ĐH Quốc gia TP.HCM thông báo khẩn cho thí sinh thi đăng ký xét tuyển
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa thông báo cho thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học về việc ghi mã ngành của ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Kinh tế – Luật để tránh sai sót.
Thông báo này được đưa ra sau việc cuốn sách Những điều cần biết về tuyển sinh đại học hệ chính quy, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2017 (tập 2, dành cho các tỉnh phía Nam) in sai mã ngành hai trường này.
Theo đó, mã ngành/nhóm ngành tuyển sinh của ĐH Bách Khoa TP.HCM gồm 3 chữ số, không sử dụng mã ngành đào tạo 8 số. ĐH Bách Khoa TP.HCM tuyển sinh theo nhóm ngành và theo các chương trình khác nhau.
Cuốn sách do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành.
Để có thông tin mã ngành/nhóm ngành, thí sinh truy cập và tham khảo thông tin chính thức tại cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của trường. Đây là nơi cung cấp thông tin tuyển sinh công khai, chính thức với dữ liệu được cập nhật, chính xác nhất từ các trường.
ĐH Quốc gia TP.HCM khuyến cáo thí sinh điều chỉnh lại mã ngành nếu đã ghi chưa đúng, đồng thời nhờ giáo viên thu nhận hồ sơ kiểm tra nhắc nhở và tạo điều kiện cho các học sinh điều chỉnh lại phiếu đăng ký nếu đã ghi nhầm.
Trước đó, theo phản ánh của nhiều học sinh, cuốn sách những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng của NXB Giáo dục Việt Nam có sai sót về mã ngành.
TS Nguyễn Văn Tùng – Phó tổng biên tập NXB Giáo Dục Việt Nam – giải thích rằng “Lời nói đầu” của bộ sách có viết toàn bộ thông tin trong sách được cập nhật đến ngày 20/3 trên cơ sở thông tin đã công bố công khai.
Một số trường đại học và cao đẳng sau ngày 20/3 mới bổ sung, cập nhật thông tin tuyển sinh lên website của trường. Vì vậy, một số trường hợp như ĐH Bách khoa và ĐH Kinh tế – Luật (thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) đã có sự chênh lệch về mã ngành giữa cuốn sách và website của trường, Bộ GD&ĐT.
Theo Zing
Video đang HOT
Những câu hỏi bất ngờ từ học sinh về xâm hại tình dục
Sáng nay, Chi hội Luật sư bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM và trường THCS Trần Văn Ơn tổ chức phiên tòa giả định để giúp học sinh hiểu rõ về xâm hại tình dục và cách bảo vệ bản thân.
Khi con bị xâm hại tình dục, cha mẹ có phải chịu trách nhiệm liên quan không? Trẻ em đường phố bị xâm hại thì giải quyết như thế nào? Nắm tay và ôm hôn nhau có bị coi là phạm tội không?
Nếu nạn nhân tự nguyện để bị dâm ô thì có phạm tội không? Người xâm hại và người bị xâm hại cùng huyết thống thì sẽ bị xử lý thế nào?...
Đây là những câu hỏi thú vị được các em học sinh trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP.HCM) đặt ra cho các luật sư sau phiên tòa giả định sáng 10/4 về chủ đề "Xâm hại tình dục đối với trẻ em".
Toàn cảnh phiên tòa giả định được tổ chức tại trường THCS Trần Văn Ơn. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Theo đó, tình huống giả định được đặt ra như sau: Anh Ngô Văn Đại là bạn của chị Nguyễn Thị Tuyết (mẹ cháu Huỳnh Bảo Ngọc, sinh ngày 10/1/2004). Khoảng 13h ngày 24/9/2016, anh Đại đến nhà chị Tuyết trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và xin phép chị đưa cháu Ngọc đi chơi. Sau đó, vì bạn bè rủ đi nhậu, anh Đại chở luôn cháu Ngọc đến quán, chơi đến 23h cùng ngày.
Vì đã quá khuya, anh Đại chở cháu Ngọc về nhà mình trên đường Huỳnh Khương Ninh (quận 1, TP.HCM). Vào nhà, anh Đại và cháu Ngọc cùng nằm ngủ trên nền đất, anh Đại nằm kế bên ôm cháu Ngọc.
Đến khoảng 1h sáng 25/9/2016, anh Đại tỉnh giấc và sờ khắp người cháu Ngọc. Sau đó, anh ngủ cho đến sáng rồi thức dậy, chở cháu Ngọc về nhà trả cho chị Tuyết.
Khi về nhà, cháu Ngọc kể lại cho chị Tuyết về hành động của anh Đại nên chị Tuyết đến công an phường trình báo sự việc. Công an đã có quyết định trưng cầu giám định đối với cháu Ngọc nhưng cháu và chị Tuyết từ chối. Tại cơ quan điều tra, anh Đại đã khai nhận hành vi của mình như trên.
Theo kết luận của VKS, hành vi của anh Đại là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em gái, làm ảnh hưởng trật tự trị an nên cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, giáo dục bản thân bị can.
