Điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm và sức khỏe dự báo sẽ tăng hơn so với năm trước
Theo các chuyên gia, điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm và sức khỏe dự báo sẽ tăng hơn so với năm trước; đặc biệt ngành sư phạm mầm non và tiểu học có thể sẽ cao hơn so với các ngành sư phạm khác.
Trao đổi với Giaoducthoidai.vn, TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho rằng, để có thể đưa ra dự báo về điểm chuẩn vào một trường đại học cần rất nhiều thông số và phải dựa trên phân tích khoa học. Cụ thể, điểm chuẩn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng thí sinh đăng ký vào ngành và chỉ tiêu của ngành.
Theo các chuyên gia, điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm và sức khỏe dự báo sẽ tăng hơn so với năm trước.
Ngoài chỉ tiêu, số lượng và chất lượng của thí sinh là những biến số mà bất kỳ trường đại học nào cũng mong muốn có thể kiểm soát để đảm bảo tính ổn định và phát triển.
Năm 2020, phổ điểm thi và phổ điểm các tổ hợp có cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên, điểm chuẩn của các Ngành cũng sẽ khó tăng đột biến. Thí sinh và phụ huynh cần tham khảo điểm chuẩn trong 3 năm gần nhất để có được quyết định cuối cùng.
TS Cao Xuân Liễu, Trưởng phòng Đào tạo (Học viện Quản lý Giáo dục) trao đổi, nhìn chung điểm thi năm nay cao hơn so với năm 2019. Đặc biệt, nếu phân tích phổ điểm ở các tổ hợp truyền thống cho thấy, điểm thi cao hơn so với mọi năm mặc dù một số môn như: Vật lý, tiếng Anh điểm từ 4-6 nhiều hơn.
TS Cao Xuân Liễu dự báo, với phổ điểm tổ hợp xét tuyển như vậy (hầu hết các trường đều quan tâm đến điểm của tổ hợp xét tuyển, có rất ít trường có sử dụng nhân đôi hệ số môn chính) thì điểm chuẩn sẽ cao hơn khoảng 1-2 điểm ở các trường tốp giữa và tốp trên.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: Thế Đại.
Dự báo khối các trường Y, Dược vẫn cao hơn hoặc ít nhất bằng năm 2019. Còn điểm chuẩn vào các trường sư phạm sẽ tùy thuộc từng ngành đào tạo. Tuy nhiên sẽ thấp hơn các trường khối Y, dược.
Trong đó ngành Giáo dục tiểu học và mầm non có thể điểm chuẩn sẽ cao hơn các ngành sư phạm khác do lượng thí sinh đăng ký vào khá nhiều và nhu cầu xã hội về 2 ngành này đang rất cần.
Chia sẻ với plo.vn, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM lại cho rằng năm nay số thí sinh điểm cao, nhất là điểm 10 nhiều nên chắc chắn điểm chuẩn nhóm ngành sức khỏe sẽ tăng. Tuy nhiên, điểm tăng mức bao nhiêu rất khó đoán vì thí sinh được chọn nhiều nguyện vọng và các trường cũng có nhiều phương thức xét tuyển. Các em cũng còn cơ hội điều chỉnh đăng ký nên trường chưa đưa ra dự báo được.
Ở khối ngành sư phạm, ông Nguyễn Thanh Tân, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn cho rằng, năm nay điểm sàn và điểm chuẩn khối ngành này chắc chắn sẽ tăng, ít nhất là 1 điểm so với năm 2019. Trong đó, nhóm ngành “hot”, có số thí sinh đăng ký nguyện vọng lớn có thể tăng hơn 2 điểm. Tuy nhiên, những nhóm ngành xét tuyển có môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn có thể sẽ tăng nhẹ hơn vì đây là môn có phổ điểm thấp hơn.
Điểm chuẩn các trường ĐH khối ngành xã hội tăng nhẹ nhưng không đột biến
Đại diện nhiều trường ĐH khối ngành xã hội cho rằng, điểm chuẩn năm nay có thể tăng nhẹ từ 0,5-1 điểm so với năm 2019, một số ngành có thể không tăng.
Theo nhận định của nhiều giáo viên THPT và học sinh, đề thi tốt nghiệp THPT 2020 có phần "dễ thở" hơn năm 2019. Nhiều trường đại học khối ngành xã hội cho rằng, điểm chuẩn năm nay có thể tăng nhẹ, song sẽ không đột biến so với năm trước.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định: "Đề thi năm nay có phần nhẹ nhàng hơn năm 2019, phổ điểm có thể cao hơn năm ngoái một chút, nên điểm chuẩn cũng sẽ tăng nhẹ. Điểm đầu vào các trường đại học, đặc biệt là các trường top trên, điểm sàn, điểm chuẩn có thể nhích lên từ 0,5-1 điểm. Mức tăng này tương đối đồng đều giữa các trường và các ngành.
