Dịch bệnh ổn định, vẫn duy trì việc dạy trực tuyến
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng vẫn phải duy trì giáo dục trực tuyến như một kênh giáo dục phụ trợ để tăng điều kiện tiếp cận tin tức, giáo dục cho HS dù dịch bệnh ổn định.
Ngày 29-10, tại hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2021-2022, ông Dương Anh Đức (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) đã có nhiều ý kiến chỉ đạo cho Sở GD&ĐT TP.HCM trong năm học mới.
Cụ thể, ông Đức đưa ra tình trạng nhiều gia đình không có phương tiện để con em học tập trực tuyến, hoặc đường truyền internet không ổn định. Nhiều giáo viên và cả hệ thống giáo dục chưa thực sự sẵn sàng với hình thức học tập mới. Theo đó, Sở GD&ĐT TP.HCM phải rà soát lại kế hoạch giảng dạy của năm học, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
“Song song với đó là tiến hành ngay việc nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo theo 2 nhánh, 2 phương án là giảng dạy trực tuyến và trực tiếp. Sau này, vẫn phải duy trì việc giáo dục trực tuyến theo tình hình thực tế như là một kênh giáo dục phụ trợ để tăng thêm điều kiện tiếp cận tin tức, giáo dục cho con em dù sau này dịch bệnh ổn định” – ông Dương Anh Đức nói.
Ông khẳng định trước mắt cần quan tâm và duy trì kênh trực tuyến hơn nữa để dạy trực tuyến không chỉ đơn giản là đem bài giảng trực tiếp phát trên mạng internet thành bài giảng trực tuyến.
Đồng thời, ông Đức cũng đề xuất phát động phong trào ủng hộ máy tính bảng, máy tính cũ cho HS thông qua cán bộ công nhân viên chức, người dân trong TP.
Duy trì việc giáo dục trực tuyến theo tình hình thực tế như là một kênh giáo dục phụ trợ. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Quan tâm giáo viên và đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới
Trong việc triển khai dạy học, để đảm bảo chất lượng, truyền đạt kiến thức hiệu quả, ngành giáo dục phải quan tâm, hỗ trợ GV để các thầy cô yên tâm giảng dạy. Sở cũng cần lắng nghe các kiến nghị (ví dụ như các trường mầm non tư thục) để quan tâm hỗ trợ.
Ông nói: “Qua khó khăn, thử thách chúng ta mới nhìn rõ chất lượng giáo dục. Chắc chắn rất nhiều những cá nhân nổi trội vượt lên, thể hiện tinh thần trách nhiệm, vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ dù là giảng dạy hay quản lý. Cần có khen thưởng hợp lý để động viên, cân nhắc cho các cá nhân này. Ngược lại, cũng có những cá nhân sợ khó, sợ khổ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần phát hiện xử lý và bố trí những vị trí phù hợp, đúng năng lực và tinh thần trách nhiệm”.
Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2021-2022. Ảnh: KHÁNH CHI
Ngoài ra, Sở phải quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để đảm bảo triển khai kế hoạch giáo dục như quy định hoặc tốt hơn. Trước đó, TP đặt mục tiêu có 300 phòng học/10.000 dân. Tuy nhiên, đến nay tại số lượng phòng học tại các quận đông dân như Quận 4, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, huyện Củ Chi, Bình Chánh vẫn còn xa so với mong đợi. Có những nơi chỉ có hơn 200 phòng/10.000 dân.
Về vấn đề này, ông Đức cho rằng các quận, huyện cần phân tích kỹ, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để có những điều chỉnh về quy định, chính sách phù hợp với cơ sở vật chất, với con người.
Ông Đức khẳng định việc gần hơn phải làm trong năm học mới là chuẩn bị những điều kiện để triển khai việc học trong điều kiện bình thường mới ngay khi có thể. Đó là rà soát, củng cố, chỉnh trang cơ sở vật chất, tiêm vaccine cho HS. Ông hi vọng qua tuần sau, việc tiêm mũi 1 cho HS từ 12 tuổi trở lên sẽ kết thúc thành công, chuẩn bị sẵn sàng để tiêm mũi 2 cho các em sau 3 tuần.
