Đi chợ “kiểu 4.0″ lên ngôi mùa dịch Covid-19
Thời dịch bệnh, nhiều người đã lựa chọn mua sắm trực tuyến hay thanh toán online thay vì tiền mặt để hạn chế lây nhiễm. Các hệ thống bán lẻ có cơ hội tung ra hàng loạt các dịch vụ mới mẻ, an toàn cho khách hàng.
Hạn chế đến nơi đông người, “đi chợ” ở nhà lên ngôi
Thế giới đang “sốt” lên vì virus corona (Covid-19) khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và có dấu hiệu lan rộng ra các nước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo hạn chế tụ tập đông người cũng chính là một cách để phòng ngừa dịch bệnh.
Dù Việt Nam đang có những biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, tuy nhiên người dân vẫn có xu hướng “ngại” đến chỗ đông người. Các hoạt động ăn uống, giải trí, mua sắm trực tiếp có phần bị giảm sút, trong khi đó các dịch vụ mua sắm trực tuyến được mùa nở rộ và phát triển.
Thực tế, theo số liệu từ Bộ Công Thương, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang đứng thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia với khoảng 40 triệu người mua sắm trực tuyến. Trung bình, người tiêu dùng Việt Nam chi 210 USD/năm cho hoạt động mua sắm online. Nhu cầu về sự tiện lợi đã làm phát sinh một loạt các sản phẩm đơn giản hóa cuộc sống như các giải pháp bữa ăn chế biến sẵn và những bữa ăn nhanh, các dịch vụ giao hàng tận nhà hoặc văn phòng và các dịch vụ giao hàng theo yêu cầu, đặc biệt trong mùa dịch này.
Anh Trần Thành Trung (Long Biên, Hà Nội) cho biết, từ ngày có thông tin dịch bệnh Covid-19, tất cả các hoạt động mua sắm của anh đều qua điện thoại di động: “Đồ ăn sẵn, quần áo, giày dép hay cả những đồ tiêu dùng hằng ngày tôi đặt hết qua mạng. Nhanh chóng, gọn nhẹ nhiều lựa chọn, bớt đến chỗ đông người được ít nào hay ít đó”.
Không muốn cả nhà ăn đồ chế biến sẵn, chị Ngô Phương Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) tìm đến siêu thị online VinMart để chuẩn bị thực phẩm cho cả nhà 4 người: “Muốn mua gì chỉ cần vào trang web, đặt hàng rồi chờ hàng ship đến. Rất thuận tiện và nhanh chóng. Mua trực tuyến còn có thêm các chương trình khuyến mại kích cầu”.
Là đơn vị đón đầu xu thế mua hàng trực tuyến, đại diện chuỗi bán lẻ VinMart cho biết từ khi dịch bệnh xảy ra, khách hàng có nhu cầu mua sắm online tăng đột biến. Bên cạnh rau, củ quả sạch từ VinEco, thịt mát MEATDeli, đồ ăn chế biến sẵn từ VinMart Cook thì các sản phẩm thiết yếu như khẩu trang y tế, nước rửa tay khô, sữa, nước giải khát, mì tôm, nước giặt, kem đánh răng… là các mặt hàng đang được khách hàng ưu tiên chọn lựa.
Website vinmart.com giúp người tiêu dùng đi siêu thị ngay tại nhà
Video đang HOT
Khách hàng cũng có thể tra cứu toàn bộ thông tin từ tên, nguồn gốc, giá cả, thương hiệu… cho tới các chương trình khuyến mại đang áp dụng trên toàn hệ thống để ra quyết định mua hàng một cách thông thái và chính xác nhất. Đại gia bán lẻ này cũng hợp tác với các hãng giao vận lớn như Grab, Go Việt… để vận chuyển tận nhà khách hàng chỉ sau 2 đến 4 giờ.
Xem giá và đi siêu thị ngay tại nhà
Trải nghiệm mua sắm “không tiền mặt”
Sự tiện lợi của mua hàng trực tuyến là không thể bàn cãi và xu thế này còn phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng Việt vẫn có giữ thói quen mua hàng trực tiếp, được tự tay chọn lựa các sản phẩm trước khi xuống tiền.
Kết quả nghiên cứu từ CBRE Châu Á cũng chỉ ra, 90% khách hàng sẽ mua nhiều hơn sau khi đến cửa hàng thực thể để nhận hàng đã mua trực tuyến. Nắm được tâm lý đó, chuỗi bán lẻ lớn nhất cả nước VinMart/VinMart phát triển tính năng Scan & Go rất được thị trường đón nhận.
Được xây dựng từ công nghệ “Check-out Free”với những mô hình rất thành công trên thế giới như Amazon Go, 7-Eleven Scan&Pay… dịch vụ Scan&Go cho phép khách hàng quét mã sản phẩm muốn mua, tự tạo đơn hàng trực tuyến và thanh toán bằng hình thức tùy chọn.
