Đi Nhật vài năm, về VN cái gì cũng lạ, TikToker khẳng định không lố
Là một quốc gia đang trên đà phát triển, Việt Nam “chuyển mình” theo từng ngày, thậm chí là từng phút, từng giây.
Bởi vậy, đối với nhiều du học sinh, người lao động đã có thời gian dài sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài, sau khi trở về nước sẽ rất dễ bị “sốc văn hóa ngược”. Tiêu biểu là nam TikToker nổi tiếng Snooppi (tên thật là Trọng Nghĩa, SN 1994), anh chàng đã vô cùng bất ngờ với bộ mặt mới của quê hương khi trở về thăm nhà sau 3 năm ở Nhật. Tuy nhiên, thái độ ngạc nhiên của anh chàng cũng nhận về không ít ý kiến trái chiều vì nhiều người cho rằng anh chàng đang quá “ố dề”.
Sau 3 năm kể từ lần cuối về Việt Nam, hot TikToker Trọng Nghĩa đã có dịp trở lại quê hương.
Được biết, Trọng Nghĩa đã sinh sống và làm việc tại Saitama, thành phố giáp ranh với Tokyo đến nay là năm thứ 6. Ba năm gần đây vì bùng dịch nên anh chưa có cơ hội được về thăm nhà. Gần đây, khi mọi thứ dần ổn định hơn, Trọng Nghĩa đã có dịp trở về Việt Nam sau 3 năm xa quê hương. Tuy nhiên, khi hot TikToker sở hữu 2 triệu người theo dõi này làm clip chia sẻ về những điều anh thấy “sốc” khi về Việt Nam, bên cạnh đa số ý kiến đồng cảm, nhiều người lại cho rằng anh đang “làm lố” vì “3 năm thì có gì mà thay đổi”.
Anh chàng đã làm clip chia sẻ về sự bất ngờ, thích thú của mình trước sự thay đổi “chóng mặt” của Việt Nam.
Bên cạnh đa số ý kiến đồng cảm, nhiều người lại cho rằng anh đang “làm lố”.
Cụ thể, trong đoạn clip mới nhất được Trọng Nghĩa đăng tải trên “Tóp Tóp”, anh chàng đã không ngừng cảm thán về sự đổi thay của quê nhà: “Thật sự với các bạn luôn, tôi quá bất ngờ luôn, trong vòng có 3 năm thôi mà Việt Nam mình thay đổi một cách chóng mặt, đến độ mà tôi không còn nhận ra nữa các bạn ạ”. Và mở đầu đoạn clip, Trọng Nghĩa cũng tỏ ra vô cùng vui vẻ và phấn khích khi được trải nghiệm đi “‘ xe ôm công nghệ”.
Cảm xúc hào hứng của Trọng Nghĩa khi được trải nghiệm đi xe ôm công nghệ.
Ngoài ra, anh chàng cũng vô cùng thích thú với sự thay đổi của văn hóa đi xe khách tại Hà Nội: “Cái thời mà tôi còn đi học đại học ở Việt Nam ấy, mỗi một lần đi từ Lạng Sơn lên Hà Nội ấy, xe khách người ta nhồi nhét kinh khủng luôn. Nhưng mà bây giờ, người ta chỉ nhận đủ khách người ta đi thôi”. Cũng chính trải nghiệm đi xe khách này đã khiến anh cảm nhận được sự thân thiện của con người Việt Nam, những câu nói quan tâm mà người Việt dành cho nhau, điều mà anh ít thấy ở Nhật.
Chính việc đi xe khách đã khiến anh nhận ra nhiều sự thay đổi của Việt Nam.
“Trên xe nhớ, toàn những người xa lạ thôi nhưng ngồi nói chuyện với nhau rất thân thiết. Chả là đi cùng xe tôi có một ông vừa mới uống đồ có cồn, xong rồi đi lên xe. Mọi người cũng nói là anh này say rồi đấy, lần sau uống ít thôi có tuổi rồi. Quan tâm nhau đến từng cái sức khỏe các bạn ạ. Rồi có một bà mẹ ẵm 2 con lên xe, mọi người cũng khen ôi cháu này đáng yêu thế. Đấy là một trong những hình ảnh mà tôi dám đảm bảo với các bạn luôn, không thể tìm được ở Nhật”, Trọng Nghĩa bộc bạch.
Video đang HOT
Sự thân thiện của người Việt là điều anh không thấy ở Nhật.
Bên cạnh tình người, nam TikToker cũng cảm thấy bất ngờ khi đường phố, nhà cửa, phòng ốc tại Việt Nam đẹp và hiện đại hơn ngày xưa rất nhiều. Và quan trọng hơn, đó là khi anh đi ngoài đường và được nghe thấy tiếng Việt: “Nó vừa thân thuộc mà nó vừa kỳ lạ với tôi các bạn ạ. Tôi bắt grab đi lòng vòng Hà Nội, tối nói chuyện với anh chị lái xe, tôi vui các bạn ạ. Dễ thương, dễ thương “. Anh chàng cũng nhấn mạnh trong phần cuối của đoạn clip: “Mong mọi người đừng “đáp đá” hay gì, vì đó đơn giản chỉ là trải nghiệm của tôi thôi”.
