ĐHQG TP.HCM cho gần 69.000 Sinh viên nghỉ học phòng ngừa lây lan virus Corona
Theo đó, sinh viên các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được nghỉ học từ ngày 3 đến hết 9/2/2020.
Theo thông tin chính thức mới nhất vừa được công bố, sinh viên các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được nghỉ học từ ngày 3 đến hết 9/2/2020. Toàn bộ sinh viên khóa tuyển 2019 của các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cũng vừa nhận thông báo được nghỉ học giáo dục quốc phòng vào tuần sau (từ ngày 3 đến 9/2).
Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM nhắc nhở sinh viên lưu ý đảm bảo các biện pháp an toàn phòng ngừa dịch cúm do virus nCoV tại nơi ở và sinh hoạt.
ĐH Quốc gia TP.HCM hiện có gần 69.000 sinh viên.
Video đang HOT
Các trường thành viên khuyến cáo sinh viên trong khoảng thời gian không đến trường, cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các nguồn tin chính thống về tình hình của dịch bệnh corona và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như thường xuyên r ửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh đến những nơi đông người và khu vực trong vùng dịch, đeo khẩu trang khi ra ngoài…
Trước đó, tại TP.HCM đã có nhiều trường ĐH, CĐ cho sinh viên nghỉ học thêm 1 tuần để phòng tránh dịch bệnh nCoV như Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Hoa Sen…
Được biết, ĐH Quốc gia TPHCM hiện có gần 69.000 sinh viên ĐH chính quy theo học, khoảng 8.400 học viên sau đại học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, kinh tế, quản lý – luật, khoa học sức khỏe, đào tạo giáo viên và nông nghiệp…
Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành văn bản đến các trường học thông báo cho học sinh được nghỉ học từ ngày 3/2 đến 9/2 để phòng dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây ra.
Theo saostar
Những 'Mùa hè xanh' mãi trong tôi
Tôi có may mắn tham gia phong trào tình nguyện hè từ năm 1994, khi nó còn mang tên Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè, do sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức.
Thầy Nguyễn Văn Cải (giữa) - NVCC
Hồi ấy, tôi còn là học sinh THCS, tham gia đội thanh niên xung kích của xã nên mới được cùng các anh chị sinh viên (SV) làm chung công tác hè. Cũng từ đó, phong trào thanh niên tình nguyện hè cuốn hút tôi tự lúc nào không hay.
20 năm nay, năm nào tôi cũng tham gia chiến dịch, từ Ánh sáng văn hóa hè cho đến "Mùa hè xanh", "Hành quân xanh", "Kỳ nghỉ hồng", "Hoa phượng đỏ" và "Tiếp sức mùa thi". Khi lội bùn trong đêm cùng các anh chị SV đến điểm dạy trong vai trò thanh niên xung kích, khi tất bật cùng SV tình nguyện tìm mọi cách vận động học viên ra lớp (vì học viên này bảo đã 5 năm nay, không năm nào SV vận động được anh ta đi học!) trong vai trò của một người tình nguyện, khi vắt óc nghĩ cách cùng cả đội tháo gỡ khó khăn trong vai trò đội trưởng, khi sáng ở Trà Vinh phải chạy về Củ Chi cho kịp giao ban buổi chiều trong vai trò chỉ huy trưởng.
Có lần, cả thành phố đang làm lễ mừng công thì tôi vào bệnh viện; cũng có năm, sáng hôm sau SV tình nguyện lên đường đến Lộc Ninh, Bình Phước thì tối hôm trước Chỉ huy trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vào cấp cứu tại Trưng Vương vì kiệt sức. Vậy mà, ra viện buổi sáng, buổi chiều có mặt cùng SV tình nguyện tại huyện biên giới của đồng bào 43 dân tộc anh em sinh sống. Giờ nghĩ lại, tôi thấy hạnh phúc vô cùng!
Tài sản quý giá nhất đối với mỗi SV tình nguyện là những bài học thực tế sinh động từ cuộc sống sôi động, mà chắc chắn không có sách vở, bục giảng nào dạy hết được. Đúng vậy!
"Mùa hè xanh" quả thực là một học kỳ xanh đầy bổ ích về những điều rất thực từ cuộc sống. Những bài học về cuộc sống tuy nghèo khổ nhưng sâu đậm nghĩa tình của bà con vùng quê chất phác. Tình cảm của đồng đội, đồng chí, đồng bào đã thấm vào tâm hồn, ký ức, suy nghĩ, hành động của mỗi thanh niên.
Đó là bài học về sự cưu mang đùm bọc của Má Tám Khen (vợ liệt sĩ, xã Nhuận Đức) sống neo đơn vất vả nhưng 20 năm nay hè nào cũng đón SV tình nguyệnvề nuôi tại nhà. Đó là tình cảm của gia đình cựu chiến binh Nguyễn Đức Khâm (ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi, TP.HCM) làm thuê cuốc mướn nuôi đàn con 6 người vất vả nhưng 20 năm nay năm nào cũng đón SV tình nguyện về nhà mình ở, lo lắng chăm sóc như con ruột trong gia đình.
Đó là gia đình chị Thêu (ở xã Nhuận Đức) đã nhường cả căn nhà cho SV ở, còn chị thì sang nhà ba chị ở tạm, nhưng ngày nào cũng ghé qua, khi cho bó đậu đũa, trái dưa leo, khi thì dăm ba con cá. Đó là tình cảm của bà con dân tộc Khmer, Stiêng ở Trà Cú (Trà Vinh), ở Lộc Ninh (Bình Phước), ở xã Hòa Hiệp (Tân Biên, Tây Ninh) dù phải bươn chải với cuộc sống, song không để cho chiến sĩ ăn uống cực khổ, chịu khó đi bắt con tép con tôm, hái cái rau cái lá về cải thiện bữa ăn cho SV. Thật đáng quý biết bao những tấm chân tình!
Hơn 17 năm qua, trong công tác, dù là một giáo viên, một trợ lý thanh niên hay một cán bộ quản lý, tôi luôn tự rèn mình và luôn cố gắng hết sức với tinh thần "xung kích, kỷ luật, thiết thực, sáng tạo" của một thanh niên tình nguyện. Những bài học từ các phong trào thanh niên tình nguyện giúp ích tôi rất nhiều trong công việc và trong cuộc sống suốt những năm qua.
Theo thanhnien
Điểm chuẩn 2019: Vì sao thí sinh dư 3,5 điểm vẫn rớt ĐH? Thí sinh dư 3,5 điểm so với điểm chuẩn nhưng vẫn rớt ĐH, nguyên nhân từ đâu? Thí sinh gửi đơn khiếu nại khi dư 3,5 điểm vẫn rớt ĐH - Hà Ánh Dư 3,5 điểm vẫn rớt ĐH Thí sinh có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trường ĐH công bố nhưng vẫn rớt. Hiện...