Đi thi sớm, tranh thủ ôn bài
Sáng nay 4/7, các thí sinh bước vào môn thi đầu tiên của đợt 1 kỳ thi đại học năm 2012. Nhiều thi sinh đến trường thi từ sớm, tranh thủ ôn lại bài trước thi vào phòng thi môn Toán.
Tại Hội đồng thi trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, mới 5 giờ 15 phút sáng nhưng nhiều thí sinh đã có mặt ở đây. Các thí sinh đều cho biết, hôm nay là môn thi đầu tiên nên rất hồi hộp, đi sớm tranh thủ xem lại bài cho yên tâm.
Đi sớm tranh thủ xem lại bài. (Ảnh Khánh Hồng)
Thí sinh tên Thảo, quê ở Điện Bàn (Quảng Nam) thi vào ngành Môi trường cho biết: “Sáng nay, hai ba con em dậy từ lúc 4 giờ sáng, chuẩn bị giấy tờ, ăn sáng xong chạy ra là đến đây là 5 giờ kém. Vì là môn thi đầu tiên nên em cũng hơi lo lắng, tranh thủ đi sớm kẻo lỡ hư xe dọc đường và còn có thời gian để xem lại bài nữa”.
Các thí sinh đều cùng chung tâm trạng lo lắng, hồi hộp trước môn thi đầu tiên. (Ảnh: Khánh Hồng)
Cùng chung tâm trạng, thí sinh Hạnh cũng thi vào ngành Môi trường cho biết: “Em ở Quế Sơn (Quảng Nam), ra đây từ hôm kia, thuê trọ ở gần chợ Hòa Khánh. Tuy từ chỗ trọ đến địa điểm thi xong không xa nhưng hôm nay là môn thi đầu tiên nên em lo đi sớm, lỡ có chuyện gì xảy ra thì còn có thời gian mà khắc phục”.
Trong sáng nay, nhìn chung giao thông Đà Nẵng thông suốt, thời tiết đẹp.
Thời tiết tại Cần Thơ sáng nay mát dịu, phần nào làm cho các sĩ tử cảm thấy nhẹ nhàng khi bước vào phòng thi.
Tại các điểm thi, nhiều thí sinh đến từ rất sớm để ôn lại bài vở. Nhiều phụ huynh lo sợ kẹt xe nên đưa con đi từ tờ mờ sáng. Ông Nguyễn Văn Que (quê Bạc Liêu) cho biết: “Điểm thi của thằng con cách chỗ ở hơn 2km, đường lại khá nhỏ nên mới 5h sáng tôi chở con đến trường thi, lúc đó tôi đã thấy đông đảo phụ huynh và thí sinh đã đến trước rồi”.
Thí sinh Cần Thơ bước vào buổi thi đầu tiên. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Có mặt tại điểm thi THCS Trần Ngọc Quế (quận Cái Răng), qua trò chuyện với các thí sinh, nhiều thí sinh cho hay dù ở gần nhưng cũng đi sớm để lấy tinh thần thoải mái. Em Nguyễn Văn Nghi (quê Cà Mau) cho biết: “Sáng em đi bộ chỉ chừng hơn 500m, đến trường sớm để tranh thủ ôn lại mấy công thức tính toán”.
Qua quan sát của PV Dân trí, không ít thí sinh có tâm trạng lo lắng trước khi bước vào phòng thi. Em Nguyễn Văn Đương thi ở Trung tâm ĐH tại chức Cần Thơ nói: “Dù chưa vào phòng nhưng em cứ phập phòng, tim đập liên hồi. Em lo quá không biết đề sẽ ra thế nào nữa”.
Tình hình giao thông sáng nay tại Cần Thơ tương đối tốt. Nhìn chung không có em nào đến trễ vì bị kẹt xe.
Ngày từ 5h30 sáng nay 4/7, các công trường tại 12 địa điêm thi của ĐHThái Nguyên đã tâp nâp thí sinh và người nhà thí sinh đên dự thi.
Các phụ huynh đưa con đên sớm, vì 6h30 các sĩ tử phải có mặt tại phòng thi. Vẻ mặt lo lắng hiên rõ trên các bâc phụ huynh cho môn thi đâu tiên kéo dài trong 3 giờ đông hô.
Video đang HOT
Bác Hoàng Văn Kiên, quê ở Bắc Giang có con thi tại địa điêm trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên, tâm sự: “Hai bô con dây chuân bị đô từ lúc 4 giờ sáng, tôi qua tôi không ngủ được vì lo cho cháu quá. Hi vọng vào phòng thi cháu làm bài thât tôt”.
