Điểm danh những món cơm ‘hot’ nhất nền tảng đặt thức ăn trực tuyến
Cơm là sự lựa chọn khó lòng bỏ qua trong đa số các bữa ăn của nhiều người Việt. Cùng với sự giao thoa văn hóa ẩm thực, món cơm ngày càng trở nên phong phú với nhiều cách chế biến khác nhau, tùy khẩu vị mỗi người và tuỳ từng vùng miền.
Từ kho tàng món cơm đặc sắc của ẩm thực Việt
Cơm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nền văn minh lúa nước. Dù ẩm thực Việt hết sức đa dạng với hàng loạt các món mì, bún, miến, phở… thì cơm vẫn luôn chiếm giữ vị trí hàng đầu trong lòng người Việt, là món ăn duy nhất mà đa số người Việt có thể ăn quanh năm suốt tháng.
Không chỉ là món ăn, cơm còn giúp kết nối tình cảm gia đình và tạo nên một nét đặc trưng trong đời sống tinh thần người Việt. Bữa cơm nhà là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Một cách tự nhiên, mâm cơm gia đình cũng trở thành niềm hạnh phúc, một thứ động lực giản dị để mỗi người trở về nhà sau ngày dài làm việc, học tập căng thẳng.
Chỉ với nguyên liệu chính là gạo, người Việt có thể chế biến nên “kho tàng” món cơm hấp dẫn, đặc sắc.
“Kho tàng” các món cơm của người Việt dường như là “vô đáy”. Nếu miền Bắc nổi tiếng với những món cơm lam, cơm rang dưa bò… thì ẩm thực miền Trung có những đặc sản như cơm hến, cơm gà Hội An, cơm âm phủ… Còn ở miền Nam, cơm tấm, cơm tay cầm, cơm cháy kho quẹt, cơm niêu là những món ăn “gây thương nhớ”.
Đó là chưa kể đến những món cơm được “du nhập” từ nước ngoài vào và biến tấu lại theo khẩu vị người Việt như cơm thố của người Hoa, cơm trộn Hàn Quốc, cơm Bento kiểu Nhật…
Đến món ăn được ưa chuộng nhất trên nền tảng đặt món trực tuyến
Cái hay của cơm còn nằm ở chỗ muốn đơn giản sẽ có món đơn giản, muốn cầu kì vẫn có vô số sự lựa chọn cầu kỳ. Nếu như trước kia, người Việt dùng các khái niệm “cơm nhà”, “cơm hàng” và “cơm khách” để chỉ các địa điểm ăn cơm phổ biến. Ngày nay, các dịch vụ giao nhận đồ ăn, bao gồm ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến, người ta ngày càng nhắc nhiều hơn đến khái niệm “gọi cơm về”, hoặc “lên GoFood order cơm đi” nếu như muốn đặt cơm trên nền tảng gọi món GoFood của Gojek.
Với hơn một triệu món ăn, bao gồm hàng trăm ngàn các món cơm từ hàng chục nghìn nhà hàng trên nền tảng, GoFood của “siêu kỳ lân” Gojek có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng đối với món ăn “quốc dân”.
Video đang HOT
GoFood của Gojek mang đến trải nghiệm ẩm thực thú vị với danh mục món cơm đa dạng.
Nếu bạn là fan của cơm tấm thì cơm tấm Phúc Lộc Thọ, cơm Sài Gòn, cơm gà Đệ Nhất có thể là những gợi ý hấp dẫn. Hạt cơm tơi xốp đúng chuẩn gạo tấm, nước mắm sánh kẹo dùng kèm với sườn nướng, gà nướng, bì, chả, trứng và ăn kèm ít đồ chua, nhất định là món ăn có thể làm hài lòng tất cả.
Còn nếu bạn đang đau đầu với câu hỏi “trưa nay ăn gì” để vừa tiện lợi, vừa ngon miệng thì cơm gà Đệ Nhất, cơm gà xối mỡ Thạch Lam, cơm Bento Delichi… sẽ trở thành những “địa chỉ bỏ túi” được ưa chuộng.
Đối với những tín đồ ẩm thực đam mê khám phá, thưởng thức món ăn theo từng vùng miền trên GoFood cũng là một trải nghiệm đáng thử. Để “chu du” đến miền Trung đầy nắng, gió, bạn có thể đặt món cơm gà nức tiếng ở Cơm gà Phú Yên Con gà mái. Nếu thèm chút hương vị ẩm thực của người Hoa, khách hàng có thể đặt cơm thố Anh Nguyễn hay cơm thố Chợ Lớn… Trong những buổi tụ tập bạn bè, gặp phải hệ “ăn gì cũng được” thì cũng đã có Papa Xốt, nhà hàng phục vụ món “cơm xèo” mới lạ với đầy đủ các topping ăn kèm từ bò, gà cho đến cá hồi.
