Đi sống
Hôm nay 11-5, học sinh tiểu học ở TP.HCM, Hà Nội và những tỉnh, thành cuối cùng sẽ trở lại trường sau kỳ “nghỉ tết” kỷ lục hơn 3 tháng.
Học sinh các địa phương đã quay trở lại trường, lớp – Ảnh: TTO
Học sinh trở lại trường trong râm ran tiếng ve, thời điểm mà bình thường thì mọi hoạt động của năm học đang đi vào giai đoạn cuối cùng; quỹ thời gian dành cho năm học không còn nhiều trong khi nhiệm vụ phải hoàn thành chương trình, thi cử, đánh giá, xếp loại học sinh vẫn hiển hiện.
Trong bối cảnh đó, lo lắng, sốt ruột là có thật, nhưng nhất định không thể biến điều đó thành một cuộc đua bằng mọi giá phải hoàn thành chương trình, đạt điểm số giỏi, thành tích cao, để rồi trẻ thơ tiếp tục phải “lối cũ ta về”: học chính, học thêm, học đêm, học ngày, học bồi dưỡng, học trung tâm…
Hai ngày cuối tuần qua, nhiều phụ huynh ở TP.HCM băn khoăn với chỉ đạo của Sở GD-ĐT về tổ chức cho học sinh đi học lại, trong đó có nội dung “bố trí các hoạt động dạy học trực tiếp cả ngày thứ bảy, cả hai buổi sáng – chiều, kết hợp việc dạy trực tuyến, học qua truyền hình, có kế hoạch phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu, đảm bảo hoàn thành tốt chương trình năm học 2019 – 2020″.
Video đang HOT
Có thể thông cảm cho phụ huynh khi cho rằng cách sắp xếp dạy học như vậy là quá dày đặc, nặng nề với học sinh, nhất là khối tiểu học. Phụ huynh giờ đã phần nào thay đổi nhận thức về sự học của con, rằng kiến thức, chữ nghĩa không phải là tất cả, con em họ cần có tuổi thơ, cần được sống, và bên cạnh kiến thức thì còn nhiều kỹ năng cần thiết khác.
Cũng cần cảm thông cho Sở GD-ĐT TP.HCM vì sự sốt ruột, lo lắng cho kế hoạch năm học, khi thời gian vật chất dành cho năm học không còn nhiều. Tuy nhiên, nỗi lo này đã phần nào được hóa giải khi Bộ GD-ĐT kịp thời tinh giản nội dung, chương trình học.
Và mới đây nhất, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, khi đi kiểm tra tình hình đi học trở lại ngày 4-5, đã khẳng định “có thể để lại một số nội dung dạy học sang đầu năm học mới” nếu như việc tổ chức dạy học vẫn gặp khó khăn. Ông Nhạ cũng khuyến cáo công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyên môn trong nhà trường phổ thông thời gian này cũng không nên quá nặng nề, gây căng thẳng cho thầy, trò…
Học tập vốn là một phần không thể tách rời trong đời sống trẻ thơ, cho nên có thể nói các em đi học cũng chính là đi sống, đi thực hiện cuộc sống bình thường của mình.
Tuy nhiên, cuộc sống bình thường đó đã không còn bình thường nữa, sau đại dịch COVID-19, với nhiều thay đổi, phát sinh. Đó vẫn là một cuộc sống không thể tránh khỏi áp lực của kiến thức, chữ nghĩa, điểm số, tuy nhiên chắc chắn đã không còn nặng nề, như trước đây, khi chính ngành giáo dục đã tinh giản chương trình cho phù hợp với tình hình mới.
Nhà sư phạm lỗi lạc người Mỹ John Dewey có câu nói nổi tiếng: “Education is not preparation for life; education is life itself” (tạm dịch “Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống”).
Trẻ em đi học chính là đi sống, chứ không phải đi đua điểm số, thành tích, thứ hạng. Sự học của trẻ vì vậy không thể là trang sức của gia đình, nhà trường và xã hội, mà chính là cuộc sống của các em.
