ĐH Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi Đánh giá năng lực đầu tiên
Kỳ thi sẽ được tổ chức tại 6 tỉnh, thành ở khu vực phía Bắc, gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch COVID-19 theo quy định.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. (Ảnh: TTXVN)
Hôm nay (21/1), Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo kế hoạch tổ chức thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) kỳ thứ nhất, thời gian từ tháng Hai đến tháng Tư.
Kỳ thi sẽ được tổ chức tại 6 tỉnh, thành ở khu vực phía Bắc, gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng và Thanh Hóa. Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Đối tượng dự thi là học sinh hoàn thành chương trình trung học phổ thông, có nguyện vọng đăng ký dự thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, xét nghiệm COVID-19 nếu có yêu cầu.
Thời gian và địa điểm thi dự kiến như sau:
Video đang HOT
Thí sinh đăng nhập tài khoản đăng ký dự thi tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn/ và chọn ca thi tương ứng; lưu ý thời gian mở ca thi và địa điểm dự thi.
Thí sinh nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi đăng ký ca thi. Sau 96 giờ, thí sinh không hoàn thành việc nộp lệ phí, ca thi sẽ bị hủy bỏ.
Lệ phí dự thi năm 2022 là 300.000 đồng/thí sinh/ca thi (lệ phí đã nộp không hoàn lại). Thí sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách đề nghị miễn giảm lệ phí đăng ký dự thi cần gửi minh chứng về hòm thư điện tử khaothi@vnu.edu.vn và nộp các minh chứng trên tại phòng thi khi đến dự thi.
Bài thi được làm trên máy tính, có thời gian từ 195 – 199 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án) và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học-Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên- xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
Thí sinh dự thi sẽ được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.
Các đợt thi tiếp theo sẽ diễn ra từ tháng Năm đến tháng Tám và được thông báo trước ngày 30/3/2022 theo diễn biến phòng dịch COVID-19. Dự kiến kỳ thi thứ hai sẽ được mở rộng đến các tỉnh, thành phố Nghệ An, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, có lo ngại loạn các kỳ thi?
Thạc sĩ Đinh Đức Hiền - giáo viên luyện thi môn Sinh học tại Hà Nội cho rằng ở thời điểm hiện tại, điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, đảm bảo hơn sự công bằng trong giáo dục.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ GDĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, trong đó đưa ra khuyến cáo các trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao có thể chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển; sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.
Nếu các trường đại học top đầu lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, như vậy sẽ có thêm các tiêu chí khác để tuyển sinh như điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ tiếng Anh IELTS... Không ít thí sinh lo ngại việc rối loạn các kỳ thi và thiệt thòi cho học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn.
Thạc sĩ Đinh Đức Hiền - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI chia sẻ quan điểm cùng Lao Động.
- Thưa thạc sĩ Đinh Đức Hiền, ông nhận định như thế nào về thông tin phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vừa được Bộ GDĐT ban hành? Phương án này có phù hợp với tình hình hiện tại hay không?
Thực tế vào tháng 12.2020, Bộ GDĐT đã công bố chủ trương chung giữ ổn định kỳ thi đến năm 2025, tức là sau khi toàn bộ sách giáo khoa THPT được thay thế hoàn toàn. Việc mới đây Bộ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vẫn giữ ổn định như 2021 là điều nằm trong kế hoạch, ở đây là Bộ khẳng định lại để giáo viên, phụ huynh và học sinh yên tâm trước tình hình giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo tôi phương án này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tình hình xã hội và chương trình giảng dạy hiện nay. Kèm theo đó trong tháng 9.2021, Bộ GDĐT đã công bố giảm tải chương trình năm học 2021-2022, phương án giữ ổn định sẽ không gây hoang mang, giúp ổn định tâm lý học sinh.
- Trong thông báo mới, Bộ khuyến cáo trường cạnh tranh cao (trường top đầu) chỉ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển. Dư luận lo ngại nhiều cách tuyển sinh khiến học sinh phải ôn thi theo cách riêng từng trường. Với kinh nghiệm ôn thi cho các học sinh ở nhiều địa phương, nhiều trình độ khác nhau. Quan điểm của ông thì như thế nào về chủ trương này?
Hiện nay theo Luật Giáo dục mới, các trường đại học sẽ tự chủ trong vấn đề tuyển sinh.
Những năm vừa qua rất nhiều phương thức tuyển sinh đã được sử dụng, các trường khác nhau có các phương thức tuyển sinh khác nhau, điều này tạo điều kiện cho học sinh vào các trường đại học. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây ra tình trạng lạm dụng nếu không có sự kiểm soát, đồng thời học sinh và phụ huynh rất dễ bị rối loạn thông tin tuyển sinh, phương hướng ôn tập.
Thạc sĩ Đinh Đức Hiền trong một tiết dạy. Ảnh: HM
Hơn nữa điều kiện kinh tế xã hội, học tập, mặt bằng chung về giáo dục còn đang chênh lệch ở nhiều nơi nên thiết nghĩ trong tình hình hiện nay việc tuyển sinh chủ yếu dựa vào điểm thi THPT vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, đảm bảo hơn sự công bằng trong giáo dục. Đặc biệt là những trường cạnh tranh cao, chỉ tiêu ít, điểm chuẩn cao thì sự chênh lệch điểm rất nhỏ thôi cũng đã quyết định việc đỗ hay trượt. Ở những trường này nếu phương thức tuyển sinh riêng khi xét hồ sơ có chỉ tiêu quá lớn sẽ càng tác động mạnh mẽ đến điểm chuẩn với phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên do Luật Giáo dục mới nên Bộ chỉ khuyến cáo, việc quyết định vẫn nằm ở các trường đại học.
Theo tôi, chỉ khi hình thành các trung tâm khảo thí lớn, uy tín, ổn định, có sự liên kết của các trường đại học thì lúc đó chỉ tiêu từ kết quả thi THPT sẽ không còn chiếm tỉ lệ lớn nữa.
- Vậy với kinh nghiệm của mình, nếu giữ nguyên phương án thi tốt nghiệp THPT, ông cho rằng Bộ sẽ cần điều chỉnh những vấn đề gì để không xảy ra tình trạng thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt như năm qua?
Việc Bộ khuyến cáo các trường đại học cạnh tranh cao, điểm chuẩn cao chỉ sử dụng kết quả thi THPT trong sàng lọc sơ tuyển cũng là một trong những điều chỉnh để không xảy ra tình trạng trên. Tuy nhiên, như tôi đã nêu ở trên, trong giai đoạn hiện nay, khi các trung tâm khảo thí độc lập chưa đủ lớn hoặc chưa sẵn sàng, Bộ cần hỗ trợ các trường đại học trong tuyển sinh ngay trong việc ra đề thi tốt nghiệp THPT.
Đề thi cần có sự phân hóa tốt hơn nữa, đặc biệt trong khoảng điểm 8 đến 10 điểm và bắt buộc đồng đều ở các môn. Do hiện nay một ngành thường lấy điểm chuẩn chung ở nhiều khối thi, việc ra đề có độ khó, phổ điểm không đồng đều ở các môn sẽ gây nhiễu loạn trong tuyển sinh, mất công bằng giữa các khối thi và cho chính học sinh.
Xin cảm ơn ông!
Trượt đại học dù đủ điểm, nam sinh vùng phong tỏa bật khóc Dù đủ điểm vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng Chính bị trượt vì không đăng ký nguyện vọng trực tuyến theo quy định. Chính kể, trước ngày thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021, nơi em ở (thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) có 8 ca mắc Covid-19. Do gia đình nằm trong khu vực...