Những món ăn nhất định phải thử khi tới du lịch cố đô Huế
Nhiều người cho rằng món ăn cũng chính là văn hóa, thưởng thức món ăn chính là đang trải nghiệm văn hóa của vùng đất mà mình đến.
Huế là vùng đất cố đô, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và ẩm thực nơi đây có những nét đặc trưng riêng, rất nhiều món ăn thể hiện sự khéo léo, cầu kỳ trong chế biến, nhưng lại sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu sẵn có, đơn giản mà tạo ra hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Dưới đây là top những món ăn mà bạn nên thử khi tới Huế.
Cơm Hến
Nhắc tới Huế chắc hẳn ai cũng nghĩ tới món Cơm hến đầu tiên, bởi món ăn này dân dã, có mặt ở khắp nơi từ những quán ăn nhỏ trong chợ, các ngõ phố tới những nhà hàng sang trọng trong thành phố Huế.
Cơm hến với nguyên liệu chính là hến nhưng phụ gia thì khá nhiều như tóp mỡ chiên giòn, mắm ruốc, rau sống, hoa chuối, giá đỗ, thân khoai môn trắng thái nhỏ, lạc rang... Tất cả trộn lẫn đem lại một hương vị đậm đà và cay nồng rất đặc trưng của xứ Huế.
Món ăn này có thể tìm thấy ở khắp nơi và có giá rất rẻ. Thường các quán bán cơm hến có phục vụ cả bún hến, cháo hến, nếu có nhiều thời gian các bạn nên ăn thử cả những món này nữa nhé.
Bún bò Huế
Có thể nói đây là món ăn không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng toàn thế giới. Hầu hết khách du lịch nước ngoài đều biết đến món ăn này bởi rất nhiều bài viết trên báo, tạp chí nước ngoài hay từ những blogger du lịch nổi tiếng đều đề cập tới món Bún bò như một món ăn ngon không thể cưỡng nổi.
Ở Huế các bạn có thể thấy quán bún bò ở khắp nơi, giá chỉ từ 20-30k/bát. Món ăn này có hương vị và màu sắc rất đặc trưng mà không món ăn nào có được từ các loại gia vị như sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành, mắm ruốc... Một bát bún bò đúng điệu phải có một miếng chân giò, giò nắm, tiết lợn, và vài lát thịt bò... và quan trọng nhất là rau ăn kèm phải thật tươi ngon.
Bánh canh
Có thể nói bánh canh là món ăn nổi tiếng ở khu vực miền Trung, nhưng không phải chỗ nào cũng giống nhau. Ở mỗi tỉnh, món ăn này lại được thay đổi chút ít cho phù hợp với khẩu vị người dân hoặc thay đổi nguyên liệu sẵn có của vùng đất đó. Bánh canh ở Huế cũng vậy, mang hương vị đặc trưng của nước lèo màu đỏ từ gạch cua và tôm, khi nấu trộn lẫn với hạt điều để có màu sắc đẹp hơn. Sợi bánh canh cũng rất đặc biệt, trong suốt, dai mềm mà không nát. Nhắc đến bánh canh ở Huế thì người ta hay nhắc đến bánh canh Nam Phổ và bánh canh Bà Đợi.
Tại sao được gọi là bánh canh Nam Phổ chính bởi vì đây là món ăn đặc trưng của người Nam Phổ, huyện Phú Vang, được bán ở những gánh hàng rong các buổi sáng hoặc xế chiều.
Còn bánh canh Bà Đợi chính là nhắc tới quán bánh canh rất nổi tiếng ở cuối một con hẻm nhỏ trên đường Đào Duy Anh. Quán của gia đình nên ít người phục vụ, khách thường phải đợi lâu hơn nên gọi luôn là quán bà Đợi.
Ngoài bánh canh cua thì ở Huế còn có cả bánh canh cá lóc, cũng rất đáng để thử. Cá lóc được luộc chín, tách lấy thịt rồi nêm gia vị ướp cho ngấm. Xương cá được giã nhuyễn, lọc lấy nước nấu cùng nước luộc cá để làm nước dùng. Đây chính là cách tạo ra thứ nước dùng có vị ngon ngọt, tự nhiên.
