Điểm cao nhưng chất lượng bồi dưỡng cán bộ không tăng

Theo dõi VGT trên

Thực trạng đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức còn những bất cập, kéo theo nhiều hệ lụy.

Sáng 5-7, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”. Đây là bước tham vấn nhằm hoàn thiện dự thảo thông tư thay thế Thông tư 10/2017/TT-BNV quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

8, 9 điểm nhưng học lại… như không biết gì

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội vụ), thông tin mỗi năm ngân sách nhà nước chi cho việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức khoảng 1.000 tỉ đồng, trong đó Hà Nội và TP.HCM hơn 200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ông Nghĩa thừa nhận thực tế triển khai cho thấy các đối tượng đánh giá (chương trình, học viên, giảng viên…) “na ná” giống nhau, gây tâm lý nặng nề, nhàm chán, miễn cưỡng khi tổ chức đánh giá. Các tiêu chí, chỉ báo khá phức tạp, rườm rà, không thật sự cần thiết hoặc khó đánh giá, khó trả lời, gây rối, nhầm lẫn cho đối tượng trả lời…

Điểm cao nhưng chất lượng bồi dưỡng cán bộ không tăng - Hình 1

Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cần cải thiện nhanh chóng. Ảnh: NGUYỆT NHI

Theo TS Hà Quang Trường (Viện Khoa học tổ chức nhà nước), kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có được từ việc sử dụng bộ công cụ cho thấy trong các năm 2019-2021, tuyệt đại đa số nội dung đánh giá của các khóa, lớp bồi dưỡng đều đạt kết quả từ tốt trở lên (8 điểm trở lên).

“Chất lượng toàn tốt trở lên, toàn 8-9 điểm nhưng tại sao học hành chính công xong học lại như không biết gì?” – TS Nguyễn Ngọc Vân, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, đặt vấn đề.

Trong khi đó, TS Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đặt câu hỏi vì sao nội dung bồi dưỡng tốt, giáo viên tốt… nhưng năng lực, trình độ cán bộ, công chức vẫn không đáp ứng yêu cầu? Ông Vượng cũng nêu thực tế có bộ 50% chuyên viên không biết viết chiến lược. “Tìm được người viết chiến lược rất khó” – ông Vượng nói.

Video đang HOT

Khá thẳng thắn, TS Nguyễn Hải Thập, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), nhận xét Thông tư 10/2017/TT-BNV chỉ là “cái áo rất đẹp”. “Khi đánh giá ai cũng cho đạt cả, thậm chí cho 8-9 điểm nhưng tại sao điểm cao như thế mà chất lượng bồi dưỡng không tăng” – ông Thập nói.

Cần “chế tài” sau kiểm định

Góp ý sau đó, TS Nguyễn Hải Thập nêu ba vấn đề cốt lõi phải làm. Theo đó, chương trình bồi dưỡng phải phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức. Phải minh chứng, đánh giá được chương trình bồi dưỡng có bao nhiêu môn học chuyên đề, học phần; mỗi môn học, học phần bảo đảm được năng lực nào trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Ông Thập cho rằng đây là vấn đề Thông tư 10 chưa đánh giá được.

Về chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp, ông Thập bày tỏ băn khoăn khi “một chương trình bồi dưỡng đồ sộ như thế lại không nhằm vào tiêu chuẩn chức danh nào cụ thể”.

Tiếp cận công cụ đánh giá còn hạn chế

Khảo sát do Viện Khoa học tổ chức nhà nước thực hiện mới đây cho thấy trong hơn 9.700 phiếu điều tra xã hội học có tới 37% số người được hỏi chưa từng được tiếp cận bộ công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

“Nhiều giảng viên của chúng tôi đi học bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp chỉ nhằm để tới đây bổ nhiệm hiệu phó hay hiệu trưởng hay trưởng khoa” – ông Thập nói.

“Phải chứng minh được chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp này hình thành năng lực nào của cán bộ, công chức” – ông Thập nhấn mạnh.

Về đội ngũ giảng viên, theo ông Thập, nếu chỉ yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là chưa đủ. “Có những người chỉ đi học, hết đại học rồi thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về, chưa đứng lớp bao giờ. Tới khi đứng lớp, chân tay còn run thì không thể giảng được” – ông Thập đề nghị phải có hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về năng lực của đội ngũ giảng viên.

Tuy nhiên, TS Thập khẳng định quan trọng nhất là việc đánh giá kết quả bồi dưỡng. Theo đó, cần xây dựng ngân hàng đề thi, chấm thi bằng công nghệ, không để con người can thiệp vào, khi đó kết quả bồi dưỡng mới thực sự là yếu tố để nâng cấp chất lượng đội ngũ cán bộ.

Cán bộ công chức đi học ThS, TS mang lợi ích cho họ, sao ngân sách lại phải chi?

'Việc chuẩn hóa cán bộ là cần thiết, và bằng cấp nên được đưa vào thang đo. Nhưng có nhất thiết phải 'Thạc sĩ hóa', 'Tiến sĩ hóa' cán bộ công chức?

