Dịch Covid-19: Xuất hiện bún dưa hấu siêu lạ, vừa ra lò đã xuất khẩu sang Hàn Quốc
Với mục đích “giải cứu” dưa hấu đang ùn ứ vì dịch Covid-19, bún dưa hấu với hương vị, màu sắc mới mẻ ra đời, thậm chí, đơn hàng đầu tiên đã xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Kết hợp nông sản Việt đang gặp khó về tiêu thụ với các sản phẩm như bánh mì, mochi hay pizza được nhiều doanh nghiệp, cá nhân triển khai trong thời gian gần đây. Đáng chú ý là một doanh nghiệp về thực phẩm tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đã cho ra đời loại bún dưa hấu có giá 12.000 đồng/gói 200g khá độc đáo.
Chia sẻ về ý sản phẩm mới, ông Lê Duy Toàn, Giám đốc công ty TNHH XNK Thực Phẩm Duy Anh cho biết, công ty đã tiêu thụ hơn 5 tấn dưa hấu cho đợt đầu tiên thử nghiệm và sản xuất thành công sản phẩm.
“Chúng tôi có kinh nghiệm với các loại nguyên liệu như củ dền hay cải bó xôi vì từng kết hợp với bánh tráng, bún, phở trong sản phẩm truyền thống của công ty, nhưng dưa hấu thì không. Chúng có độ dày của vỏ, màu sắc, độ ngọt khác nhau giữa từng trái, làm sao xác định được tỉ lệ dưa với gạo hợp lý, cho ra sợi mì đồng đều về màu sắc, hương vị.
Ngoài ra, khi kết hợp với dưa hấu, sợi mì thành phẩm ngon, không bị cứng khi luộc và có mùi thơm của hoa quả cũng là một khâu phải tính đến”, ông Duy Toàn chia sẻ.
Nước ép dưa hấu được sử dụng để thay thế một phần nước trộn bột gạo làm bún.
Theo vị giám đốc này, nước ép dưa hấu sẽ chuyển sang màu hồng rồi sang màu cam khi chế biến, đặc biệt là khi gặp nhiệt độ cao. Do vậy, để cho ra sản phẩm cuối cùng ưng ý, công ty đã mất 7-8 lần thử nghiệm và điều chỉnh công thức.
Video đang HOT
Cụ thể, 40% nước pha bột trong công đoạn chế biến sẽ được thay thế một phần bằng nước ép dưa hấu. Bột trộn đều rồi ép thành sợi bún tươi. Bún được để qua đêm và rửa lại bằng nước để tách rời từng sợi. Sau đó, bún sẽ được sấy khô trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
Cuối cùng, bún được cho vào phòng làm mát khoảng 2 tiếng cho nguội, rồi đóng gói bao bì, qua máy rà kim loại và đóng thùng thành phẩm. Bún dưa hấu khô có màu vàng cam, khi nấu chín thì chuyển sang màu vàng nhạt như sợi mì.
Bún qua nhiều công đoạn chế biến như tách sợi, sấy khô.
Sau khi thành phẩm, bún dưa hấu có màu vàng cam nhạt.
Ban đầu, chỉ với mục đích hỗ trợ người nông dân tiêu thụ dưa hấu bị ùn ứ do dịch Covid-19, nhưng sau khi thử nghiệm bún dưa hấu thành công và đơn hàng đầu tiên với vài trăm thùng bún dưa hấu của công ty đã xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Doanh nghiệp tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm với ý tưởng tương tự, bao gồm bánh tráng, phở, mỳ, miến đậu. Đồng thời, quyết định đưa các sản phẩm này vào danh sách sản xuất lâu dài theo nhu cầu thị trường.
“Thời gian tới, công ty hướng đến việc đưa mì, phở… dưa hấu vào danh sách sản phẩm chính, thay vì chỉ làm số ít sản phẩm trong giải cứu nông sản. Trung bình mỗi ngày, dây chuyền sản xuất sẽ dùng từ 500-700kg dưa hấu nguyên liệu”, ông Toàn chia sẻ.
