Điểm chuẩn năm nay tăng hay giảm?
Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12…
Với teen 12 hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, bên cạnh việc suy nghĩ chọn ngành học nào, trường nào cho vừa sức và phù hợp với bản thân trong kì thi đại học sắp tới thì chuyện lo điểm chuẩn các trường tăng, giảm cũng là một vấn đề lớn.
Nhiều teen vẫn tin rằng những trường năm ngoái điểm chuẩn thấp năm nay nhất định sẽ tăng cao và ngược lại, những trường có điểm chuẩn cao năm nay có thể sẽ bằng hoặc hạ xuống. Chính vì suy nghĩ đó nên rất nhiều teen hiện nay đang băn khoăn không biết nên chọn trường, ngành nào.
Ảnh minh họa.
Lý do để các teen tin tưởng điều đó là do đa số ai cũng nghĩ như vậy. Ví dụ như điểm chuẩn đại học Hà Nội. Năm 2009, điểm chuẩn ngành tiếng Trung khối D1 là 23, khối D4 là 25,5, trong khi điểm chuẩn năm 2010 khối D1 là 25,5, khối D4 là 25, hay ngành Kế toán khối D1 năm 2009 có điểm chuẩn là 25,5 nhưng năm 2010 điểm chuẩn lại tăng lên tới 28,5 do lượng thí sinh đăng kí vào hai ngành học trên tăng nhiều so với năm trước. Tương tự vậy, điểm chuẩn năm 2009 ngành Tiếng Anh là 26,5 nhưng năm 2010 lại giảm xuống chỉ còn 20,5 do ít thí sinh đăng kí nên tỷ lệ chọi thấp, dẫn tới điểm chuẩn vào ngành này giảm mạnh.
Với suy nghĩ như vậy nên rất nhiều teen lầm tưởng đó là quy luật. Tuy nhiên, không phải điểm chuẩn năm nào cũng lên xuống như vậy.
M.Hương (THPT Lương Thế Vinh) nói: “Bố mẹ mình đều làm ngoại giao nên ngay từ khi vào cấp 3 đã định hướng cho mình theo học chuyên ngành tiếng Anh ở đại học Hà Nội. Nhưng điểm chuẩn năm ngoái bỗng dưng thấp kì lạ, mình sợ năm nay nhiều người đăng kí điểm chuẩn lại tăng lên cao thì không biết sẽ thế nào”.
Tương tự như M.Hương, M.Tuấn – teen 13 cũng vô cùng băn khoăn không biết nên thi trường nào: “Mình thi đại học năm ngoái nhưng bị thiếu 0.5 điểm vào khoa Luật đại học Quốc Gia do ngành mình thi năm ngoái điểm chuẩn tăng tới 2,5 điểm so với năm 2009. Mình muốn thi lại ngành đó theo ý nguyện của gia đình cũng như sở thích của mình nhưng sợ điểm thi năm nay lại có sự biến động như năm ngoái. Bạn bè mình khuyên nên thi tiếp ngành đó do năm ngoái điểm chuẩn cao thì năm nay sẽ hạ”.
Video đang HOT
Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12. Tuy nhiên, việc các bạn cho rằng điểm chuẩn năm ngoái cao thì năm nay sẽ bằng hoặc giảm xuống và ngược lại là không chính xác. Cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh cũng như đề thi như thế nào.
Đề thi năm 2010 được đánh giá là hay bởi tính chất phân loại của nó. Ví dụ như đề thi Toán, để kiếm điểm 7, 8 không phải là quá khó, nhưng để đạt được 9, 10 thì cần phải có một lượng kiến thức vững chắc cũng như tư duy nhạy bén trong việc xử lý đề thi. Chính vì vậy nên điểm cao chỉ dành cho những bạn có khả năng thực sự. Điều đó phản ánh phần nào việc điểm chuẩn năm 2010 có xu hướng giảm. Theo đó, đề thi năm 2011 cũng ra theo hướng phân loại thí sinh nên khả năng điểm chuẩn sẽ không có biến động nhiều.
