy chất lượng sản phẩm khá cao, đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc.
Xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau thanh long, nhãn, chôm chôm, vải thiều và vú sữa. Đồng thời, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu thứ 40 của trái xoài Việt Nam. Cùng với đó, thanh long cũng là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2008. Kể từ đó đến nay, lượng thanh long xuất khẩu vào Mỹ tăng theo từng năm. Nếu năm đầu tiên là 100 tấn thì đến năm 2012 con số này đã tăng gấp 10 lần, lên 1.200 tấn.
Xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Còn tại thị trường Úc, hàng năm nước này nhập rau củ quả của Việt Nam với trị giá khoảng 20 triệu USD. Sau hơn 12 năm đàm phán, ngày 17/4/2015, Úc đã cấp giấp phép nhập trái vải của Việt Nam, là trái cây tươi đầu tiên của nước ta được nhập vào Úc. Tiếp theo, tháng 8/2016, Úc cấp phép nhập xoài Việt Nam và ngày 24/8/2017, cấp phép cho trái thanh long sau 7 năm đàm phán. Năm 2019, quả nhãn tiếp tục sẽ được xuất khẩu vào thị trường này sau khi vượt qua quy chuẩn kiểm tra chất lượng từ phía đối tác.
Vào cuối năm 2018, lô chôm chôm đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường New Zealand. Như vậy, sau thanh long và xoài, chôm chôm là loại trái cây thứ 3 của Việt Nam vào được New Zealand, thị trường vốn nổi tiếng khó tính với các yêu cầu, tiêu chuẩn kiểm dịch rất cao. Điều đáng nói là, chưa có nước nào được xuất khẩu trái chôm chôm vào quốc gia này.
Từ năm 2009, trái thanh long ruột trắng bắt đầu hành trình chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản – thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, thanh long đỏ cũng được chấp thuận nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. Hiện giờ, thanh long là loại trái cây được xuất khẩu đều đặn sang Nhật Bản, chiếm phần lớn trong hơn 1.000 tấn thanh long mà nước này nhập khẩu mỗi năm.
Thanh long là trái cây có thị trường xuất khẩu lớn nhất
Lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật là cuối năm 2015. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận. Một số doanh nghiệp tại Việt đã đàm phán và xuất khẩu thành công lô vải thiều sang Nhật Bản từ năm 2014 và tiếp tục duy trì đến nay. Có thời điểm, vải thiều Lục Ngạn được bán trong siêu thị tại Nhật Bản với giá khoảng 1.980 yên/12 quả, tương đương khoảng 400.000 đồng. Nếu cộng thêm thuế thì 12 quả vải này có giá khoảng 430.000 đồng.
Video đang HOT
Còn tại thị trường Trung Quốc, đến nay chỉ có 8 loại trái cây của Việt Nam gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Tính đến hết năm 2018, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trái cây, rau quả lớn nhất của Việt Nam. Thống kê của Bộ Công Thương, trong hơn 3,8 tỷ USD giá trị xuất khẩu của ngành rau quả của năm 2018, riêng thị trường Trung Quốc đạt gần 2,8 tỷ USD, chiếm 70% tỷ trọng xuất khẩu. Dự báo, trong năm 2019, xuất khẩu rau quả có thể chinh phục thị trường này với gá trị 3 tỷ USD, thậm chí có thể hơn.
Theo petrotimes
Chi tiết hoạt động xuất khẩu quý I
Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 3 đạt 22,78 tỷ USD, tăng 63,8% tương đương kim ngạch tăng thêm 8,87 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng 2/2019.
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất khẩu trong quý I đạt 58,86 tỷ USD, tăng 5,3%, tương ứng tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong Quí I/2019. Biểu đồ: Tổng cục Hải quan.