Từ đó, VKS đã đề nghị xử phạt bị cáo từ hai năm sáu tháng đến ba năm tù về tội dâm ô đối với trẻ em, theo khoản 1 Điều 116 và điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự.
Đồng thời, đại diện hợp pháp của người bị hại cũng yêu cầu bị cáo Đại phải bồi thường 30 triệu đồng tiền làm tổn hại và phục hồi sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của nạn nhân cũng như gia đình nạn nhân.
Tại đây, luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng nhân thân bị cáo tốt, vi phạm lần đầu và thành thật khai báo, phạm tội bột phát và nhất thời, không kiềm chế được cảm xúc của mình... nên đề nghị HĐXX tuyên phạt mức từ hai năm đến hai năm sáu tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo.
Tuy nhiên, sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên bị cáo Đại với mức án hai năm sáu tháng tù. Đồng thời phải bồi thường thiệt hại 30 triệu đồng cho gia đình người bị hại và nộp án phí hình sự sơ thẩm là 1,5 triệu đồng.
Hội đồng xét xử của phiên tòa giả định. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Tình huống trên được xem là một sự việc rất dễ gặp trong đời sống hàng ngày khi phụ huynh thiếu cảnh giác và quan tâm đến con cái.
Vì thế, trong quá trình xét xử, chủ tọa phiên tòa Trần Thị Hồng Việt liên tục nhấn mạnh đến người mẹ Tuyết nói riêng, cũng như phụ huynh nói chung rằng: "Phiên tòa hôm nay cũng cần phê phán trách nhiệm của cha mẹ người bị hại về việc thiếu quan tâm, hướng dẫn, giáo dục giới tính cho con.
Để con gái đi chơi và qua đêm với người khác giới không cùng huyết thống mà không lo lắng hay hỏi han gì là quá vô tâm với con. Chính sự dễ dãi, chủ quan của mẹ đã đưa con mình trở thành nạn nhân của vụ án".
Trong quá trình xét xử cũng như giao lưu, các luật sư liên tục nhắn nhủ các em: "Cơ thể mình là của mình và không ai được đụng chạm vào, trừ bác sĩ thăm khám bệnh khi cần thiết và càng không dễ dãi với bạn bè đồng trang lứa.
Vì thế, chính các con cũng phải học cách bảo vệ chính cơ thể của mình trước. Nếu có hành động nào xâm phạm đến mình để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người đó, các con phải kịp thời dũng cảm lên tiếng để được sự giúp đỡ và được pháp luật bảo vệ, để kẻ phạm tội phải bị xử lý, tuyệt đối không nên nhút nhát hay sợ hãi".
Các em học sinh xếp hàng, lần lượt đặt câu hỏi cho các luật sư. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.
Bà Trần Thúy An - hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn - cho biết đây là lần đầu tiên trường tổ chức phiên tòa giả định này và với chủ đề rất nhạy cảm nên cứ nghĩ học sinh sẽ ngại ngần hỏi luật sư. Cô giáo này rất ngạc nhiên vì học sinh hào hứng, chú ý theo dõi phiên tòa cũng như đặt nhiều câu hỏi chính xác, có chiều sâu.
"Từ phiên tòa này, các em sẽ thu lượm được nhiều kiến thức về giới tính cũng như thông tin cần thiết để bảo vệ mình. Các em hãy biết giữ khoảng cách trong tình bạn, tình yêu ở tuổi học trò để bảo vệ bản thân mình và cũng không vi phạm pháp luật", bà An nói.
Theo bà An, trường cũng thường có những chuyên đề giáo dục giới tính và kỹ năng bảo vệ cho các em. Tuy nhiên, vấn đề xâm hại tình dục là chủ đề rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Vì văn hóa, giáo viên cũng như cha mẹ ít khi trao đổi thẳng thắn với các em.
"Chương trình học của cũng chưa đi kịp với sự phức tạp của xã hội khi tội phạm tình dục trẻ em ngày càng tăng, không chỉ ở trong gia đình mà còn tiềm ẩn nguy cơ ở trường học. Vì thế, tôi mong thời gian tới, Bộ GD&ĐT nên đưa kiến thức này vào sách giáo khoa để các em có kỹ năng và kiến thức tốt hơn để bảo vệ bản thân", bà An cho biết.
Khi gặp bất trắc, hãy gọi 18009069.
Luật sư Trần Ngọc Nữ - Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em - cũng hướng dẫn các học sinh ghi nhớ số điện thoại đường dây nóng can thiệp và trợ giúp trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM: 18009069; Trung tâm Công tác xã hội trẻ em TP.HCM: 19545559.
Theo Phạm Anh / Pháp luật TP.HCM
GS Đinh Văn Sơn: Vì sao đại học Việt Nam chưa thể phong GS, PGS? GS Đinh Văn Sơn - hiệu trưởng ĐH Thương Mại - cho hay: "Đúng là hiện nay quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư còn tồn tại một số với bất cập". Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư để lấy...