Dịch COVID-19 ở châu Mỹ: Brazil lo ngại nguy cơ kinh tế ’sụp đổ’
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Kinh tế Brazil cảnh báo trong vòng 30 ngày Brazil có thể bắt đầu thiếu hàng hóa, mất kiểm soát sản xuất, dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế.
Cảnh vắng vẻ tại sân bay Congonhas ở Sao Paulo, Brazil ngày 1/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 7/5, Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes cảnh báo trong vòng một tháng nước này có thể đối mặt với nguy cơ “sụp đổ kinh tế,” do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, dẫn tới tình trạng thiếu thực phẩm và bất ổn xã hội.
Brazil hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 trong khu vực Mỹ Latinh, với 9.146 ca tử vong và hơn 135.000 ca mắc COVID-19.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Guedes cảnh báo trong vòng 30 ngày Brazil có thể bắt đầu thiếu hàng hóa, mất kiểm soát sản xuất, dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế.
Cùng chung quan điểm này, Tổng thống Jair Bolsonaro cho rằng các biện pháp buộc người dân phải ở trong nhà tác động tiêu cực đến nền kinh tế “một cách không cần thiết.”
Theo ông Bolsonaro, phòng chống dịch bệnh là quan trọng, song vấn đề việc làm và nền kinh tế bị đình trệ còn đáng lo ngại hơn.
Trong khi đó tại Mexico, giá cả hàng hóa trong tháng Tư vừa qua giảm hơn 1% so với tháng Ba, trong khi lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm.
Video đang HOT
Theo số liệu của Viện thống kê quốc gia Mexico, giá xăng và điện giảm mạnh nhất, ở mức hơn 8,5%. Tuy nhiên, các mặt hàng như trứng, bia, ớt đều tăng giá. Lạm phát tính theo năm ở mức 2,15%, thấp nhất kể từ mức lạm phát 2,13% tháng 12/2015.
Mexico đã áp đặt lệnh phong tỏa từ ngày 23/3 vừa qua để ngăn chặn dịch COVID-19, theo đó nền kinh tế bị chững lại.
Ngân hàng trung ương Mexico đặt mục tiêu lạm phạt cả năm ở mức 3% và dao động trong khoảng 1%. Như vậy, tỷ lệ lạm phát hiện nay vẫn nằm trong mục tiêu của ngân hàng này.
Tăng trưởng kinh tế Mexico trong quý 1/2020 giảm 2,4% so với cùng năm ngoái. Tăng trưởng cả năm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh này được dự báo sẽ giảm 7,1%.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Mexico đã hạ lại suất xuống 6% để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, nhằm đối phó với khủng hoảng do đại dịch COVID-19, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Honduras, theo đó nâng gói tín dụng cho quốc gia Trung Mỹ này từ 308 triệu USD lên 530 triệu USD.
Theo IMF, đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh tới các điều kiện xã hội và kinh tế của Honduras. IMF dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 3,3% trong năm nay.
Người dân xếp hàng giữ khoảng cách phòng lây nhiễm COVID-19 bên ngoài một ngân hàng ở Tegucigalpa, Honduras, ngày 27/3/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cùng ngày, Ngân hàng trung ương Honduras cũng dự báo GDP sẽ giảm từ 2,9%-3,9% trong năm nay do nhu cầu, đầu tư tư nhân, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thương mại, khách sạn và nhà hàng, nông nghiệp, vận tải, hậu cần và xây dựng.
Cơ quan tài chính Honduras đánh giá xuất khẩu và kiều hối giảm sẽ khiến tài khoản vãng lai thâm hụt ở mức 2,1% GDP trong năm 2020.
Honduras đến nay đã ghi nhận 1.461 ca mắc COVID-19, trong đó có 99 ca tử vong.
Mặc dù dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, Chính phủ Honduras đã bắt đầu cho phép mở cửa lại đối với dịch vụ nhà hàng và quán cà phê tại thủ đô Tegucigalpa.
Ngành kinh doanh nhà hàng tại Honduras tiêu thụ tới 30% sản lượng nông nghiệp và tạo hơn 110.000 việc làm trực tiếp và hơn 500.000 việc làm gián tiếp.
Bộ trưởng Brazil cảnh báo kinh tế sụp đổ vì phong tỏa
Bộ trưởng Paulo Guedes cảnh báo Brazil có thể đối mặt với sụp đổ kinh tế trong tháng tới do các biện pháp hạn chế để ngăn Covid-19.
"Trong khoảng 30 ngày, các kệ hàng có thể sẽ bắt đầu thiếu hụt và sản xuất trở nên vô tổ chức, dẫn tới hệ thống kinh tế sụp đổ cũng như rối loạn xã hội", Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes nói trong cuộc họp báo ở Brasilia hôm 7/5. "Đây là một cảnh báo nghiêm túc".
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người đồng quan điểm với Guedes, tiếp tục phản đối các biện pháp hạn chế để ngăn Covid-19, cho rằng chúng gây ra thiệt hại không đáng có cho nền kinh tế. Bolsonaro, người từng so sánh nCoV với "bệnh cúm vặt", cho biết ông hiểu "vấn đề của virus" và tin rằng "phải cứu mạng sống".
"Tuy nhiên, có một vấn đề khiến chúng tôi ngày càng lo lắng, đó là tình trạng việc làm cùng sự đình trệ của nền kinh tế. Các biện pháp chống virus không nên gây ra nhiều tổn thất hơn chính virus", Tổng thống Brazil khẳng định.
Bolsonaro thường xuyên công kích các biện pháp cách biệt cộng đồng, thậm chí tham gia cùng đám đông biểu tình chống lại yêu cầu ở nhà của các thống đốc bang.
Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes trong cuộc họp báo ở Brasilia hôm 28/3. Ảnh: AFP.
Tuyên bố của Bolsonaro và Guedes được đưa ra sau khi tới gặp Chánh án Tòa án Tối cao Dias Toffoli. Tòa án Tối cao Brazil gần đây ra phán quyết rằng chính quyền bang và địa phương có quyền tự xác định các biện pháp hạn chế xã hội cần thiết để ngăn Covid-19. Phán quyết này đi ngược lại mong muốn của Bolsonaro, người luôn thúc đẩy các bang dỡ bỏ lệnh hạn chế.
Brazil hiện ghi nhận hơn 135.000 ca nhiễm và hơn 9.000 người tử vong do nCoV. Nhiều chuyên gia lo ngại tổng ca nhiễm thực tế ở quốc gia 210 triệu dân này có thể cao gấp 12 đến 15 lần báo cáo do còn nhiều trường hợp chưa được phát hiện vì năng lực xét nghiệm hạn chế.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,9 triệu người nhiễm, hơn 270.000 người tử vong và hơn 1,3 triệu người đã hồi phục.
Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong các nhà tù châu Mỹ Tình trạng quá tải nghiêm trọng, mất vệ sinh, không được tiếp cận dịch vụ y tế trong các nhà tù có thể là nguyên nhân để dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Người phát ngôn Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Rupert Colville ngày 5/5 đã lên tiếng quan ngại về nguy cơ mắc dịch Covid-19 tại các nhà tù tại châu...