Trong đó các mặt hàng tăng trưởng mạnh là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 719 triệu USD, tương ứng tăng 11,3%; hàng dệt may tăng 685 triệu USD, tương ứng tăng 10,6%; giày dép các loại tăng 485 triệu USD, tương ứng tăng 14,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 316 triệu USD, tương ứng tăng 16,2%...
Dưới đây là diễn biến một số nhóm hàng xuất khẩu chính, đáng chú ý trong quý đầu tiên của năm.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện, quý I xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 12,12 tỷ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Về thị trường, xuất khẩu nhóm hàng này chủ yếu sang EU (28 nước), Hoa Kỳ, Hàn Quốc... Trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt mức tăng cao nhất 87,2% trong khi EU bị giảm 3%
Dù tháng 3 xuất khẩu điện thoại đạt 5,39 tỷ USD, lập kỷ lục trong nhiều năm gần đây khi tăng 2,3% so với tháng 3/2018 và tăng 74,7% so với tháng 3/2017, nhưng kết quả này chưa đủ giúp điện thoại đạt được tăng trương dương trong quý I. Đây là nhóm hàng chủ lực hiếm hoi bị giảm kim ngạch trong quý I vừa qua.
Hàng dệt may, đạt 7,13 tỷ USD, tăng 10,6% so với quý I năm trước.
Trong quý, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt 3,26 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 46,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Tiếp theo làcác thị trường Nhật Bản, EU...
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,06 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... Hoa Kỳ cũng là thị trường đạt con số tăng trưởng cao nhất ở nhóm hàng này với 52,8% so với cùng kỳ 2018.
Nhóm hàng nông sản ( rau quả; hạt điều; hạt tiêu; chè; cà phê; gạo; sắn và sản phẩm sắn; cao su) đạt 3,99 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này đều bị sụt giam.
Cụ thể, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019 nhưng kim ngạch bị giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2018; EU cũng giảm 9,17%; Hoa Kỳ giảm 19,5%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 3,98 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ cũng là quốc gia có tốc độ tăng ấn tượng lên đến 61%.
Giày dép các loại, đạt 3,93 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2018. EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng giày dép.
Tính chung 2 thị trường chính đạt 2,47 tỷ USD, chiếm 62,9% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Gỗ và sản phẩm gỗ, xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,27 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc...
Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,16 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu chính gồm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, đáng chú ý thị trường Singapore đạt mức tăng trưởng đến 95,9% ...
Hàng thủy sản đạt kim ngạch 1,79 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2018. Đây là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực Nông nghiệp.
Thủy sản xuất khẩu chủ yếu trong quý I là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc ... Trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ có mức tăng khá thì việc xuất khẩu sang EU và Trung Quốc gặp khó vợi kim ngạch sụt giảm lần lượt là 10,2% và 2,2%
Sắt thép các loại xuất khẩu đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 1,13 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Việc sản lượng tăng mạnh hơn kim ngạch cho thấy trị giá xuất khẩu bình quân của nhóm hàng này bị sụt giảm so với 1 năm trước đây.
Trong quý I sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ...
Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực cuối cùng được Tổng cục Hải quan đề cập trong dịp này là ảnh, máy quay phim và linh kiện với kim ngạch đạt 1,07 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng thời gian năm trước.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong quý I là Trung Quốc và Hồng Kông.
Nếu chia cụ thể thị trường theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ có thể thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Nhìn vào kết quả trên cho thấy, hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực đạt được sự khởi sắc ở Hoa Kỳ, trong khi nhiều nhóm hàng gặp khó ở Trung Quốc hay EU.
Thái Bình
Theo Hải quan
Xoài Đồng Tháp tự tin khi có 'giấy thông hành' sang Mỹ Từ ngày 18/2, trái xoài của Việt Nam đã chính thức được cấp phép vào Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu ngành hàng xoài của Việt Nam. Xoài Đồng Tháp tự tin khi có "giấy thông hành" sang Mỹ. Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN "Giấy thông hành" để trái xoài mang thương hiệu Việt được đến Mỹ đã có, nhưng làm...