Địa chỉ thưởng thức hủ tiếu quận 4
Hủ tiếu là lựa chọn quen thuộc với người Sài thành mỗi khi đói bụng. Trong đó, quán Ba Chấm, Dì 9 hay Líng là loạt địa chỉ được thực khách tại quận 4 ưa thích.
Hủ tiếu có nhiều loại, từ hủ tiếu hồ, Mỹ Tho đến sa tế, mì sườn… mỗi loại mang đặc trưng riêng, phù hợp khẩu vị từng thực khách. Để thưởng thức đa dạng hương vị món ăn này, bạn có thể ghé các địa chỉ sau.
1. QUÁN BA CHẤM – HỦ TIẾU HỒ
Thao Nguyen: “Mình ăn thử hủ tiếu hồ ở đây. Tô 32.000 đồng nhưng ăn khá ổn. Với vị trí ở khu trung tâm thì giá này là hợp lý, mình chắc chắn sẽ quay lại”.
Anna Bui: “ Hủ tiếu hồ sườn non ngon nhất trong lòng mình. Sườn cho nhiều, thịt mềm, nước dùng nấu cùng cải chua, có tỏi phi thơm lừng, vị rất đậm đà vừa miệng”.
Nghi Trần: “Mình biết quán qua nhóm ẩm thực, chỗ này gần nhà luôn. Quán bây giờ khang trang, sáng sủa hơn lúc mình mới tới, tuy nhiên vẫn còn nóng, chỗ cũng không rộng lắm, có bàn trên lầu. Quán chuyên bán món ăn Triều Châu, Tứ Xuyên… nên có phần hơi cay và dầu mỡ rất gắt. Sợi hủ tiếu mỏng, vuông vuông, ăn kèm thịt, lòng, huyết heo, cải chua cùng nước lèo nêm đậm đà và nhiều tỏi phi”.
2. DÌ 9 – HỦ TIẾU MỸ THO
Video đang HOT
TEETR: “Mình đặt hủ tiếu mì thập cẩm trứng cuộn ở quán. Theo cảm nhận của mình thì nước dùng thiên về vị ngọt nhiều hơn. Phần trứng cuộn ban đầu mình khá háo hức và mong chờ nhưng lúc ăn cảm thấy bình thường. Tổng thể, mình đánh giá quán khá ổn và mọi người nên thử nếu có dịp”.
Dương Tử: “Đi tới hẻm 538 Đoàn Văn Bơ quẹo phải là thấy quán, dù vậy, vẫn khó đi vì đường nhỏ xíu. Quán đông khách, có khi còn thiếu chỗ ngồi cho khách. Mình gọi hủ tiếu khô thập cẩm, mì thập cẩm 37.000 đồng, chén trứng 20.000 đồng, tô xí quách 45.000 đồng. Nước lèo ngon, đồ ăn cũng chất lượng, tóp mỡ hành phi thơm, giòn”.
3. HỦ TIẾU AMEN
Dân Bích Chương: “Chỗ này mình ăn cũng hơn chục năm rồi, từ hồi bé xíu. Quán nằm trong khu 20 Thước có món hủ tiếu khô ngon, dầu mỡ hơi nhiều, dễ gây ngán. Quán có khách ra vào liên tục dù giá hơi cao”.
Phung Le: “Món ăn ở đây giống hủ tiếu Mỹ Tho, mình ăn không quen nên thấy ngán. Nước lèo ngon, đồ ăn nhiều. Tuy nhiên, giá hơi cao so với mặt bằng chung ở khu quận 4″.
4. HỦ TIẾU MÌ HOÀNH THÁNH 44
Milan Dương: “Sáng mình đi học thấy có quán đông nên tò mò vào ăn thử. Mình đợi đến hơn 15 phút nhưng ăn tô hủ tiếu cảm giác rất hài lòng. Nước dùng ngon và ngọt xương, chỉ cần thêm chút nước tương, sa tế vào là đậm đà. Sườn ninh mềm, không bị khô như một số nơi khác, cảm giác cắn miếng sườn rất thích. Mình hay gọi thêm chén thịt bằm hay trứng non. Quán đông nhưng khá sạch sẽ, nếu đi tầm 7h-9h bạn sẽ có chỗ ngồi thoải mái hơn. Các cô chú ở đây khá thân thiện, vui vẻ”.
Pooh Luv Food: “Quán này nhỏ nên bọn mình quyết định mua lên công ty ăn. Buổi trưa đứng đợi rất lâu vì đông. Mua về đổ ra một tô khá nhiều mà chủ yếu là bánh hủ tiếu. Phần bình thường sẽ có chút thịt bằm và một miếng cốt lết. Sợi hủ tiếu ở đây khá lạ, nước dùng vừa miệng, thịt cũng không quá khô, nhìn chung ăn tạm ổn”.
5. LÍNG – HỦ TIẾU SA TẾ
Thực khách nhận xét:
Cheesie Lê: “Trưa nắng mình với bạn vào phố ẩm thực xem có gì ăn không thì thấy quán này có vẻ hấp dẫn. Tụi mình gọi hủ tiếu sa tế bò tái và sa tế bò nạm. Hủ tiếu trụng kĩ nên mềm, nước dùng tô bò tái đậm vị hơn tô bò nạm. Nước sền sệt, vị không quá đậm đà, nghe nói sa tế nhưng cũng không quá cay. Một tô lớn, cho nhiều thịt, bò nạm ngon, thịt mềm. Nói chung, món ăn không có gì đặc biệt, ăn cũng tạm”.