Cảm giác lạ lẫm nhất với anh là được đi ngoài đường và nghe thấy tiếng Việt.
Anh chàng cũng nhấn mạnh đây chỉ là cảm nhận cá nhân.
Sau khi đoạn clip “viral” và nhận về đến hơn 2 triệu lượt xem, khán giả đã để lại nhiều luồng ý kiến trái chiều và một trong số đó cho rằng anh chàng đang “làm lố” để “câu view”. Đáp lại nghi vấn này, mới đây, Trọng Nghĩa đã chia sẻ với Tiin: “Em nghĩ là các bạn chưa đi xa nên các bạn chưa cảm thấy là Việt Nam mình nó hay. Nói thật là đối với em bây giờ Việt Nam rất lạ và em đang muốn tìm hiểu từng tí một. Cái này nó là sự thật, nó xuất phát từ em chứ không phải em làm để ‘câu view’”.
Trọng Nghĩa khẳng định bản thân không làm clip để “câu view” và anh muốn tìm hiểu những điều mới ở Việt Nam từng tí một.
Đồng thời, anh cũng tâm sự: “Lúc em đi mọi thứ còn chưa như này, đến cả cái tàu nó còn chưa chạy. Bây giờ em thấy có cả tàu, rồi ăn uống cũng rất là ngon. Đấy ngày hôm qua em cũng chia sẻ clip đi ăn, em rất khó hiểu sao mọi người lại chê, vì em thấy nó rất ngon”.
Đối với Trọng Nghĩa, view không quan trọng bằng cảm nhận thật sự của anh. Bên cạnh đó, hot TikToker hiểu lý do tại sao lại có người đặt ra nghi vấn như vậy: “Những cái gì gần mọi người quá nên mọi người không tôn trọng thôi, không thấy quý trọng. Nhưng mà đối với những người sống ở nước ngoài, xa những cái gần gũi thì người ta thấy rất là quý trọng”.
Giống với Trọng Nghĩa, nam YouTuber nổi tiếng Tô Tôn Thành (SN 1993) – chủ nhân của kênh YouTube “A Sính đi Đại Hàn”, một du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc cũng cảm nhận được sự thay đổi “không tưởng” của quê hương. Anh chàng cũng làm một đoạn clip ngắn, chia sẻ rằng bản thân “không nhận ra” Việt Nam, đặc biệt là thành phố Thủ Đức sau nhiều năm xa quê hương.
Tôn Thành không nhận ra quê hương sau nhiều năm sinh sống và làm việc tại Hàn.
“Tôi đâu có tưởng tượng cảnh nhà phố thì xếp xếp xếp, còn xe hơi thì chồng chồng chồng như vậy. Còn đường thì ta nói, trời ơi 8 làn, 10 làn. Lúc mà anh xe ôm mới chở tôi vô, tôi còn nghĩ trời đường này để người ta đua xe hay gì trời”, Tôn Thành chia sẻ . Anh cũng cho biết, sự thay đổi mà mình cảm nhận được chủ yếu đến từ cơ sở hạ tầng. “Ở nước ngoài có mấy năm thôi ai ngờ Sài Gòn lại thay đổi nhanh vậy đâu. Ý là ngoại hình thôi chứ cái nết vẫn y chang vậy nha, nhất là cái nết mưa, bước ra ngoài là mưa còn mặc áo mưa là tạnh”, nam YouTuber bông đùa.
Điều khiến anh bất ngờ nhất là cơ sở hạ tầng hiện đại, nhà xe san sát.
Nữ du học sinh xinh đẹp tiết lộ chi phí sinh hoạt tại Pháp, con số thấp đến không tưởng
Cô nàng du học sinh này đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tiết lộ những khoản chi tiêu của mình tại Pháp.
Đối với sinh viên Việt Nam nói riêng, và sinh viên quốc tế nói chung, Pháp là một vùng đất hứa nơi ta bắt gặp một rừng cây khổng lồ: cây ngoại ngữ, cây văn hoá - du lịch, cây trải nghiệm và hơn cả là cây tri thức. Hẳn là những ai quan tâm và có dự định chọn nước Pháp là điểm dừng chân tiếp theo trên con đường học vấn của mình thì ngoài việc tìm hiểu những điều cần biết khi đi du học thì chắc chắn bạn còn muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề chi phí sinh hoạt tại đây nữa đó.
Mới đây, trên MXH TikTok xuất hiện video của một bạn du học sinh Pháp chia sẻ về chi phí sinh hoạt 1 tháng tại "đất nước ánh sáng" này. Điều khiến ai cũng ngạc nhiên đó là đời sống du học của cô bạn này "giản dị" tới mức khi tiết lộ tổng số tiền chi tiêu đều làm cho CĐM ngỡ ngàng bật ngửa.