Teen 12 cũng không nên quá lo lắng, trước mắt các bạn hãy cố gắng nỗ lực nốt trong học kì tới, từ nay tới lúc làm hồ sơ vẫn còn thời gian để các bạn suy nghĩ kĩ, lựa chọn ngành và trường phù hợp. Hãy luôn nhớ rằng đỗ hay không là do khả năng của bản thân, những yếu tố tác động bên ngoài như tỷ lệ chọi, đề thi khó,… chỉ là một phần nhỏ thôi.
Theo Kênh14
"Thuốc bổ tinh thần" cho teen 12
Ở thời điểm này, hẳn các bạn học sinh cuối cấp có rất nhiều nỗi lo khác nhau. Sau đây là những áp lực phổ biến và "thuốc bổ tinh thần" dành cho các bạn.
"Bài kiểm tra luôn bị điểm thấp. Dễ như thế mà làm không được thì thi đại học sẽ ra sao đây?"
Biểu hiện: Lo lắng, buồn bực, than thân trách phận, không có hứng học tập. Các bạn nữ thường biểu hiện cảm xúc mạnh hơn, có thể khóc khi nghĩ hoài chẳng giải ra được một bài đơn giản.
Thuốc bổ: Bình tĩnh nào. Nếu cứ ở trong trạng thái tiêu cực như thế thì không giải được bài tập là đúng rồi. Đừng quá suy nghĩ về việc đậu rớt, cũng như không nên lo những điều chưa tới. Dù bạn học giỏi đến mức nào đi nữa, mà bị áp lực tâm lý, thì cứ xác định rằng điểm thấp và... thi không đậu. Bạn học không quá kiệt xuất, nhưng chăm và mang tư tưởng "đậu thì tốt, rớt cũng chẳng sao", bạn đã có 70% đậu rồi.
Nên nhớ rằng điểm kiểm tra trên lớp không phải là thước đo kiến thức của bạn. Nhiều sinh viên năm 1 thường so sánh điểm với nhau, và mình chia sẻ cho các bạn một vài điều đã chứng kiến: Những sinh viên học ở trường chuyên, điểm phẩy luôn trên 8.5 khi còn học cấp 3, nhưng điểm đầu vào đại học vẫn thấp hơn một bạn học sinh khá, học ở lớp chọn trong một trường bình thường. Mặt khác, các "cựu học sinh trường chuyên" ấy thi học kì toàn bị điểm thấp, trong khi "cựu học sinh trường bình thường" lại nhận học bổng. Vì sao ư? Vì tâm lý cả đấy bạn ạ.
"Bạn bè sao ai cũng học lắm thế. Mình vẫn tà tà, có khi nào mình rớt không?"
Biểu hiện: Hay trăn trở, suy nghĩ, và rồi cố dí theo những mọt sách để không "lỗi thời"
Thuốc bổ: Bạn đang có dấu hiện tích cực, thế mà lại chuyển sang trạng thái tiêu cực như bạn bè là thế nào? Học nhiều, làm bài tập nhiều, không thư giãn, không nghỉ ngơi, chẳng phải là phương pháp hay. Khi đã lên đại học, hẳn bạn sẽ nhìn về quá khứ và ngẫm: "Sao hồi xưa mình lại phí thời gian để học quá nhiều thế nhỉ?". Nói như vậy không có nghĩa là "học càng ít thì càng đậu". Cái chính là biết cách học và tập trung. Bạn học 1 tiếng đồng hồ nhưng tư tưởng tập trung vào bài hoàn toàn thì chất lượng hơn 1 người học cả ngày mà đầu óc để đâu đâu...
"Tỉ lệ chọi quá cao... Làm sao mình có cửa?"