Công trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên trước giờ thi môn Toán. (Ảnh: Thanh Luân)
Còn cô Nguyên Thị Hương, quê ở Thái Nguyên, cho biết: “Sáng nay 2 mẹ con đi từ sớm đê đên trường kịp thời gian vào phòng dự thi. Giờ em nó vào thi rôi, cô chỉ biêt ngôi ngoài này đợi và hi vọng con mình làm bài thât tôt”.
Chuân bị giây tờ đê vào thi môn Toán. (Ảnh: Thanh Luân)
Trân Thị Thủy, quê ở Vĩnh Phúc, thi tại địa điêm trường CĐ Y tê Thái Nguyên tâm sự: “Em cảm thây hơi run, chưa bao giờ em cảm thây lo lắng như vây. Vào phòng thi em sẽ cô gắng làm bài thât tôt”.
Sáng sớm nay 4/7, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), mặc dù đang vào đầu mùa mưa nhưng tiết trời khô ráo kèm những cơn gió nhẹ đã tạo nên một bầu thời tiết khá lý tưởng cho sĩ tử “vượt vũ môn”.
Thí sinh dự thi ĐH Tây Nguyên đi thi trong tiết trời khô ráo. (Ảnh: Viết Hảo)
Khoảng 6 rưỡi sáng nay, hầu hết các thí sinh đều có mặt tại các điểm thi, chuẩn bị dụng cụ bút mực, máy tính, giấy báo dự thi trước khi giám thị gọi vào phòng thi. Nhiều em thể hiện rõ sự tự tin, quyết tâm đạt điểm cao trong môn thi đầu tiên.
Thí sinh đến sớm đợi giám thị gọi vào phòng thi. (Ảnh: Viết Hảo)
Sĩ tử Nguyễn Hoài Lâm (quê Gia Lai) tự tin cho biết: “Nhiều khả năng em làm môn Toán trên 7 điểm. Vì trong 3 môn: Toán, Lý và Hóa thì Toán em học trội nhất”.
Thí sinh Lê Thị Thu Hoài (quê Kon Tum) quyết tâm: “Em sẽ thi đỗ Đại học bằng được, ngay môn Toán đầu tiên chắc chắn phải trên 6 điểm mới có nhiều cơ hội đi tiếp. Gia đình, thầy cô rất hy vọng vào em. Em sẽ cố gắng hết mình”.
Giám thị tại ĐH Tây Nguyên gọi thí sinh vào phòng thi. (Ảnh: Viết Hảo)
Theo ghi nhận chung của PV, tất cả các hội đồng thi đều đảm bảo công tác an ninh, giữ xe, nước uống và y tế. Ngay trước cổng trường ĐH Tây Nguyên có đến 10 chiến sỹ công an giao thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với lực lượng công an giao thông thành phố Buôn Ma Thuột có mặt từ lúc 5 giờ 30 để điều tiết giao thông, nhìn chung không có tình trạng ách tắc đường cục bộ.
Theo số liệu thống kê của phòng Đào tạo Đại học – Trường ĐH Tây Nguyên, trong sáng nay 4/7, sẽ có hơn 6.750 thí sinh dự thi đợt 1 đến 8 điểm thi trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột thi môn Toán. Đợt 1, trường huy động 670 cán bộ coi thi và phục vụ công tác thi với 261 phòng thi tại 8 điểm thi.
Sáng nay, cùng với thí sinh cả nước, hơn 217.000 thí sinh tại TPHCM bước vào ngày thi ĐH đầu tiên. Lo lắng tình trạng bị kẹt xe, nhiều thí sinh có mặt tại điểm thi từ lúc 4, 5g sáng. Nhiều thí sinh tỏ ra hồi hộp khi bước vào kỳ thi trọng đại.
Chưa đến 5g sáng nhưng tại HĐT trường ĐH Công nghiệp TPHCM các thi sinh đã có mặt rất sớm. Bước vào môn thi đầu tiên nên tâm lý của nhiều thí sinh cũng như phụ huynh tỏ ra lo lắng. Nhiều em lúc này mới tranh thủ ăn sáng nhưng tâm trạng hồi hộp, nhiều em bỏ luôn bữa sáng. Một số em dù chưa thi nhưng đã tỏ ra mệt mỏi.
Thí sinh TPHCM lo lắng trước khi thi môn đầu tiên. (Ảnh: Hoài Nam)
Thí sinh Cao Việt Anh, thi vào khoa Công nghệ Thông tin (trường ĐH Công nghiệp TPHCM) chia sẻ, có thể vì quá lo lắng nên lúc này em cảm thấy tâm trạng không được vui. “Hôm qua đến làm thủ tục thi em rất hứng khởi. Nhưng không hiểu từ đêm qua em lại thấy nặng nề trong người. Có thể do chưa nhập cuộc nên em hồi hộp quá chăng”, Việt Anh tự động viên.
