Địa long trị sốt cao co giật, hen suyễn, phong thấp
Địa long là toàn thân khô của con giun còn có tên khác: giun đất, khâu dẫn, giun khoang, thổ long, trùn hổ.
Địa long sống hoang, ở mọi nơi. Thân là hình trụ tròn và dài khoảng 10-30cm, đường kính 5-10mm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt rất sít nhau. Da trơn bóng, có 4 đôi lông cứng giúp giun di chuyển. Phần đầu to hơn phần đuôi. Toàn thân màu nâu vàng hay nâu đỏ, hoặc đen sẫm ở phía lưng. Những loài giun có đường kính nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 10mm ít được dùng làm thuốc.
Về thành phần hóa học, địa long có nhiều chất lumbrifebrin, lumbritin,… chất béo, muối vô cơ, hypoxanthin, các acid amin cần thiết cho cơ thể và vitamin A, D, E. Theo Đông y, địa long vị mặn, tính hàn; vào các kinh: vị, can, tỳ, thận.
Tác dụng thanh nhiệt bình can trấn kinh, thông mạch khu phong, trừ thấp, lợi thủy. Dùng tốt cho người bị sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp, viêm đường tiết niệu và sốt rét cơn. Liều dùng và cách dùng: 6-12g; bằng cách nấu hầm, sao rang, sắc, pha hãm.
Địa long (giun đất) là vị thuốc tốt trị sốt cao kinh giật, động kinh, bồn chồn kích động, ho suyễn khó thở, bại liệt phong thấp,…
Địa long được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Hoạt lạc, giảm đau: giun đất khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang Tứ vật (gồm: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g). Bài này dùng tốt cho người bị chứng thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau, đi tiểu vàng đỏ mà ít.
Video đang HOT
Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật:
Bài 1: giun đất 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp 4g. Sắc uống. Hoặc lấy giun đất 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g. Trị sốt cao co giật.
Bài 2: địa long chế 50g, lòng trắng trứng gà 2 cái. Địa long tán bột, trộn trứng, khuấy đều, chiên trên chảo, ngày làm một lần, ăn. Công dụng: ngừa trước cơn động kinh co giật.
Dùng ngoài: giun đất 250g, đường đỏ 63g. Cả hai giã nát, bọc vào vải thưa, đắp lên rốn. Trị các chứng bệnh như trên.
Lợi niệu, thông lâm:
Giun đất đỏ, củ tỏi, lá khoai lang, liều lượng bằng nhau. Tất cả giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện bất lợi, hoặc bí tiểu do kết sỏi.
Thanh phế, cắt cơn suyễn:
Bài 1: giun đất 12g sắc uống. Có thể lấy giun đất nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Trị các chứng: ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà… do hỏa nhiệt.
Bài 3: giun đất, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. 2 thứ nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản.
Chữa di chứng trúng phong (bại liệt, nói ngọng, chảy nước bọt, rãi…): địa long khô 30g, hồng hoa 20g, đào nhân 20g, xích thược 20g, đương quy 50g, hoàng kỳ 50g, xuyên khung 10g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng rượu trắng ngâm địa long để khử mùi tanh, phơi sấy khô tán mịn. Đào nhân ngâm mềm bóc vỏ sao qua. Xích thược, đương qui, hồng hoa, hoàng kỳ, xuyên khung đem sắc lấy nước. Đem bột địa long, bột ngô, bột mì, đường trắng hoà với nước sắc thuốc, nhào nặn thành bánh tròn khoảng 20 cái bánh, đặt đào nhân trên mặt bánh, hấp chín. Ăn hằng ngày các bữa sáng, tối.
Chữa sốt rét: địa long 12g, vỏ rễ xoan 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô tán bột làm hoàn, hoặc sắc uống trong ngày.
Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư nhược không có thực nhiệt không dùng.
Trẻ em mắc bệnh đường hô hấp tăng đột biến tại Cần Thơ
Khoảng một tháng trở lại đây, tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, số lượng trẻ em đến khám và điều trị liên quan đến bệnh đường hô hấp tăng lên đột biến.
Điều đáng quan tâm, đến thời điểm này, bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm, số bệnh nhi nhập viện tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước đây.