Theo Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030" mà Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành, Hà Nội dự kiến chi 61,5 tỷ đồng cho đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Ngay sau khi Hà Nội công bố đề án này thì dư luận xã hội đặt câu hỏi: Cán bộ, công chức, viên chức có cần thiết phải có bằng Tiến sĩ hay không? Bởi tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học, cái họ cần học là chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công. Chưa kể, cán bộ, công chức được ngân sách nhà nước chi trả cho việc học thì hiệu quả, năng suất công việc có tăng lên không, sự phù hợp về bằng cấp, chứng chỉ với công việc mà họ đang làm như thế nào?

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Mai Thanh Sơn - Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, nhận định: "Có thể nói, cán bộ công chức của Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung thì điều cần và quan trọng nhất là học các kiến thức quản trị công, kĩ năng quản lý, nâng cao năng lực kết nối cộng đồng, xã hội.

Cán bộ công chức đi học ThS, TS mang lợi ích cho họ, sao ngân sách lại phải chi? - Hình 1

Tiến sĩ Mai Thanh Sơn: "Cán bộ, công chức muốn học thạc sĩ, tiến sĩ thì nên bỏ tiền túi ra để học". Ảnh: NVCC.

Xã hội đòi hỏi việc quản lý trong chuyên môn họ phụ trách phải thật tốt, không nhất thiết phải nghiên cứu một chuyên môn sâu nào đó. Bởi Thạc sĩ, Tiến sĩ thường nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cụ thể, nhưng công việc hàng ngày của một cán bộ, công chức, viên chức đòi hỏi người có kinh nghiệm tư duy, và có thể thích ứng với môi trường công việc mới. Thế nên, cán bộ, công chức muốn học thạc sĩ, tiến sĩ thì nên bỏ tiền túi ra để học.

Làm quản lí thì phải nhìn nhận được vấn đề trong lĩnh vực đang làm, có những cải cách, sáng kiến để nâng cao hiệu quả trong công việc của cán bộ chuyên môn, cũng như các cán bộ quản lí dưới quyền.

Đề án của Hà Nội, hay đề án của một số tỉnh thành liên quan đến chuyện đào tạo cán bộ công chức thành Thạc sĩ, Tiến sĩ thể hiện thiếu sự công bằng. Họ học không phải để tìm kiếm nâng cao kiến thức, để đi sâu vào học thuật nghiên cứu, mà học với mục đích tìm kiếm cơ hội thay đổi vị trí công tác. Họ học vì lợi ích bản thân họ.

Trong học thuật, Tiến sĩ mới chỉ khẳng định được luận án là một công trình khoa học với 2 giá trị cơ bản gồm giá trị khoa học là quan trọng nhất, còn có giá trị thực tiễn hay không thì còn phải chờ thời gian trải nghiệm, nó có được trích dẫn, được vận dụng hay không, có được nhiều người tham chiếu,...đó là câu chuyện còn rất dài về sau.

Một điều nữa, luận án Tiến sĩ chỉ góp phần khẳng định người đó đã đủ tư cách để trở thành một nghiên cứu viên độc lập. Còn việc họ có phát huy được năng lực hay không thì thời gian mới trả lời được. Học thuật là môi trường cực kì khắt khe, sau khi bảo vệ luận án Tiến sĩ mà không có những công trình nghiên cứu mới, không tìm được hướng đi cho mình thì cũng sẽ trở thành "thui chột", và môi trường học thuật sẽ "đào thải".

Tiến sĩ Sơn nói: "Các học viên cao học, hoặc nghiên cứu sinh sẽ phải bám theo đề tài của họ trong 2- 3 năm, vừa học vừa hoàn thiện đề tài nghiên cứu, với Tiến sĩ sẽ thêm 1-2 năm nữa với nhiều công việc như đọc tài liệu, đi nghiên cứu thực địa, tham vấn, và với khoa học tự nhiên còn liên quan đến các thí nghiệm,...Vậy, với cán bộ từ cấp quận, huyện, phòng đi học trong suốt một thời gian dài như thế, liệu có thực hiện được nghiêm túc tất cả các quy trình đào tạo không?

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chất lượng đào tạo sẽ nằm ở đâu, công trình nghiên cứu khoa học đó có đáng tin hay không? Xã hội sẽ đặt ra sự hoài nghi về tính liêm chính trong học thuật, cũng như đạo đức của người thầy.

Tôi tin không có vị Giáo sư, người hướng dẫn nào thật sự có tâm, có tầm lại chấp nhận một nghiên cứu sinh của mình làm nghiên cứu hời hợt, qua loa".

Cán bộ công chức đi học ThS, TS mang lợi ích cho họ, sao ngân sách lại phải chi? - Hình 2

Ảnh minh họa: T.D

Đừng "Thạc sĩ hóa", "Tiến sĩ hóa" công chức, viên chức

Tiến sĩ Sơn chia sẻ: "Việc chuẩn hóa cán bộ là cần thiết, và bằng cấp nên được đưa vào thang đo. Nhưng có nhất thiết phải "Thạc sĩ hóa", "Tiến sĩ hóa" cán bộ công chức? Và có nên coi đó là trọng số khi đánh giá năng lực cán bộ không? Theo tôi hoàn toàn không.