Chè Huế
Nói tới chè thì chắc không đâu lại có nhiều loại chè như ở Huế. Chỉ tính chè cung đình đã có hơn 36 loại, cầu kỳ từ cách chế biến tới cách bày biện. Từ chè đậu xanh, hạt sen, xanh dứa... tới những món nghe lạ tai hơn như chè môn sáp vàng, chè bông cau, chè bột lọc thịt quay... Rồi tới hàng chục loại chè bình dân như chè bắp, chè kê, chè khoai, đậu ván... Vào quán chè ở Huế các bạn có thể ăn tới hàng chục loại mà không thấy ngán nhưng cũng không thể nào một lần mà có thể thưởng thức hết tất cả các loại chè ở đây.
Bánh Huế
Chè Huế đa dạng thế nào thì các loại bánh ở Huế cũng đa dạng không kém. Nếu đến Huế, ghé chợ Đông Ba các bạn nên thử thưởng thức một đĩa bánh ở đây, các bạn sẽ ngạc nhiên cho coi. Mỗi dĩa bánh sẽ có đủ các loại bánh đặc sản của Huế như bánh bèo, bánh ướt, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ram ít... Loại bánh nào cũng ngon, cũng thú vị.
Bánh bèo có thể coi là món ăn gắn bó với người dân ở đây một cách mật thiết, có màu trắng, mỏng như chiếc lá, đổ khuôn trong những chén nhỏ, hình tròn. Nhiều gánh hàng rong hoặc chỉ là một chiếc thúng nhỏ, người bán hàng đem bánh bèo đến bán từng nhà. Hay ở Huế có những khu phố gọi là "Khu phố bánh bèo" như An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Bánh bột lọc thì được làm từ củ sắn, nhân bánh có tôm, thịt mỡ, gói bằng lá chuối và hấp chín. Bánh bột lọc được người vùng khác yêu thích đến nỗi mỗi khi đến Huế đều mua tới cả trăm cái mang về làm quà cho những người ở nhà.
Ngoài ra, còn một loại bánh nữa là bánh khoái, thường được phục vụ riêng cứ không có trong đĩa bánh các loại. Vỏ bánh khoái đổ bằng bột gạo xay trộn với lòng đỏ trứng, nhân là tôm bóc vỏ, thịt bò hay thịt chim nướng thái lát, mỡ phần thái nhỏ, giá sống... Nhưng thứ tạo ra hương vị tuyệt hảo cho món bánh này chính là nước chấm.
Nem lụi
Nhiều người thường nói "Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế"'. Ngoài nguyên liệu chính là nem lụi được xiên que nướng trên bếp than hồng thì cái ngon của món ăn này chính là ở các loại rau ăn kèm và thứ nước chấm được pha chế từ hàng chục nguyên liệu khác nhau.
Rau ăn kèm phải bao gồm các loại rau thơm, khế, giá, chuối xanh thái mỏng, vả sống... Nước chấm cũng hết sức cầu kỳ, được pha chế từ gan lợn, dầu, bột đao, đường, tương, nước mắm, quế chi, hoa hổi, cốt dừa...
Cơm Âm Phủ
Một món ăn ngon ở Huế mà có cái tên khá lạ, gây nhiều tò mò cho khách du lịch với câu nói "Muốn ăn cơm dĩa trữ tình, có quán Âm phủ ma rình phía sau" là món Cơm Âm phủ. Nhưng có thể nói món ăn này hấp dẫn từ hình thức cho tới hương vị. Nguồn gốc của món ăn này bắt nguồn từ quán cơm có tên Âm phủ trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế. Quán đã mở cửa gần trăm năm nay và trước chỉ mở vào đêm khuya, dùng đèn dầu leo lét nên mới thành tên như vậy.
Một đĩa cơm Âm Phủ bưng ra bạn sẽ được thưởng thức bằng mắt trước tiên bởi đĩa cơm có đủ cả 7 màu, được bày biện hết sức nghệ thuật, hết sức rực rỡ. Cơm trắng được nấu bằng gạo An Cựu ở giữa, xung quanh có thịt ba chỉ, chả lụa Huế, tôm, nem nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo... Khi ăn, các bạn nhớ rưới một ít nước mắm lên trên, trộn đều và thưởng thức thôi. Cơm Âm Phủ hiện nay được phục vụ từ ở những quán cơm bình dân tới những nhà hàng sang trọng.
4 món cơm đặc sản Việt Nam ai cũng nên ăn thử 1 lần: Không quá cao sang nhưng chứa đựng trọn vẹn văn hoá ẩm thực nước nhà Bạn đã từng thử qua món cơm ngon "đỉnh của chóp" nào dưới đây chưa? Ẩm thực Việt Nam phải nói là vô cùng đa dạng, món nào cũng được bày trí bắt mắt, chế biến tỉ mỉ, công phu. Bên cạnh các món nước như bún, phở, miến,... thì các món cơm cũng được nhiều người ưa chuộng vì được biến tấu...