Tại phòng bệnh nặng, Khoa Nội hô hấp của bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chị Trần Thị Thanh Trúc, ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đang chăm sóc con trai 4 tuổi bị viêm phổi nặng cho biết, con trai chị nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao liên tục, đến nay đã được 14 ngày. Chị Trúc nhớ lại, mỗi khi bé nhà chị bệnh đều lên cơn sốt cao và đưa vào bệnh viện phải nằm điều trị nhiều ngày. Gia đình vốn khó khăn nay trông chờ vào đồng tiền ít ỏi của việc bán rau của vợ chồng chị nay con bệnh, càng khó khăn hơn.
Bác sĩ Lê Trần Thiên Thư, đang khám cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị viêm phổi tại phòng bệnh nặng của Khoa Nội hô hấp.
Trường hợp con trai của chị Nguyễn Thị Hồng Thắm, ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, chỉ mới được hơn 1 tháng tuổi mà phải nhập viện vì bị viêm phổi nặng. Chị Thắm cho biết, lúc ở nhà thấy bé có biểu hiện ho, ít bú, nên chị đưa bé đến phòng khám tư ở địa phương.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, kể từ đầu tháng 9 đến nay, số lượng bệnh nhi khám bệnh và nhập viện do bệnh đường hô hấp tăng cao so với cùng kỳ của năm trước. Đáng chú ý, từ đầu tháng 10 đến nay, tại Khoa Nội hô hấp ghi nhận hơn 1.700 trường hợp trẻ nhập viện do liên quan đến bệnh đường hô hấp; trong đó bệnh nhi ở tại thành phố Cần Thơ là gần 893 ca, còn lại ở các tỉnh thành lân cận chuyển đến.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Khoa nội hô hấp tiếp nhận từ 30 đến 50 trường hợp bệnh nhi đến nhập viện mà phổ biến là viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm phế quản phổi và hen. Do số lượng bệnh nhân tăng cao như hiện nay đã gây nên tình trạng quá tải tại Khoa, nhiều bệnh nhi phải nằm ghép đôi. Các bác sĩ của bệnh viện cho biết, số ca mắc bệnh hô hấp tăng cao từ cuối tháng 9 đến nay, hiện chưa có dấu hiệu giảm và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng cuối năm nay.
Bác sĩ Lê Trần Thiên Thư - Khoa Nội hô hấp, bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết, nguyên nhân bệnh hô hấp ở trẻ tăng cao, là có nhiều yếu tố kết hợp; trong đó điều kiện thời tiết mưa bão kéo dài, ẩm ướt, tiết trời se lạnh khi chuyển mùa càng khiến các dịch bệnh dễ bùng phát hơn, trong khi đó trẻ em có miễn dịch kém, thì càng dễ mắc bệnh hơn. Do đó, thời điểm này, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần hết sức lưu ý việc chăm sóc trẻ, nhất là đến giai đoạn chuyển mùa.
"Để phòng bệnh tốt hơn, các bậc phụ huynh phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên cho trẻ chủng ngừa đầy đủ theo lịch. Khi phát hiện trẻ bệnh nên kịp thời đưa đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng. Trong các bệnh về đường hô hấp, thì bệnh nguy hiểm nhất là viêm phổi, vì nếu như trẻ không được quan tâm chăm sóc kỹ, theo dõi sát thì trẻ dễ dẫn đến suy hô hấp. Thậm chí nặng hơn nữa, dẫn đến tử vong", bác sĩ Lê Trần Thiên Thư cho biết.
Trong điều kiện trẻ phải đến trường học, tiếp xúc nhiều trẻ khác trong môi trường tập thể như hiện nay, các bậc cha mẹ phải chú ý cách phòng bệnh cho trẻ hiệu quả hơn. Nhất là, trong điều kiện mưa bão kéo dài, thời điểm giao mùa, không chỉ riêng về bệnh lý đường hô hấp mà trẻ em còn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác khó điều trị hơn./.
Bệnh khiếm thính: Những điều bạn cần biết để tránh ngay Khiếm thính là một loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, và cuộc sống của các bệnh nhân. Các nhà khoa học cảnh báo, đến năm 2050 sẽ có 700 triệu người mắc bệnh nghiêm trọng về thính giác đến mức phải điều trị. Bệnh khiếm thính trên thế giới Theo báo cáo, hiện số người có các vấn...