Được biết, trong video cô nàng đã liệt kê các khoản chi phí của mình bao gồm: tiền thuê nhà 10 triệu/tháng; tiền ăn uống 1,5 triệu/tháng; tiền điện thoại 260k/tháng; tiền học miễn phí chỉ đóng phí ghi danh cho cả năm là 4,5 triệu; tiền đóng cho đời sống sinh viên và cơ sở vật chất của trường 2,5 triệu/ năm; phí thẻ ngân hàng 150k/tháng. Nếu tính tổng ra thì trừ tiền nhà cố định, cả 1 tháng cô bạn này chỉ mất thêm có 4,5 triệu VNĐ cho tất cả các khoản chi tiêu khác.
Những khoản chi tiêu mà cô bạn liệt kê trong video
Đi du học là một thử thách của mỗi học sinh, sinh viên khi rời bỏ những thứ quen thuộc và đối mặt với những điều không thể biết trước được, đặc biệt là vấn đề chi phí sinh hoạt. Bởi ai cũng biết thì chi phí du học không hề rẻ chút nào, vậy nên khi cô bạn này tiết lộ mức chi tiêu tiết kiệm và vẫn hợp lý với mức sống đắt đỏ ở nước ngoài như vậy thì đều khiến nhiều người tò mò xem nữ TikToker này đã làm bằng cách nào?
Liên hệ với chủ nhân của video, cô bạn Lê Hoàng Nhi (22 tuổi) hiện đang là cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế trường Đại học RMIT và cũng là cử nhân Kinh tế và Quản lý tại trường đại học Lumière Lyon 2 ở Pháp cho biết: "Về mức chi tiêu của bản thân mình ở Pháp thì về cơ bản mình thấy khá rẻ.
Vì mình không mất tiền học phí nên cũng đã giảm đi được một khoản khá lớn rồi. Hàng tháng thì chủ yếu sẽ phải trả tiền nhà khoảng 465 Euro (hơn 11 triệu NVĐ); khoản tiền dịch vụ điện thoại 9,90 Euro (hơn 240k), tiền thẻ di chuyển với phương tiện công cộng 25 Euro (609k), tiền đi chợ...
Bản thân mình không phải một người hay đi chơi đi ăn hàng ở ngoài nên việc cân bằng mức chi tiêu không phải là 1 vấn đề với mình. Vậy nên ngoài những chi phí cố định hàng tháng ra thì hầu như mình không có phát sinh thêm những khoản tiền nào hết".
Lê Hoàng Nhi hiện đang là cử nhân Kinh tế và Quản lý tại trường đại học Lumière Lyon 2 ở Pháp
Hoàng Nhi cũng tiết lộ thêm trong khoảng thời gian ở Pháp cô bạn có đi làm thêm ở quán Châu Á để trang trải thêm chi phí sinh hoạt bên này. "1 tuần mình sẽ làm khoảng từ 8-10 giờ và lương hàng tháng sẽ là khoảng 300 Euro (hơn 7 triệu VNĐ) và mình nhận lương smic - lương tối thiểu ở Pháp là khoảng 8 Euro/tiếng", cô bạn nói.
Hoàng Nhi tiết lộ không tiêu vào những khoản không "cần thiết" đối với bản thân
Ngoài ra cô bạn cũng chia sẻ thêm về mức sống ở Pháp thì mỗi thành phố sự đắt đỏ sẽ dao động không đáng kể.
"Ví dụ như bạn sống ở Paris thì tiền thuê nhà hàng tháng trung bình sẽ cao hơn so với ở Lyon, và các loại phí khác cũng vậy. Đối với mình thì mức chi tiêu như vậy cũng không quá ít, mình chỉ đơn giản là không shopping mua sắm, không ăn ngoài, không đi bar club, không tiêu những gì mà không phải là 'cần thiết' đối với mình.
Một điều nữa mình không nhắc tới trong video chia sẻ chi phí sống ở Pháp của mình là du lịch. Trong 3 năm học ở Pháp mình cũng có đi du lịch ở rất nhiều nơi trong những dịp nghỉ lễ. Và tiền đi du lịch cũng thường sẽ là tiền mình tự đi làm thêm và săn vé giá rẻ. Mình nghĩ đó cũng là 1 trong những lợi ích của đi du học nói chung và du học Pháp - châu Âu nói riêng đó là được trải nghiệm du lịch rất nhiều đất nước khác nhau".
Từ câu chuyện chi phí sinh hoạt của cô bạn du học sinh trên, mỗi bạn học sinh, sinh viên nên học cách quản lý chi tiêu của bản thân thật tốt, tránh tiêu xài hoang phí để có thể đảm bảo được việc học tập của mình đạt được hiệu quả tốt nhất.
"Học sinh" ngoại quốc nghỉ học vì có tình cảm với cô giáo và cái kết ngọt ngào "Gia đình mình cũng khá khó tính và rất cẩn thận. Khi bố biết mình quen một người ở Đài Loan thì rất lo lắng, tỏ ý không vui khi thấy mình đi hẹn hò", Khánh Ly chia sẻ. Chàng "học sinh" bỏ học vì nảy sinh tình cảm với cô giáo Những câu chuyện về cặp đôi vợ Việt chồng ngoại quốc...