ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất được tự chủ mức thu học phí
Đó là đề xuất của Ban Kế hoạch tài chính của trường ĐH Quốc gia TP.HCM tại Hội nghị thường niên năm 2018 của trường ngày 3-1.
Theo báo cáo từ ban lãnh đạo của trường, hiện ĐH Quốc gia TP.HCM có 5 trường ĐH thành viên với hàng chục ngàn sinh viên theo học. Mỗi năm toàn hệ thống có khoảng hơn 51.000 sinh viên chính quy ra trường, đào tạo thành công hơn 8.700 thạc sĩ, 364 tiến sĩ.
Những năm qua, ĐH Quốc gia TP.HCM ngày càng phát triển lớn mạnh cả về chất lượng lẫn quy mô. Trường không ngừng đầu tư và đổi mới đào tạo để trở thành trường dẫn đầu cả nước về đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM lọt vào top 701-750 ĐH hàng đầu thế giới.
Một buổi học tại trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo từ Ban Kế hoạch tài chính của ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, đến nay trường vẫn chưa thực hiện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 16 của Chính phủ từ năm 2015 vì đang chờ các văn bản hướng dẫn từ các Bộ. Nguồn thu hiện tại vẫn từ bốn nguồn là ngân sách nhà nước, học phí và lệ phí, tài trợ và viện trợ từ bên ngoài, hoạt động đào tạo – sản xuất kinh doanh và nguồn hợp pháp khác.
Trong đó, nguồn thu chính của các trường ĐH thành viên hiện nay vẫn là học phí khoảng 562 đến 784 tỷ đồng/năm, chiếm 40% số thu. Số thu từ hoat động dịch vụ và sản xuất kinh doanh khoảng 320-410 tỷ đồng/năm. Còn lại là từ ngân sách chiếm từ 25% đến 35% số thu để chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Điều đáng nói, trong những năm qua nguồn ngân sách cấp ngày một giảm nên nguồn chi cho phát triển cũng giảm mạnh trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo ngày càng cấp bách. Hiện ĐH Quốc gia TP.HCM đã chủ động tìm nguồn vốn bằng vay vốn kích cầu của TP.HCM và trả dài hạn để có nguồn đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, Ban Kế hoạch tài chính của trường đề xuất trường ĐH Quốc gia TP.HCM cần được tự chủ trong phê duyệt mức thu học phí trên cơ sở chi phí đào tạo mà không phụ thuộc khung học phí của nhà nước quy định.
PHẠM ANH
Theo plo.vn
Giảm học phí được bình chọn sự kiện nổi bật của ngành giáo dục năm 2018
Thay vì tăng học phí như kiến nghị của nhiều địa phương, TP Hồ Chí Minh năm 2018 đã có quyết định "ngược dòng" khi giảm học phí đến hơn 50% ở một số bậc học. Đây được coi là một trong những sự kiện nổi bật được bình chọn của toàn ngành giáo dục năm 2018.
Tại kỳ họp 12 vào đầu tháng 12/2018, HĐND TP HCM đã thông qua tờ trình của UBND TP.HCM, điều chỉnh mức thu học phí bậc THCS và nhà trẻ tại các trường công lập. Theo đó, học phí THCS, bổ túc THCS sẽ giảm từ 100.000 đồng mỗi tháng còn 60.000 đồng, áp dụng với học sinh ở 19 quận.
Tại năm huyện (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè), học phí giảm từ 85.000 đồng xuống 30.000 đồng. Ở bậc học mầm non, học sinh 19 quận vẫn giữ nguyên mức hiện nay là 200.000 đồng mỗi tháng, trẻ ở năm huyện giảm từ 140.000 xuống 120.000 đồng. Các mức học phí này được chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2019.
Giảm học phí đại trà được bình chọn là một trong 5 sự kiện nổi bật của giáo dục năm 2018
Bên cạnh sự kiện này thì việc lần đầu Việt Nam có các trường đại học lọt Top châu lục và thế giới cũng được bình chọn là sự kiện nổi bật. Năm 2018, lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lọt top 1.000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings). Đó là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM.
Cũng theo Quacquarelli Symonds, kết quả xếp hạng 505 đại học tốt nhất Châu Á năm 2019 (QS Asia 2019), có 7 trường đại học của Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 124), ĐH Quốc gia TP.HCM (144), trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 261-270), trường ĐH Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (nhóm 351-400), ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (nhóm 451-500).
Ngoài các sự kiện nói trên, việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với nhiều điểm mới; Ghi nhận tốt về kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam của các nước, tổ chức quốc tế cùng thành tích tốt nhất từ trước đến nay của học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Châu Á và quốc tế, Khoa học trẻ quốc tế cũng được bầu chọn là 5 sự kiện nổi bật năm 2018 của giáo dục trong nước.
Theo anninhthudo
Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt ra Trao quyền tự chủ đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ cho các trường đại học công lập là giải pháp chiến lược và là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học của...