Các cán bộ cần được đào tạo theo hướng chuyên sâu, nhưng học vị không phải là tiêu thức cao nhất để đánh giá năng lực. Trải nghiệm, kinh nghiệm và nhất là những sáng kiến có khả năng thúc đẩy phát triển, kết nối xã hội mới là những tiêu chí quan trọng nhất.

Học vị vốn dĩ là thước đo năng lực trong học thuật và nghiên cứu. Học hàm là sự định vị uy tín học thuật đối với những người đã có học vị tiến sĩ trong môi trường sư phạm. Đơn giản vậy thôi. Ở các quốc gia tiến tiến trên thế giới, học hàm do các cơ sở đào tạo bổ nhiệm, khi không còn là người của cơ sở đào tạo đó là hết chức danh Giáo sư, Phó giáo sư".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:59Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
Nghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứngNghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứng
17:50:52 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cảnh 'giường chiếu' độc đáo trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

Cảnh 'giường chiếu' độc đáo trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

Phim châu á

22:52:11 07/02/2025
Những phân đoạn người lớn trong phim truyền hình cổ trang 19+ Chuyện tình Chunhwa (Chunhwa Love Story) được thể hiện thông qua tranh vẽ.
Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Kỹ sư mang tráp đi hẹn hò, chinh phục được nữ điều dưỡng xinh như hoa hậu

Tv show

22:49:09 07/02/2025
Nam kỹ sư đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ sự thật đắng lòng, fan cũng không khỏi bất an

Mọt game

22:40:53 07/02/2025
Xạ Thủ nhà T1 Gumayusi ngậm ngùi chia sẻ một sự thật. Có lẽ ngay khi CKTG 2024 kết thúc, không ai có thể nghĩ được rằng Gumayusi sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại
NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

NSND Tự Long hội ngộ Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven sau show 'Anh trai'

Nhạc việt

22:40:32 07/02/2025
NSND Tự Long bày tỏ niềm hào hứng khi tham gia live concert Trạm yêu, có dịp hội ngộ những đàn em thân thiết như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven.
Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: "Nghiện" cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Cô gái chi 6 triệu/tháng mua túi mù: "Nghiện" cảm giác thử vận may, tiết lộ 1 con số gây shock

Netizen

22:39:25 07/02/2025
Không có gì quá cao siêu đằng sau chiến lược kinh doanh và sự thành công của cơn sốt túi mù - thứ đang móc bộn tiền trong túi của không ít người tiêu dùng.
Cặp đôi chị em phim 'Ngũ phúc lâm môn' được yêu thích

Cặp đôi chị em phim 'Ngũ phúc lâm môn' được yêu thích

Hậu trường phim

22:33:18 07/02/2025
Hai diễn viên Lưu Tá Ninh và Trần Hạc Nhất gây chú ý với phản ứng hóa học bùng nổ trong phim cổ trang Ngũ phúc lâm môn .
Angelina Jolie kể chuyện cai thuốc lá

Angelina Jolie kể chuyện cai thuốc lá

Sao âu mỹ

22:25:54 07/02/2025
Angelina Jolie từng hút hai gói thuốc lá mỗi ngày trước khi tham gia Tomb Raider . Để chuẩn bị sức khỏe cho việc quay phim, cô buộc phải tập luyện và cai thuốc lá.
Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Tin nổi bật

22:21:28 07/02/2025
Sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, nhờ một thương lái, chị Hòa ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được manh mối, may mắn trở về đoàn tụ cùng gia đình trong niềm vui vỡ òa.
Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Quan chức Ukraine: Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Thế giới

22:01:30 07/02/2025
Một nguồn tin quân sự giấu tên cho hay trong những tuần qua, hơn 20 tên lửa đạn đạo Triều Tiên mà Moscow sử dụng đã cải thiện độ chính xác.
Tử vi tuổi Ngọ năm 2025: Cuộc sống thuận lợi hơn nhờ quý nhân phù trợ

Tử vi tuổi Ngọ năm 2025: Cuộc sống thuận lợi hơn nhờ quý nhân phù trợ

Trắc nghiệm

21:53:45 07/02/2025
Theo tử vi năm 2025, tài chính của tuổi Ngọ ổn định và phát triển tốt. Khi gặp khó khăn, sự hỗ trợ từ quý nhân giúp tuổi Ngọ vượt qua một cách suôn sẻ.
HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!

HOT: Vũ Cát Tường khoá môi bạn gái tình tứ, chính thức công bố ngày đưa nàng về dinh!

Sao việt

21:24:01 07/02/2025
Tối 7/2, Vũ Cát Tường bất ngờ công khai hình ảnh thiệp mời trên trang cá nhân, chính thức thông báo ngày tổ chức lễ thành đôi cùng bạn gái.