Đi tìm một giải pháp chính trị cho hòa bình
Khi mà cuộc xung đột Nga – Ukraine đã bước vào giai đoạn có sức tàn phá nặng nề, không bên nào được coi là chiến thắng nữa, thì việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho hòa bình càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tiếp theo sau Liên minh châu Phi (AU), Trung Quốc, Brazil, Mexico, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, Đức mới đây cũng đã công bố một đề xuất hòa bình thông qua lệnh ngừng bắn và các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt giao tranh ở Ukraine. Đây được đánh giá là đề xuất hòa bình toàn diện và đột phá nhất được đưa ra kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Theo cựu Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) và cũng là cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Đức tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) Michael von der Schulenburg, đề xuất hòa bình này được đưa ra vào thời điểm cực kỳ quan trọng khi cuộc xung đột tại Ukraine đang đặt châu Âu vào tình thế nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, EU, nơi đáng lẽ phải quan tâm nhất đến hòa bình ở châu Âu vẫn chưa đề xuất cách kết thúc cuộc giao tranh ở Ukraine thông qua một giải pháp chính trị. Hay nói cách khác, ngoại trừ đề xuất đàm phán hòa bình của cựu Thủ tướng Italy Draghi một năm trước, không quốc gia thành viên EU nào đưa ra bất kỳ sáng kiến hòa bình nào, trong đó có cả Chính phủ Đức. Thay vào đó, EU dường như đã rơi vào tình trạng “cứng nhắc về chính trị”. Họ không có chiến lược rõ ràng về những gì họ muốn đạt được ngoài sự hỗ trợ quân sự để kéo dài cuộc xung đột, cũng như không phát triển bất kỳ ý tưởng khác về một châu Âu hòa bình sẽ như thế nào sau cuộc chiến này.
Giao tranh càng kéo dài, các bên liên quan thiệt hại càng lớn.
Trong bối cảnh đó, đề xuất hòa bình chi tiết của Đức đã phá vỡ niềm tin rằng, chiến thắng quân sự có thể mang lại hòa bình và ngược lại, vạch ra những cách để đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc chiến này thông qua đàm phán chính trị. Trong bầu không khí “hiếu chiến” đang thịnh hành trong nền chính trị, truyền thông và các tổ chức nghiên cứu ở châu Âu cần sự dũng cảm đáng kể với những người khởi xướng để đứng lên vì hòa bình.
Video đang HOT
Các tác giả của đề xuất hòa bình kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức dọc theo các chiến tuyến hiện tại và đồng thời tiến hành các cuộc hòa đàm để ngăn chặn việc “đóng băng” lệnh ngừng bắn cũng như toàn bộ cuộc xung đột. Để tránh bất kỳ sự chậm trễ nào do căng thẳng chính trị, họ đề xuất rằng, các cuộc đàm phán hòa bình này sẽ đi thẳng vào các vấn đề gây tranh cãi cốt lõi của cuộc xung đột: một Ukraine trung lập, đảm bảo an ninh cho Ukraine, tình trạng tương lai của các khu vực Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhya và Kherson cũng như Crimea. Đối với mỗi vấn đề gây tranh cãi này, họ phác thảo các giải pháp khả thi dựa trên kết quả của cuộc đàm phán hòa bình Nga – Ukraine vào tháng 3/2022 và lập trường đàm phán của Ukraine tại Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình Istanbul vào ngày 29/3/2022.
Đề xuất hòa bình của Đức đặc biệt bổ sung cho các đề xuất hòa bình đã được các quốc gia hoặc tổ chức khu vực bên ngoài châu Âu đưa ra. Trên cơ sở đó, đề xuất hòa bình giả định rằng, các lợi ích an ninh của Nga, như được nêu trong lá thư của Moscow gửi NATO và Mỹ ngày 17/12/2021 cần được xem xét.
Trái ngược với quan điểm phổ biến ở EU, những người khởi xướng đề xuất hòa bình của Đức chia sẻ đánh giá của các nước ngoài phương Tây rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng đàm phán hòa bình, nhưng điều này chưa có nghĩa là các quan điểm đàm phán đã hội tụ. Giống như trong tất cả các cuộc đàm phán hòa bình khác, trong trường hợp xung đột ở Ukraine, các bên liên quan sẽ phải đàm phán một cách tỉ mỉ về bất đồng giữa 2 nước tham chiến và các quốc gia hỗ trợ họ. Chắc chắn điều này sẽ vô cùng khó khăn vì không có sự tin tưởng giữa các bên tham chiến. Tuy nhiên, con đường hiện được vạch ra bởi đề xuất của Đức về một nền hòa bình dựa trên thương lượng thể hiện một lợi thế đáng kể so với bất kỳ nỗ lực nào khác nhằm đạt được một giải pháp được thực thi bằng quân sự. Do đó, việc tích cực chấp nhận đề xuất hòa bình này là vì lợi ích riêng của EU và các quốc gia thành viên. Và đề xuất hòa bình của Đức nên được chấp nhận như một cơ hội cho phép thay đổi chính sách của mình để đạt được hòa bình này đồng thời tránh xa việc ủng hộ một cuộc chiến tiếp diễn.