Giải mối lo mang tên 'bài kiểm tra' khi học sinh vừa quay lại trường
Học sinh nào cũng ít nhiều căng thẳng trước các bài kiểm tra, nhưng mối lo ấy còn tăng lên gấp bội khi nhiều em rơi vào trạng thái hổng kiến thức vì học trực tuyến ở nhà.
Trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, hàng chục tỉnh thành đã đón học sinh trở lại trường, nhiều địa phương khác đang chuẩn bị mở cửa trường vào tháng 11 tới.
Hiện nay các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hoà Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh... đã cho học sinh quay lại trường sau thời gian học trực tuyến.
Tại TP.HCM, huyện Cần Giờ cũng đang thí điểm mở cửa trường học. Theo đó, thực hiện giảng dạy trực tiếp theo 2 giai đoạn tại trường Tiểu học Thạnh An và trường THCS - THPT Thạnh An. Đối với giai đoạn 1, học sinh thuộc các khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 sẽ đi học trực tiếp từ ngày 20/10 - 31/10.
Những học sinh đầu tiên ở TP.HCM quay lại trường.
Thế nhưng, điều mà rất nhiều phụ huynh lo lắng khi con trở lại trường là phải đối diện lịch kiểm tra, đánh giá dày đặc của học kỳ 1 trong khi suốt thời gian qua các con học trực tuyến không đạt hiệu quả như ý.
Có con học tiểu học tại Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ rằng con chị không theo kịp các bạn trong lớp vì vốn từ trước cháu đã học chậm hơn. Mặc dù thời gian học trực tuyến bố mẹ cũng rất cố gắng dành thời gian học cùng con nhưng khả năng tiếp thu của cháu có hạn.
"Cháu chậm tiếp thu khi học trực tuyến, thậm chí có hôm cháu không học được gì mấy vì đường truyền internet chập chờn. Vì vậy cháu tâm sự là sợ nhất phải làm các bài kiểm tra khi đi học lại, cháu sợ được điểm thấp quá sẽ xấu hổ với các bạn.
Tôi chỉ mong thời gian này các cháu quay lại trường thì nhà trường củng cố, ôn tập thêm cho các cháu rồi mới tiến hành kiểm tra, đánh giá", chị Phương nói.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận do dịch Covid-19, thời gian qua nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường và tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Do điều kiện học trực tuyến, học qua truyền hình ở các vùng, miền có sự khác nhau dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa được đồng đều.
Một bộ phận học sinh gặp khó khăn về điều kiện học trực tuyến, học qua truyền hình hoặc phải chuyển nơi cư trú nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kết quả học tập.
Bộ GD&ĐT cho biết hiện nay đã có yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, học qua truyền hình của các nhóm đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp điều kiện thực tế và tình hình kiểm soát dịch Covid-19 tại địa phương.
Khi học sinh mới trở lại trường học, nhà trường tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.
"Chúng tôi yêu cầu cơ sở giáo dục tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh học trực tuyến.
Dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến, nhất là đối với các học sinh không tiếp cận được truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh.
Ngoài ra, sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức", đại diện Bộ GD&ĐT cho biết.
Dạy học trực tuyến ở Đồng bằng sông Cửu Long: Vừa giảng dạy vừa rút kinh nghiệm Dạy học trực tuyến là giải pháp phù hợp trong tình hình dịch bệnh nhưng thực tế vẫn còn khó khăn. Tại ĐBSCL, nhà trường, giáo viên vừa giảng dạy, vừa rút kinh nghiệm để việc học trực tuyến đạt hiệu quả. HS huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ trong giờ học trực tuyến. Vừa dạy học, vừa rút kinh nghiệm Để dạy...