Giá trị của lời khen
Dự thảo thông tư quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học đang được Bộ GDĐT lấy ý kiến rộng rãi, thu hút sự quan tâm của của nhiều phụ huynh.
Theo đánh giá chung, việc đưa vào những nội dung mới trong đánh giá và xếp loại HS tiểu học là phù hợp với việc chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT mới tới đây.
Khen ngợi giúp trẻ em tự tin hơn. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Trên thực tế, hiện việc đánh giá HS vẫn còn nặng về hình thức, nặng về kết quả học tập hơn là lưu tâm tới phẩm chất và năng lực của các em. Theo tinh thần dự thảo thông tư mới, việc đánh giá sẽ tiếp tục thực hiện kết hợp giữa đánh giá thường xuyên (bằng lời nói hoặc viết nhận xét), đánh giá định kỳ (bằng điểm số kết hợp với nhận xét) và tổng hợp đánh giá. Cùng với giáo viên, HS và phụ huynh đều được tham gia vào quá trình đánh giá.
Trong quy định về khen thưởng HS, dự thảo có đề cập đến hình thức "thư khen". Cụ thể, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những HS có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. Điều này nhằm động viên kịp thời HS, giúp các em có thêm động lực cùng nhau rèn luyện tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức để không ngừng tiến bộ.
Theo các chuyên gia, mục "thư khen" trong đánh giá HS tiểu học là điểm rất đáng ghi nhận. Cho dù hình thức khen ngợi, thư khen, quà tặng... đã được nhiều giáo viên, nhiều trường thực hiện, nhưng rõ ràng việc đưa vào quy định, trở thành một tiêu chí đánh giá cũng là một điều cần thiết, phù hợp với việc triển khai đồng bộ chương trình mới. Những lời khen ấy tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, nghị lực với các em. Nhất là với những học sinh có hoàn cảnh còn khó khăn, hoặc yếu thế có thể chưa đạt được mức điểm số như kỳ vọng.
Trước đó, sau khi dư luận phản ánh nhiều vấn đề bất cập của Thông tư 30, việc khen thưởng HS tiểu học hiện nay theo quy định tại Điều 16, Thông tư 22 ngày 22/9/2016, đề cập rất rõ các trường hợp khen thưởng cho HS cuối năm học. Tuy nhiên, theo ghi nhận việc khen thưởng HS cuối năm ở một số cơ sở giáo dục thực hiện chưa đúng với quy định của Thông tư.
Vẫn còn xảy ra tình trạng khen tràn lan, khen không đúng đối tượng hoặc không đúng nội dung khen. Ngược lại cũng có những trường hợp giáo viên quá cứng nhắc trong việc cấp giấy khen, đơn cử như những em có thể không học giỏi, nhưng có những phẩm chất tốt như biết giúp đỡ bạn, tích cực tham gia ủng hộ từ thiện hoặc những hoạt động xã hội của nhà trường... đã không được nhận giấy khen.
Nhiều kỳ vọng đang được đặt ra với việc đổi mới đánh giá HS tiểu học- chí ít là nhìn từ góc độ lời khen. Trẻ coi lời khen ngợi là một phần thưởng. Ý thức tích cực về bản thân là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà người lớn có thể tặng cho trẻ. Trẻ em có lòng tự trọng cao, cảm thấy được yêu thương, có năng lực và hạnh phúc. Chính vì thế, lời khen ngợi cũng góp phần phát triển kỹ năng sống tốt hơn cho trẻ.
Vi Cầm
Đánh giá và xếp loại HS tiểu học: Cần thống nhất khi thực hiện Góp ý cho dự thảo thông tư quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học, nhiều giáo viên, nhà quản lý cho rằng, việc ban hành thông tư trong thời gian tới sẽ phù hợp, đồng bộ, thống nhất với việc thực hiện Chương trình GD phổ thông 2018 vào năm học tới. Học sinh tiểu học tại TP.HCM tham gia...