Cùng với sự hồi hộp của thí sinh, các phụ huynh cũng lo lắng không kém. Họ hướng về phòng thi của con, nhiều người còn theo con vào tận phòng thi. Bác Lê Văn Bảo, phụ huynh của em Lê Phùng Hưng cho hay, sáng sớm nay cả hai cha con đều nhấp nhổm. Đầu tiên bác Bảo dự tính chỉ đưa con đến cổng rồi ra ngoài chờ nhưng thấy nhiều phụ huynh khác vào trong nên chú cũng đưa con vào phòng thi. Bác Bảo thổ lộ: “Đây là năm thứ hai cháu Hưng thi. Mình đã có kinh nghiệm hơn nhiều người mà vẫn cứ lo, bởi năm nay cháu ôn rất kỹ, mình hy vọng nhiều lắm!”.
Giám thị tại TPHCM kiểm tra giấy tờ thí sinh trước khi vào phòng thi. (Ảnh: Hoài Nam)
Đặc biệt, để tránh tình trạng kẹt xe như ngày làm thủ tục hôm qua, hôm nay đoạn đường Nguyễn Văn Bảo, trước HĐT ĐH Công nghiệp đã được ngăn lại không cho xe vào nên khá thông thoáng. Các thí sinh tại điểm thi này cứ thoải mái đi bộ vào trường thi mà không lo cảnh chen lấn.
Đường Nguyễn Văn Bảo, trước HĐT ĐH Công nghiệp TPHCM sáng nay đã thông thoáng. (Ảnh: Hoài Nam)
Tuy nhiên, khu vực Thủ Đức, nơi diễn ra hội đồng thi của các trường Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Giao thông Vận tải, Cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, Kinh tế Luật… lại trong tình cảnh trái ngược. Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phụ huynh và học sinh đã kéo về đây để kịp giờ thi. Tại một số điểm như xa lộ Hà Nội đoạn qua ngã tư thủ đức, Suối Tiên, ngã ba 621 dẫn vào làng Đại học Thủ Đức… bị kẹt xe nghiêm trọng. Đường Võ Văn Ngân, Đặng Văn Bi lưu lượng xe qua lại nhiều nên cũng xảy ra tình trạng ách tắc.
Tại hội đồng thi của trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TPHCM), nhiều thi sinh đến phòng thi trễ, tuy nhiên vẫn trước giờ phát đề thi.
* Tiếp tục cập nhật
Nhóm PV
Theo dân trí
Sĩ tử ngủ đêm tại phòng thi đại học
Tại trường THCS Quang Trung (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), phụ huynh và thí sinh có thể ăn, ngủ ngay tại địa điểm thi.
Kim Anh (bên phải) đang ôn bài tại phòng thi.
22h ngày 2/7, tại trường THCS Quang Trung (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), điểm thi của Đại học Thương mại, phòng học vẫn sáng rực ánh đèn. Bên trong, các thí sinh ngồi ôn bài, bên cạnh là các bậc phu huynh đang sắp xếp lại hành lý hoặc nằm trên bàn nghỉ ngơi.
Bạn Kim Anh (quê Nam Định) cho biết: "Lần đầu tiên lên Hà Nội lại nhận được sự chia sẻ từ những người xa lạ, em thấy ấm lòng lắm, cảm giác lo lắng không còn, em đã yên tâm vào phòng thi".
Hiệu trưởng THCS Quang Trung - bà Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: "Tôi cũng có con cháu đi thi đại học. Năm nào đọc báo, nghe đài cũng thấy cảnh nhà trọ, nhà nghỉ đua nhau "chặt chém" thí sinh mà buồn, chỉ muốn làm cách nào chia sẻ bớt với thí sinh ở xa lên Hà Nội dự thi".
Mỗi thí sinh và người nhà thuê trọ chỉ với mấy chục nghìn đồng, số tiền này được dành cho các bảo vệ của trường, còn tiền điện nước, trường không tính, coi như cùng chia sẻ với thí sinh.
Bà Dung cho biết thêm: 5h sáng mỗi ngày, thí sinh và người nhà sẽ phải gửi đồ tại một phòng riêng do bảo vệ trường giữ chìa khóa. Sau đó, phòng thi kiêm phòng ngủ "dã chiến" được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo an toàn trước khi buổi thi bắt đầu.
Sĩ tử làm quen với phòng thi sớm.
Chăm chỉ học bài khi vừa đến Hà Nội.
Các bậc phụ huynh cũng nghỉ lại đây cùng với sĩ tử.
Hầu hết các em đều căng thẳng trước khi bước vào kỳ thi.
Theo Vietnamnet
Các trường ĐH khó xác định máy thu - phát trong phòng thi Quy định mới của Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi... Điều này đã làm khó cho các trường đại học. Cán bộ coi thi đối chiếu ảnh với thí sinh dự thi đại học...