Đề xuất hòa bình của Đức phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quyết định của LHQ trong việc thực hiện đề xuất này. Theo đề xuất, khuôn khổ cho một lệnh ngừng bắn toàn diện sẽ được quyết định tại Hội đồng Bảo an LHQ, trong khi việc giám sát việc phi quân sự hóa các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát và việc phân chia lực lượng quân sự dọc theo ranh giới ngừng bắn sẽ được thực hiện và đảm bảo bởi lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo sẽ diễn ra dưới sự bảo trợ của Tổng Thư ký LHQ hoặc Cao ủy do ông bổ nhiệm. Vì LHQ, Hội đồng Bảo an LHQ và Tổng Thư ký LHQ đã đóng những vai trò khá thấp trong cuộc xung đột này nên những đề xuất trên chắc chắn sẽ bị nhiều nhà quan sát nghi ngờ.
Chưa hết, những đề xuất này đặc biệt có thể có ý nghĩa sâu rộng đối với hòa bình toàn cầu. Nó sẽ dẫn đến sự phục hồi vai trò của tổ chức thế giới này, một cơ quan không thể thiếu và là trung tâm để duy trì hòa bình thế giới. Điều đó có nghĩa là trong phạm vi LHQ, các đề xuất và sáng kiến hòa bình khác nhau của các quốc gia thành viên có thể kết hợp với nhau, không phải với tư cách cạnh tranh mà là các thành phần củng cố lẫn nhau vì hòa bình.
Hai nước điều chiến đấu cơ, hứa giúp Niger nếu bị can thiệp
Burkina Faso và Mali tuyên bố triển khai chiến đấu cơ giúp chính quyền quân sự Niger trước nguy cơ bị nước ngoài can thiệp.
Anadolu ngày 19/8 cho biết, Mali và Burkina Faso đã triển khai một nhóm máy bay chiến đấu tới Niger, động thái thể hiện sự đoàn kết với chính quyền quân sự ở Niamey trong trường hợp Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) can thiệp vào tình hình Niger.
Burkina Faso và Mali tuyên bố triển khai chiến đấu cơ giúp chính quyền quân sự Niger. Ảnh: Anadolu
Cùng ngày, tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger khẳng định, "mọi nỗ lực can thiệp quân sự nhằm vào Niger sẽ không phải là cuộc dạo chơi trong công viên như nhiều người lầm tưởng".
Lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cũng tuyên bố khởi đầu 30 ngày "đối thoại toàn quốc" để xây dựng những đề xuất nhằm thiết lập nền tảng cho "đời sống hiến pháp mới".
Các động thái trên xuất hiện sau khi Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS Abdel-Fatau Musah tuyên bố khối "sẵn sàng hành động ngay khi có lệnh" sau cuộc họp của chỉ huy quân sự các nước thành viên ECOWAS ở thủ đô Accra của Ghana.
"Ngày can thiệp (vào Niger) cũng đã được ấn định. Chúng tôi nhất trí và điều chỉnh những điều kiện cần thiết cho sự can thiệp", ông Musah nói.
Tuy nhiên, quan chức ECOWAS khẳng định, khối Tây Phi vẫn đang tìm cách đối thoại với các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger và không từ bỏ các nỗ lực ngoại giao. Một phái đoàn của ECOWAS sau đó đã đến Niger, nhưng chưa rõ hiệu quả.
Tướng Tiani ngày 26/7 chỉ huy lực lượng cận vệ tổng thống Niger tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Tiani sau đó đứng đầu chính quyền quân sự.
Tuần trước, phe đảo chính Niger tuyên bố thành lập chính phủ mới do ông Ali Mahaman Lamine Zeine làm Thủ tướng. Các tướng Salifou Modi và Mohamed Toumba, có vai trò chính trong đảo chính, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ.
Sau khi bị lật đổ, ông Bazoum bị chính quyền quân sự quản thúc tại tư dinh và không xuất hiện kể từ đó đến nay. Stephane Dujarric, người phát ngôn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, gần đây xác nhận, Tổng thống bị lật đổ của Niger vẫn còn sống.
Các nhà quan sát lo ngại nguy cơ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger có thể khiến tình hình an ninh ở khu vực Nahel diễn biến xấu đi
Một triệu người Ba Lan đổ xuống đường phản đối chính phủ Phe đối lập ở Ba Lan cho biết 1 triệu người Ba Lan đã tuần hành phản đối chính phủ, trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử ở nước này đang đến rất gần. Một số lượng lớn người dân Ba Lan đã tập trung tại trung tâm thủ đô Warsaw vào ngày 1.10 để tham gia cuộc tuần hành do lãnh đạo...