Đây không phải lần đầu, các sản phẩm sáng tạo, kết hợp với nông sản Việt nhận được phản hồi tích cực. Trước đó, bánh mì thanh long của ông Kao Siêu Lực, chủ chuỗi cửa bánh tại TP HCM đã ra đời và bán rất chạy, với hàng dài khách hàng đứng chờ mua bánh trước cửa hàng mỗi ngày, ngay khi vừa mở cửa.
Theo Báo Dân Sinh
Hội doanh nhân trẻ "giải cứu" hơn 2.000 tấn dưa hấu, thanh long
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang hỗ trợ tiêu thụ 20 tấn dưa hấu cho nông dân tỉnh Gia Lai, làm dày thêm danh sách hội viên Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tham gia "giải cứu" nông sản đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Tối 13-2, toàn bộ 20 tấn dưa hấu Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang thu mua hỗ trợ bà con nông dân tỉnh Gia Lai đã được chuyển về TP HCM để gửi tặng cho công đoàn các quận Tân Bình, Bình Tân, các cán bộ công nhân viên của công ty, cư dân chung cư Diamond Lotus Riverside và cơ sở mái ấm La Vang.
Toàn bộ số dưa hấu Công ty Phúc Khang thu mua hỗ trợ nông dân Gia Lai đã về đến TP HCM, sẵn sàng để đưa đến những địa chỉ tiêu thụ
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang, cho biết hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Câu lạc bộ Sao Đỏ, Phúc Khang và nhiều doanh nhiều trực thuộc hội đã đăng ký mua các sản phẩm của nông dân đang bế tắc trong việc tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch cúm Covid -19. Công ty Phúc Khang mua 20 tấn và được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Cán bộ công nhân viên công ty Phúc Khang nhiệt tình ủng hộ chương trình "giải cứu" dưa hấu nà
Trước đó, các công ty gồm: Công ty xây dựng Hưng Thịnh, gỗ An Cường, PNJ, Deloitte...đã cùng hỗ trợ tiêu thụ gần 80 tấn. Chủ tịch Hội DNT Việt Nam Đặng Hồng Anh cũng ủng hộ tiêu thụ 40 tấn thanh long và dưa hấu tặng cho các Hội Liên hiệp thanh niên quận Tân Bình, một số chùa, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP HCM.
Đến thời điểm hiện tại, các các doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc cũng ủng hộ tiêu thụ được trên 2.000 tấn dưa hấu và thanh long; riêng hội viên tại TP HCM đã tiêu thụ giúp nông dân Gia Lai hơn 100 tấn dưa hấu.
Cán bộ công nhân viên công ty Phúc Khang nhiệt tình ủng hộ chương trình "giải cứu" dưa hấu này
"Tôi thấy là các nước Đông Á có nền nông nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, người nông dân khá ổn định về thu nhập và có thu nhập tương đồng với người thành phố. Với một quy trình rõ ràng, minh bạch từ nuôi trồng đến mâm cơm như thế thì khi có những biến động xảy ra, nếu bị ách tắc ở thị trường này thì có thể xuất khẩu được sang những thị trường khác. Đối với Việt Nam, nếu đưa được nông sản Việt lên tầm quốc tế thì không tiêu thụ được qua Trung Quốc, có thể xuất khẩu sang thị trường các nước tiên tiến" - bà Thanh Mẫu nêu quan điểm đồng thời cho biết doanh nghiệp bà và nhiều doanh nghiệp hội viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam rất mong muốn được tham gia vào cuộc cách tân nông nghiệp, hiện đại hóa doanh nghiệp, để có thêm những doanh nhân thành công trên lĩnh vực nông nghiệp và có thêm những nông dân doanh nhân thành đạt ngay trên cánh đồng của mình.
Theo người lao động
Cách giải cứu dưa hấu hiếm thấy ở Đắk Lắk: Lấy tùy thích, tiền tùy tâm Trước thực trạng người trồng dưa hấu đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, một số doanh nghiệp tại Đắk Lắk đã chung tay "giải cứu" dưa hấu, chia sẻ khó khăn cùng bà con nông dân. Người dân tham gia "giải cứu" dưa hấu ở Đắk Lắk Ngày 10/2, ông Lê Vy (xã Ea Bông, huyện Krông Ana,...