Khi sử dụng tiện ích VinMart Scan & Go, khách hàng sẽ vừa được thỏa mãn sở thích “tận mục sở thị” hàng hóa mình chọn lựa, nhưng lại có tiện ích như mua hàng online khi lựa chọn phương thức “nhận hàng tại nhà”.
“Tranh thủ nghỉ giữa giờ buổi trưa vào siêu thị VinMart, chỉ cần chọn những mặt hàng muốn mua, chọn thanh toán qua Scan & Go, hàng được rao về tận nhà mà không phải chen chân chờ thanh toán hay xách đồ lích kích lên văn phòng”, chị Thanh Thư, khách hàng quen thuộc của VinMart Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.
Quầy thanh toán bằng Scan&Go dành riêng cho khách hàng sử dụng ứng dụng này khi mua hàng tại siêu thị
Điểm ưu việt đầu của VinMart Scan & Go đó là khả năng thanh toán siêu tốc, giúp tiết kiệm tới 90% thời gian xếp hàng chờ đợi – nỗi ám ảnh của các bà nội trợ mỗi khi đi mua sắm đặc biệt trong mùa dịch này.
Với Scan & Go, VinMart đã đón đầu xu thế tiêu dùng không tiền mặt đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Báo cáo từ Nikkei Asia Review chỉ ra Việt Nam dẫn đầu xu thế thanh toán phi tiếp xúc tại Đông Nam Á, lượng người sử dụng ứng dụng thanh toán di tăng nhanh, từ 37% năm 2018 lên 61% vào năm 2019.
Theo dân trí
Đồ lưu niệm "nằm chờ" khách trong mùa dịch Covid-19
Trước tình hình dịch virus corona đang diễn biến phức tạp, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương bán hàng lưu niệm cũng điêu đứng.
Chợ Hàn là trung tâm mua sắm tại thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều du khách khi đến thành phố biển này. Tuy nhiên, từ Tết nay đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lượng khách đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương kinh doanh hàng lưu niệm ở đây cũng điêu đứng.
Theo các tiểu thương ở đây cho biết, Tết và hè là mùa cao điểm du lịch nhưng hiện nay tình hình buôn bán rất ảm đạm, hàng hóa "nằm chờ" nhưng khách chẳng thấy đâu.
Các quầy đồ lưu niệm ế ẩm, vắng bóng người mua
Hiện tại, nguồn thu của các tiểu thương ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào khách Nhật Bản, Thái Lan,... Một số cửa hàng phải cắt giảm nhân viên và không nhập hàng mới để tránh tình trạng hàng hóa bị ứ đọng.
Cô Hoàng Mai, một tiểu thương bán hàng lưu niệm buồn bã nói: "Từ Tết Nguyên đán đến nay lượng khách ra vào chợ giảm nhiều khiến hàng trăm tiểu thương lao đao. Doanh thu giảm mạnh và nhiều gian hàng thường xuyên đóng cửa vì không có khách. Nếu tình hình này kéo dài, e rằng buôn bán sẽ còn lỗ nặng, không thu hồi được vốn".
Nhiều cửa hàng kinh doanh không đủ để đóng tiền thuê ki - ốt, điện, nước.
"Những sản phẩm lưu niệm dù có hoa văn bắt mắt, chạm khắc tinh xảo và giá cả phải chăng nhưng cũng nằm chưng chứ không bán được vì không có khách", nhân viên tại quầy lưu niệm Gia Bảo cho biết tình trạng tương tự.
Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều cửa hàng còn phải đóng cửa
Các tiểu thương ở đây cũng cho biết, dịch Covid-19 khiến doanh thu cửa các cửa hàng giảm đến 70%, thậm chí giảm đến 90% và tạm dừng kinh doanh. Khi chưa có dịch, các mặt hàng giỏ xách, nón lá, mũ cói,... luôn bán chạy nhất, thì nay, hầu như dậm chân tại chỗ. Nhiều cửa hàng còn không đủ để các tiểu thương đóng thuế ki - ốt, điện, nước.
Được biết, các tiểu thương chợ Hàn luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch do Ban quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho khách cũng như cả cộng đồng.
Theo Dân Việt
Rộ giải cứu mùa dịch Covid-19, dân buôn bán hàng tạ tôm hùm mỗi ngày Không chỉ những người bán hải sản, rất nhiều shop bán hàng online trước đây chỉ bán mỹ phẩm, quần áo, hoa quả, hàng tiêu dùng... cũng chuyển sang bán tôm hùm. Hơn 1 tuần qua, nhiều đơn vị kinh doanh hải sản tại Hà Nội đã tuyên bố hỗ trợ người dân giải cứu tôm hùm trong bối cảnh mặt hàng này...