Đi cho ngày trở về!
Buổi tuyên dương 122 du học sinh Lào, Campuchia tiêu biểu đang học tập tại TP.HCM diễn ra giản dị, ấm cúng như cảm nhận của các bạn về những ngày học tập ở Việt Nam.
Từ phải qua: Bí thư Thành đoàn TP.HCM Phan Thị Thanh Phương tặng hoa chúc mừng sinh viên tiêu biểu Chanthasak Sonexay (Lào) và Pheng Sothyda (Campuchia) – Ảnh: Q.L.
Bởi người dân thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khi mình cần giúp mà bạn Pheng Sothyda tâm tình tại buổi họp mặt.
Sau một năm học tại Trường Dự bị đại học TP.HCM, cô gái Campuchia ấy nói tiếng Việt khá rõ, có lẽ một phần cũng nhờ mang trong mình hai dòng máu Việt – Campuchia. Sothyda từng rất bỡ ngỡ những ngày đầu mới qua bởi bất đồng ngôn ngữ, cả những khác biệt văn hóa, lại nhớ nhà.
“Nhưng mọi thứ qua nhanh, các anh chị đi trước rủ tham gia hoạt động, giao lưu để hiểu hơn văn hóa, phong tục Việt Nam, mình chẳng còn thời gian để nhớ nhà nữa” – Sothyda tâm sự.
Video đang HOT
Cô bạn ấy rời đất nước chùa tháp qua Việt Nam với học bổng du học ngành y, và có nguyện vọng vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, muốn “trở thành bác sĩ, quay lại quê nhà cùng kiến thức được học để cứu người”! Đi học để trở về phục vụ quê nhà cũng là tâm nguyện luôn hiện diện trong suy nghĩ mỗi bạn khi rời quê sang Việt Nam đi học.
Như chia sẻ của chàng trai Chanthasak Sonexay (Lào), vừa tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, rằng mình sẽ về nước làm việc. “Trong dự định, sau một thời gian làm việc, vận dụng kiến thức đã học góp sức cùng quê nhà, khi có điều kiện mình sẽ quay lại Việt Nam học cao hơn” – Sonexay cho biết.
Và nhiều bạn đã quay lại học cao hơn. Như Phonemany Sisanamoungkhoun (Lào) hiện đang học song song cao học hai ngành dược lý – dược lâm sàng (Trường ĐH Y dược TP.HCM) và quản lý công (Học viện Hành chính quốc gia).
Giám đốc ký túc xá sinh viên Lào Ông Thị Ngọc Linh cho biết nhiều bạn tích cực hoạt động phong trào, tận tình hỗ trợ đàn em, học tốt và còn cùng nghiên cứu khoa học với sinh viên Việt Nam.
Hiện có hơn 900 du học sinh hai nước bạn đang sinh sống tại TP.HCM, theo học ở 27 trường với nhiều chuyên ngành. Các bạn sống trong ký túc xá, riêng ký túc xá sinh viên Lào (Q.3) có hơn 450 bạn cư trú, có hoạt động riêng và các bạn cũng tham gia một số hoạt động cùng sinh viên TP.
Vài năm trở lại đây còn có chương trình tầm soát sức khỏe hằng năm cho các bạn. 24 bạn còn tham gia chương trình nhận gia đình nuôi tại TP.HCM với mong muốn mang lại bầu không khí gia đình ấm cúng cho những đứa con xa quê.
Tổng lãnh sự Campuchia tại TP.HCM Sok Dareth chia sẻ ông đánh giá cao sự hỗ trợ nghĩa tình của lãnh đạo TP khi tạo rất nhiều điều kiện cho các bạn du học sinh học tập, sinh sống. Ông nói biết ơn sáng kiến tuyên dương sinh viên Lào, Campuchia tiêu biểu hằng năm của Thành đoàn TP.HCM cùng ký túc xá sinh viên Lào, điều đó tạo động lực lớn giúp các bạn yên tâm học tập, rèn luyện.
Trong việc gìn giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa ba nước Đông Dương, hẳn đây là nỗ lực đáng trân trọng khi chúng ta giúp đào tạo nhân lực, sự nghiệp “trồng người” cùng nước bạn!
Học phí đại học sẽ ra sao?
Học phí bậc ĐH dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới khi nhiều trường công lập đồng loạt đổi mới cơ chế hoạt động chuyển sang tự chủ.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM - HÀ ÁNH
Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, năm học 2020 - 2021 này trường đang áp dụng học phí (HP) theo Nghị định 86 của Chính phủ (9,8 triệu đồng cho năm học 10 tháng). Ở năm học 2021 -2022, trường dự kiến vẫn thu HP theo mức trần quy định đối với trường công lập chưa tự chủ chi thường xuyên. Tuy nhiên theo ông Hạ, lộ trình dự kiến vào năm 2022 - 2023 trường này sẽ chuyển sang tự chủ.
Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chính thức tăng HP từ năm học 2021 - 2022 khi thực hiện tự chủ. Theo dự kiến, HP năm học tới khoảng 25 triệu đồng/năm cho chương trình đại trà (gấp đôi mức thu hiện nay). Theo đề án ban đầu, HP dự kiến năm học tới của Trường ĐH Kinh tế - Luật là 20,5 triệu đồng; Trường ĐH Công nghệ thông tin cũng dự kiến 25 triệu đồng cho năm 2021.
PGS-TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho hay trường này đã chính thức chuyển sang tự chủ từ năm 2018. Hiện trường đang thực hiện mức HP tạm thu của năm học 2020 - 2021 là 14,3 triệu đồng/năm (sinh viên có hộ khẩu TP.HCM) và 28,6 triệu đồng/năm (sinh viên có hộ khẩu các địa phương khác).
Trường ĐH Y Dược TP.HCM chính thức thu HP cho loại hình trường tự chủ từ năm nay. Ngành cao nhất là răng-hàm-mặt 70 triệu đồng/năm cho sinh viên khóa mới, y khoa 68 triệu đồng/năm và ngành thấp nhất 30 triệu đồng/năm. Các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%.
Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để định ra mức thu HP, nhà trường sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là khả năng chi trả của người học, sau đó là bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, mức tăng HP còn được khống chế bởi tỷ lệ phần trăm so với mức thu năm trước. PGS Điền cho biết hội đồng trường đã thông qua và áp dụng cho mức HP với sinh viên khóa mới từ năm học 2020 - 2021. Trong đó lộ trình tăng HP toàn khóa học, trung bình toàn trường là 8%, ngành cao nhất tăng 10%. Mức thu HP hiện nay của trường là khoảng 20 triệu đồng/năm.
PGS Nguyễn Hoàng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết trong thời gian qua, trường vẫn thu học phí theo Nghị định 86, nhưng không áp dụng đến trần được thu và cũng chỉ tăng 5%/năm. Riêng năm học 2020 - 2021, dù mức trần HP tăng so với năm ngoái nhưng lãnh đạo nhà trường đã quyết định không tăng, vẫn giữ mức thu như năm ngoái. Theo đó, HP đối với sinh viên khóa mới chương trình đại trà là 15,75 triệu đồng/năm; chất lượng cao là 30,45 triệu đồng/năm; đào tạo theo cơ chế đặc thù 18,9 triệu đồng/năm.
Thí sinh tăng nguyện vọng để tránh 'rớt oan' Lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu nhằm tăng số lượng nguyện vọng cao hơn so với năm trước. Trong khi đó, không ít thí sinh mất cơ hội xét tuyển vì những thiếu sót không đáng có. ThS Phùng Quán, trưởng phòng thông tin - truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (phải), tư vấn cho học sinh về...