ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi năng khiếu ngày 1-7
Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2018, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức thi năng khiếu để tuyển sinh hai ngành: Giáo dục thể chất và Giáo dục mầm non.
Thí sinh ôn tập trước giờ thi THPT quốc gia năm 2017 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Với ngành Giáo dục thể chất, thí sinh sẽ được kiểm tra thể hình, phát âm gồm: chiều cao, cân nặng, cột sống, tay chân, mắt, phát âm và các dị tật khác; thực hiện các test đánh giá thể lực chung gồm: chạy cự li ngắn, lực kế bóp tay và bật xa tại chỗ.
Với ngành Giáo dục mầm non, thí sinh dự thi ở 2 phần thi: hát và đọc, kể diễn cảm. Trong đó thi hát gồm có phần thi bắt buộc (10 điểm) yêu cầu thí sinh hát một bài tự chọn, không có nhạc đệm và phần thi không bắt buộc (điểm thưởng tối đa 1 điểm) yêu cầu thí sinh độc tấu một bài nhạc tự chọn trên đàn phím (organ hoặc piano).
Thí sinh cần hát đúng giai điệu (đúng lời, cao độ, trường độ); hát có cảm xúc (diễn đạt tốt sắc thái, tình cảm của bài hát). Thể loại bài hát được sử dụng: tất cả các bài hát được lưu hành theo qui định cho phép của Bộ VH&TTDL, ngoại trừ cải lương, tuồng, chèo, hát bội. Thí sinh tự mang theo đàn organ nếu có ý định thi thêm phần không bắt buộc.
Ở phần thi đọc, kể diễn cảm (10 điểm), thí sinh kể một câu chuyện tự chọn chuẩn bị trước (nội dung truyện phù hợp với lứa tuổi mầm non và có ý nghĩa giáo dục); đọc diễn cảm 1 câu chuyện/bài thơ theo kết quả bốc thăm tại phòng thi.
Điểm môn thi năng khiếu là trung bình cộng của 2 phần thi.
Thời hạn đăng kí dự thi năng khiếu: từ nay đến hết ngày 30-5-2018.
Thí sinh có thể đăng kí dự thi bằng một trong các hình thức: nộp hồ sơ trực tiếp tại trường: hồ sơ dự thi gồm: phiếu đăng kí dự thi (theo mẫu của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM); bản photocopy 2 mặt của chứng minh nhân dân trên một tờ giấy A4 (không cần công chứng);
Địa chỉ nhận hồ sơ đăng kí dự thi: Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (phòng A202, Lầu 2, dãy nhà A, 280 An Dương Vương, F4, Q.5, TP.HCM).
Đăng kí dự thi trực tuyến tại trang thông tin tuyển sinh của trường: truy cập vào địa chỉ http://hcmup.edu.vn?site=214 và làm theo hướng dẫn.
Video đang HOT
Lệ phí đăng kí dự thi năng khiếu 300.000 đồng/môn thi/thí sinh. Sau khi đóng lệ phí, thí sinh phải giữ lại biên lai đóng lệ phí hoặc giấy chuyển tiền để đối chiếu khi đến làm thủ tục dự thi.
Thời gian dự kiến tổ chức thi các môn năng khiếu: ngày 1-7-2018.
Trước ngày 20-6, trường sẽ gửi giấy báo dự thi cho các thí sinh qua đường bưu điện theo địa chỉ mà thí sinh cung cấp. Ngoài ra, thí sinh có thể tự in phiếu báo dự thi từ trang thông tin tuyển sinh của trường.
Địa điểm thi dự kiến: thí sinh thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất sẽ dự thi tại Sân vận động Quân khu 7, TP.HCM. Thí sinh thi năng khiếu ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục đặc biệt dự thi tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (280 An Dương Vương, P.4, Q.5, TP.HCM).
Theo tuoitre.vn
Thời đại thay đổi, nhà giáo cũng phải thay đổi
'Trong thời đại công nghệ thông tin, kiến thức rất đa chiều. Vậy vị trí của người thầy bây giờ ở đâu? Có phải chúng ta tới lớp dạy và học trò chỉ học từ ta không?'.
Sinh viên năm 2 khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG
Học sinh ít nói, xa lánh bạn bè có thể được đánh đồng là ngoan, hiền; hiếu động dễ bị quy thành nghịch phá... Ngay trong nhận thức của người lớn về trẻ em đã hàm chứa sai lầm thì sự phân xử, ứng xử, dạy dỗ cũng dễ phạm sai lầm
TS Đặng Đức Hoàng
Câu hỏi được đưa ra tại buổi tọa đàm "Kỹ sư tâm hồn - Giữ vững niềm tin" do Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM phối hợp với một số đơn vị tổ chức sáng 26-4.
Đây là chương trình được nhiều người kỳ vọng bởi nó được tổ chức giữa hàng loạt vụ việc đau lòng xảy ra trong ngành GD-ĐT.
Chú trọng giao tiếp sư phạm hơn nữa
Theo TS Nguyễn Thị Bích Hồng - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tác động giáo dục của người thầy sẽ có sức cảm hóa lớn nhờ phong cách giao tiếp ứng xử đầy thuyết phục của thầy đối với trò trong tình huống cụ thể. Vì vậy, quá trình đào tạo giáo viên cần chú trọng đến việc trang bị năng lực giao tiếp ứng xử cho giáo sinh.