Ảnh minh họa
Riêng với ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, lượng hồ sơ thí sinh đăng ký cơ bản không có nhiều khác biệt so với năm 2019. Thí sinh quan tâm đến các trường top trên, top giữa có thể tham khảo điểm chuẩn của các trường từ năm ngoái.
Giả sử điểm năm 2019, đường trung vị nằm ở khoảng 17, 18 điểm, thì năm nay có tăng cũng chỉ lên mức 18, 19 điểm. Phổ điểm từng môn năm ngoái khoảng 7 điểm, thì năm nay cũng chỉ khoảng 7,5 điểm. Đây là vấn đề kỹ thuật, không có gì đột biến, khiến các trường đại học hay thí sinh phải bận tâm. Các em nên tham khảo điểm năm trước, nếu năm 2019 ngành nào lấy khoảng 20 điểm, thì năm nay có thể giao động từ 20-21 điểm", thầy Tuấn cho biết.
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm, riêng với trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, tổng số nguyện vọng đăng ký vào trường tương đối ổn định so với những năm trước, nguyện vọng vào từng ngành cũng không có sự xê dịch nhiều. Do đó, dự đoán, điểm chuẩn có thể không khác nhiều so với năm 2019, thí sinh hoàn toàn có thể dựa vào điểm trúng tuyển năm trước để điều chỉnh nguyên vọng khi có điểm.
"Một số ngành của trường có mức điểm trúng tuyển rất cao như Đông phương học, nhưng năm nay có thể điểm sẽ không cao ngất ngưởng như năm trước. Do ngành Hàn Quốc học đã tách ra thành ngành độc lập. Đây là ngành sẽ rất hấp dẫn và điểm rất cao trong năm nay. Tuy nhiên, chắc chắn thí sinh trúng tuyển vào ngành Đông phương học vẫn sẽ có mức điểm rất cao so với mặt bằng chung của trường cũng như khối ngành xã hội toàn quốc", PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho hay.
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường ĐH Văn hóa Hà Nội cho rằng, tại thời điểm này rất khó dự đoán chính xác điểm chuẩn các trường. Song với đề thi năm nay, cô Hương nhận định điểm đầu vào các trường khối ngành xã hội có thể ổn định như năm ngoái, hoặc cao hơn, nhưng tăng không đáng kể.
Với trường ĐH Văn hóa Hà Nội, năm 2019 có một số ngành có điểm đầu vào rất cao như các chuyên ngành Văn hóa truyền thông của Khoa Văn Hóa học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Du lịch lữ hành, Văn hóa du lịch..., điểm chuẩn lên tới 26 điểm. Tức thí sinh trúng tuyển phải có ít nhất 1 môn 9 điểm và 2 môn 8,5 điểm.
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cho rằng, nếu năm nay, điểm thi của thí sinh phổ biến ở mức từ 6-8 điểm, thì những ngành có điểm chuẩn cao sẽ lấy điểm tương đương năm ngoái, vì khó cao hơn nữa.
"Dù thực tế đây là những ngành đang "hot", nhu cầu xã hội cao, nhưng để tăng thêm 2-3 điểm, lên 28, 29 điểm thì rất khó. Cũng có những ngành mức điểm cũng chỉ giữ nguyên như năm ngoái. Nhìn chung, điểm chuẩn các trường khối ngành xã hội có thể tương đương năm ngoái hoặc cao hơn không đáng kể", cô Hương cho biết.
TS Lê Đình Nghị, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Luật Hà Nội cho rằng, điểm chuẩn của các trường sẽ căn cứ vào điểm thi và số lượng nguyện vọng của thí sinh sau khi điều chỉnh nguyện vọng, nên rất khó đưa ra con số chính xác về mức điểm năm nay. Tuy nhiên, nếu có thay đổi, cũng sẽ không quá khác biệt so với năm trước.
Hiện nay, một số địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2020.
Theo kế hoạch, hội đồng thi các tỉnh sẽ gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ GD-ĐT để đối sánh kết quả thi muộn nhất vào ngày 26/8.
Ngày 27/8, Bộ GD-ĐT và các hội đồng thi sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1.
Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ hoàn thành chậm nhất vào ngày 30/8.
Việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh sẽ do hiệu trưởng các trường THPT chủ trì và hoàn thành chậm nhất vào ngày 4/9./.
'Điểm chuẩn đại học sẽ tăng, không chỉ vì đề thi dễ' Nhiều giáo viên, chuyên gia tuyển sinh dự đoán điểm chuẩn vào đại học sẽ tăng. Ngoài đề thi dễ, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm. Kết thúc đợt thi tốt nghiệp THPT lần 1, nội dung, độ khó của đề thi được thí sinh và giáo viên đánh giá căn bản, dễ hơn so...