Anh Thu: “Hủ tiếu sa tế phần đặc biệt 60.000 đồng gồm tái, nạm, tôm. Giá mua về có tính thêm tiền hộp là 63.000 đồng. Nước lèo ngon vì sệt sệt, nhiều đậu phộng, mà phải ăn nhanh nếu không tô bị rút nước hơi ngấy. Vị đậm đà, sa tế nhưng không cay, chỉ hơi nồng”.
Thưởng thức một lần - nhớ mãi món hủ tiếu
Nguồn gốc của món hủ tiếu vốn là của người Trung Hoa, được đưa đến Mỹ Tho (Tiền Giang) vào nửa cuối thế kỷ 17 và nhanh chóng phổ biến khắp Nam Kỳ lục tỉnh.
Tại thành phố biển Vũng Tàu, hủ tiếu được chế biến "đa phong cách": hủ tiếu sườn, hủ tiếu hải sản, hủ tiếu lòng non... Món nào cũng có phong vị riêng biệt.
Tô hủ tiếu với những sợi hủ tiếu dai ngon, nước lèo đậm đà, hòa quyện cùng hải sản tươi ngon, thịt heo thơm béo tại hu tiêu Nam Vang Nhân.
Có địa chỉ tại 118, Lê Lai (TP.Vũng Tàu), quán hu tiêu Nam Vang Nhân luôn tấp nập khach. Không gian quán khá nhỏ, có phòng lạnh, mát mẻ, sạch sẽ, bài trí gọn gàng. Theo anh Nhân chủ quán, để chế biến được món ăn ngon, phai chọn những thực phẩm, gia vị phù hợp. Chẳng hạn, thịt và xương phải chọn những phần ngon, chặt ra từng miếng vừa phải, ngâm muối, sau đó vớt ra ướp gia vị, chế biến theo phương pháp truyền thống. Muốn có nồi nước dùng ngon, đậm đà, thịt mềm, sau khi ướp đầy đủ gia vị thì thịt và xương được ninh khoảng 90 phút. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi. Đặc biệt, sợi hủ tiếu được đặt hàng từ miền Tây nên dai. Ngoài hủ tiếu nước, quán còn còn có hủ tiếu khô. Thành phần cũng giống như hủ tiếu nước bình thường, chỉ khác là hủ tiếu được trộn khô, nước súp để riêng biệt.
Là một trong những quán hủ tiếu lâu năm nhất tại TP. Vũng Tàu với thương hiệu hơn 50 năm, hủ tiếu mì sườn Tùng Hưng (144, Lý Tự Trọng, TP.Vũng Tàu) đã trở thành một phần ký ức của người dân thành phố biển. Điều làm nên sự khác biệt của tô hủ tiếu ở đây là tô nước lèo được nấu từ sườn cho vị ngọt tự nhiên. Sườn tại quán được chọn từ sườn non và sườn sụn, mềm, đưa vào miệng như tan chảy. Tô hủ tiếu thơm lừng sóng sánh với nước dùng và xanh tươi màu rau sống, sợi dai.
Ngoài hủ tiếu nước còn có món hủ tiếu khô rất bắt mắt.
Ngoài những quán hủ tiếu phổ biến thì tại TP. Vũng Tàu, với lợi thế hải sản tươi ngon, các đầu bếp tài ba đã chế biến ra món hủ tiếu mực đặc trưng, trở thành món ăn luôn níu lòng du khách phương xa khi đến đây. Nguyên liệu chính của một tô hủ tiếu mực sẽ bao gồm mực tươi được chọn lựa cẩn thận, thịt băm viên tròn cùng với trứng cút luộc nhỏ xinh và các gia vị khác như hành lá, lá hẹ... Mực được lựa chọn từ những loại mực tươi nhất, rất giòn và ngọt nước. Đặc biệt nhất có lẽ là nước dùng, nước được hầm từ xương và mực, ngọt thanh và tự nhiên. Tô hủ tiêu hội tủ đủ sắc màu với khoanh mực tròn tròn, vài sợi mực khô có trong nước dùng, thịt viên băm, hành lá xanh mướt thái nhỏ cùng với các loại rau sống tươi mát, khiến thực khách luôn muốn thưởng thức thêm lần nữa.
Theo các chủ quán, chế biến hủ tiếu cũng chẳng có gì cầu kì nhưng cách nêm nếm chuẩn vị và đặc biệt của người dân miền biển đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn phổ biến này. Tuy mỗi quán có một bí quyết khác nhau, nhưng nét chung nhất của tô hủ tiếu chính là cách phối trộn gia vị, món ăn được nêm nếm pha chế bởi nhiều loại gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt, đậu phộng, mè rang...
Ngoài 2 địa chỉ trên, ở Vũng Tàu còn có nhiều quán hủ tiếu chuẩn vị và đặc biệt của người dân miền biển đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn phổ biến này. Đó là: Hủ tiếu hải sản Thuận Phúc (73, Hoàng Hoa Thám); Hủ tiếu (376, Trương Công Định); Hủ tiếu mực Ông Già Cali (113, Hoàng Hoa Thám); Hủ tiếu Trang (52, Xô Viết Nghệ Tĩnh)...
Bánh Giá Hòa Đồng, món ngon xứ Gò Trong ký ức của nhiều thế hệ được sinh ra và lớn lên ở xứ Gò Công. Chắc không thể nào quên khoảnh khắc từ nhà lên Mỹ Tho bằng chiếc xe Desoto, vừa không có máy lạnh, cửa luôn mở. Chiếc bánh Giá đạt chuẩn phải đủ nguyên liệu, giòn bên ngoài và nhân bánh phải vừa chín tới Xe chạy tới...