Biểu hiện: Suốt ngày than phiền với bạn bè, đang làm bài tập bỗng giật mình: "1 chọi 17, làm sao mà mình vượt qua?"
Thuốc bổ: Bạn quá hiểu một điều rằng, tỉ lệ chọi chỉ mang tính tương đối và hơi ảo. Rất nhiều bạn nộp hồ sơ rồi đến khi thi không có mặt, những bạn thi đợt 2 (khối B, C, D) lại càng nên xác định rằng, tỉ lệ chọi không đáng để các bạn bận tâm. Nhiều bạn thi đợt 1 xong thì chẳng còn hứng thi đợt 2 nữa đâu các bạn ạ. Nói tóm lại, điều quan trọng là khả năng của chính mình hơn là tỉ lệ chọi ấy. Những người thi cùng ngành với bạn đều lo lắng, nhưng chỉ cần bạn tỏ ra chẳng quan tâm, là bạn "hơn người" rồi.
"Liệu mình có đậu đại học không?"
Biểu hiện: Câu hỏi này luôn thường trực trong đầu, chi phối tất cả mọi hoạt động học tập và gây một áp lực vô hình.
Thuốc bổ: Hãy yên tâm, bạn sẽ đậu, nếu:
* Tự tin vào chính mình và không áp lực (làm theo lý thuyết rất khó, nhưng làm được, kết quả sẽ rất mỹ mãn).
* Không lặp lại câu hỏi này trong đầu nữa.
* Bạn có quyền lo lắng, nhưng đừng để nỗi lo ấy choáng ngợp tâm trí. Bạn có quyền thư giãn, bạn có quyền mơ về tương lai, có quyền tin tưởng rằng chắc chắn sẽ vào được ngôi trường mình mơ ước. Có động lực và khát vọng mãnh liệt, chuyện đậu chỉ là vấn đề thời gian.
"Nếu rớt đại học, tương lai mình sẽ ra sao?"
Biểu hiện: Vẽ ra những viễn cảnh u ám nhất có thể và rồi tự rùng mình.
Thuốc bổ: Khi bạn lo lắng, nghĩa là bạn rất có trách nhiệm với bản thân. Ý thức của bạn cao, và thường những ai đặt câu hỏi này thường đậu đại học rất nhiều... Do vậy, khi bạn lo tức là bạn tự tạo cho mình một áp lực nho nhỏ để cố gắng và phấn đấu. Hãy hỏi các anh chị đã từng thi đại học để đúc kết thêm kinh nghiệm và quan điểm của riêng mình. Khi còn học 12, bạn lo lắng là thế, nhưng khi trở thành sinh viên, nhìn lại quãng thời gian trong quá khứ, bạn sẽ bật cười vì những nỗi lo quá thừa của mình. Đại học không phải là con đường duy nhất, và "mọi con đường đều dẫn đến La Mã". Hãy tin, rồi sẽ thấy. Khi bạn bỏ mặc những áp lực từ gia đình, bạn bè và cả "cái tôi" to lớn của bản thân, bạn đã thành công rồi đấy.
o0o
Các bạn 12, không thể cấm các bạn lo lắng. Bạn có quyền lo, nhưng đừng để nỗi lo ấy ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các bạn quá nhiều. Thời gian còn dài, còn kịp để phấn đấu. Tập trung những môn quan trọng bạn nhé. Có một điều bạn nên biết: thi đại học không quá khó, nó khó vì cách bạn nhìn nhận mà thôi.
Theo Kênh 14
Học và Tết - Nỗi lo "song hành" của teen 12 Tết đến cũng là lúc teen 12 phải đối mặt với nỗi lo lắng, băn khoăn nhất. Và nỗi lo ấy là gì, chúng mình hãy cùng tìm hiểu nhé! Tại thời điểm này, chắc hẳn teen nào cũng đã tạm "dẹp" việc học tập sang một bên và lập ra nhiều kế hoạch để vui chơi, giải trí trong Tết. Đi chơi...