Tuy nhiên, ThS Đào Thị Duy Duyên, giảng viên khoa tâm lý học ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Chương trình đào tạo của sinh viên ngành sư phạm của trường những năm gần đây mới đưa vào học phần giao tiếp sư phạm, chứ trước kia nội dung này chưa được đào tạo một cách bài bản và khoa học.
Vì vậy, nhà trường và các cơ sở đào tạo giáo viên cần phối hợp với nhau để thường xuyên mở những khóa tập huấn hoặc những chuyên đề bồi dưỡng về giao tiếp sư phạm cho giáo viên.
Ngoài ra, các trường cần xây dựng một bộ chuẩn quy định về cách thức giao tiếp ứng xử trong môi trường sư phạm để giáo viên và học sinh đều được tiếp cận. Bên cạnh đó, nhà trường nên thành lập hội đồng tư vấn chuyên môn để hỗ trợ, đồng hành với giáo viên trong việc giải quyết những tình huống sư phạm khó".
Trong khi đó, TS Đặng Đức Hoàng, trưởng Phòng GD-ĐT quận 11 (TP.HCM), chia sẻ: "Câu chuyện cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng khiến tôi hoảng sợ vì nhận ra: chúng ta còn thiếu sót trong việc giáo dục trẻ ý thức phản kháng trước cái xấu. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, thực dụng".
Bài học GDCD của học sinh THCS nặng nề về mặt câu chữ, khái niệm nhưng lại quá thiếu sự sinh động để học sinh cảm và hiểu. Rất cần phải dạy cho các em những điều thiết thực như lòng tự trọng, tính tự giác, tình thương, tinh thần trách nhiệm... để học sinh có những nguyên tắc phù hợp, tự chọn lựa cách thức ứng xử phù hợp.
N gười thầy đừng đặt cái tôi của mình quá cao
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh - Ảnh: H.HG
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh - giảng viên Trường phát triển tính cách và tài năng John Robert Powers, Việt Nam, cho rằng học sinh ngày nay là thế hệ của công nghệ thông tin. Các em là thế hệ trưởng thành trong một thế giới "không bình yên": khủng bố, tội phạm công nghệ, biến đổi khí hậu... các giá trị truyền thống đang bị thách thức nhiều nhất.
Trong khi đó thầy cô giáo trưởng thành từ một thế hệ bùng nổ dân số, hơi e ngại khi học và tiếp cận công nghệ mới như công nghệ thông tin trong khi công nghệ thông tin buộc chúng ta phải bước ra khỏi "vùng an toàn" trong giảng dạy, nó khiến ta chịu nhiều áp lực hơn khi bước vào lớp học.
Thời đại công nghệ thông tin cũng buộc người thầy phải chuyển từ vai trò một giáo viên quyền lực, độc đoán sang vai trò người giáo viên hỗ trợ, tương tác và điều khiển quá trình học. Như vậy, bản thân người giáo viên phải thay đổi.
Thầy Trần Văn Đức - cựu giáo viên môn toán,Trường THPT Nguyễn Du, chia sẻ câu chuyện mà đến nay ông vẫn còn day dứt: "Tôi có thói quen trong những tiết đầu năm, khi tôi lên lớp, bao giờ tôi cũng dành một tiết để sinh hoạt về phương pháp dạy của mình.
Tôi quy ước rằng các em phải đến lớp đúng giờ, tôi vào lớp rồi thì tôi không cho phép bất cứ học sinh nào vào lớp. Và để thực thi quy ước đó, tôi luôn lên lớp đúng giờ.
Thầy Trần Văn Đức chia sẻ tại buổi tọa đàm - Ảnh: P.NGUYỄN
Lần ấy, tôi vừa bước vào lớp thì có một em học sinh thuộc dạng cá biệt hớt hải chạy vào. Tôi chưa kịp ngồi xuống bàn thì em đã vào lớp, xin phép tôi. Tất nhiên, tôi không cho và yêu cầu em xuống phòng giám thị xin giấy vào lớp.
Em đó thưa rằng: "Con có xuống phòng giám thị xin giấy trước nhưng không có ai ở đó cả".
Sau đó, tôi được biết tất cả giám thị đang họp với ban giám hiệu. Tôi vẫn cứng nhắc không cho em vào lớp và bắt em xuống phòng giám thị. Em đi xuống lần nữa nhưng cũng không xin được. Tôi bực mình nói: "Anh phải có giấy vào lớp!".
Tới mức này, em đó mới nói lại rằng: "Thầy rất cứng nhắc! Em cũng là học sinh nhưng thầy rất khó với em". Tôi coi đó là hành động hỗn hào, giận run người và gằn giọng: "Em đừng hỗn láo, tôi sẽ tát em đấy!".
Khi em xuống phòng giám thị lần nữa để xin giấy, tôi lạnh hết cả người. Nếu lúc đó, em học sinh thách thức tôi tát em thì tôi phải làm sao? Không tát thì sao tôi còn cái uy đứng lớp, nhưng nếu ra tay thì sự nghiệp giáo dục của tôi đã chấm dứt.
Sau lần đó, tôi nghiệm ra: trong công tác giáo dục, người thầy đừng đặt cái tôi của mình quá cao, hãy tìm hiểu và sẻ chia hoàn cảnh, tình cảm với học sinh".
Theo tuoitre.vn
Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk thông báo xét tuyển theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh minh họa/internet Điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là như nhau và đảm bảo các tổ hợp truyền thống chiếm không dưới 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành. Trong cùng một đợt xét...